50% người lao động toàn cầu bị giảm thu nhập do đại dịch COVID-19
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận của Viện Gallup, Thái Lan có nhiều người bị sụt giảm thu nhập nhất, với tỷ lệ 76%, trong khi Thụy Sĩ có tỷ lệ thấp nhất (10%).
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Viện Gallup (Mỹ) công bố ngày 3/5, cứ hai người trên thế giới có một người bị sụt giảm thu nhập do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó người dân ở các nước có thu nhập thấp bị tác động nặng nề vì mất việc làm hoặc bị cắt giảm giờ làm.
Cuộc khảo sát được tiến hành với 300.000 người tại 117 quốc gia. Con số 1/2 nói trên đồng nghĩa với 1,6 tỷ người trưởng thành trên thế giới phải chịu cảnh thu nhập ít đi do đại dịch.
Thái Lan có nhiều người bị sụt giảm thu nhập nhất, với tỷ lệ 76%, trong khi Thụy Sĩ có tỷ lệ thấp nhất (10%). Tại Bolivia, Myanmar, Kenya, Uganda, Indonesia, Honduras và Ecuador, hơn 70% người được hỏi cho biết số tiền họ nhận được ít hơn so với trước khi xảy ra khủng hoảng y tế này. Tại Mỹ, tỷ lệ này là 34%.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 đã tác động tới người lao động trên toàn thế giới, đặc biệt là phụ nữ, những người làm việc trong các lĩnh vực bấp bênh và có thu nhập thấp như bán lẻ, du lịch và dịch vụ ăn uống.
Một nghiên cứu của tổ chức từ thiện quốc tế Oxfam ngày 29/4 cho biết đại dịch đã khiến thu nhập của phụ nữ trên thế giới giảm 800 tỷ USD.
Thăm dò của viện Gallup cũng cho thấy 1/2 số người được hỏi cho biết đã phải tạm thời nghỉ việc hoặc ngừng kinh doanh, tương đương với 1,7 tỷ người trưởng thành trên toàn cầu.
Tại 57 quốc gia, trong đó có Ấn Độ, Zimbabwe, Philippines, Kenya, Bangladesh, El Salvador, hơn 65% người được hỏi cho biết đã phải nghỉ làm một thời gian.
Các nước có số người phải tạm thời nghỉ việc ít nhất chủ yếu là nước phát triển và có thu nhập cao, cụ thể như Áo, Thụy Sĩ và Đức có tỷ lệ này là 10%. Tại Mỹ, con số này là 39%.
Thăm dò cũng cho thấy 1/3 người được hỏi đã mất việc làm hoặc phải bỏ việc kinh doanh của mình do dịch, tương đương hơn 1 tỷ người trên toàn cầu. Tỷ lệ này ở các nước có thu nhập thấp hơn như Philippines, Kenya và Zimbabwe lên đến 60% trong khi ở Thụy Sĩ chỉ là 3% và ở Mỹ là 13%./.
Hàn Quốc triển khai thí điểm giấy phép đi lại điện tử
Bộ Tư pháp Hàn Quốc ngày 29/4 cho biết nước này sẽ triển khai giấy phép đi lại điện tử (ETA) đối với công dân từ một số quốc gia được miễn thị thực vào "Xứ sở Kim chi".
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 10/2/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo hệ thống mới sẽ được triển khai từ ngày 3/5 có tên gọi K-ETA này, du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực sẽ cần có ETA ít nhất 24 giờ trước khi lên máy bay hoặc tàu đến Hàn Quốc, bằng cách gửi các thông tin được yêu cầu thông qua trang web hoặc ứng dụng di động. Đối với các hành khách đi theo nhóm, một người có thể đại diện khai thông tin cho tối đa 30 người.
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nêu rõ hệ thống K-ETA nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình làm thủ tục nhập cảnh tại các sân bay và giải quyết các vấn đề phát sinh từ quy trình kiểm soát lỏng lẻo, chẳng hạn như lưu trú bất hợp pháp.
Do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, hệ thống K-ETA sẽ được triển khai đối với công dân của 21 trong tổng số 112 quốc gia được miễn thị thực với Hàn Quốc, trong đó bao gồm Mỹ , Anh, Mexico và Ireland.
Đối với 91 quốc gia được miễn thị thực còn lại, những người đến Hàn Quốc vì mục đích đặc biệt, ví dụ như đi công tác, vẫn được xem là đủ điều kiện để tham gia hệ thống K-ETA. Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, các quốc gia đủ điều kiện áp dụng hệ thống này có thể thay đổi, tùy theo diễn biến dịch COVID-19.
K-ETA sẽ có hiệu lực trong tối đa hai năm, trong đó không hạn chế số lần một cá nhân được phép tới Hàn Quốc. Những người có K-ETA hợp lệ sẽ được miễn nộp tờ khai nhập cảnh và có thể dễ dàng làm thủ tục cảnh tại các khu vực dành riêng cho K-ETA tại các sân bay.
Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, mức phí xin K-ETA là 10.000 won (khoảng 9 USD) sẽ được miễn trong thời gian triển khai thí điểm dự án này, kéo dài trong 4 tháng từ ngày 3/5 đến ngày 31/8 tới.
Hong Kong khởi động chương trình 'bong bóng vaccine' Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 ở Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đang có xu hướng cải thiện, chính quyền đặc khu đã quyết định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội thông qua chương trình "bong bóng vaccine", có hiệu lực từ ngày 29/4. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Hong...