50 năm thăng trầm của mẫu siêu xe cơ bắp Dodge Challenger
Dodge Challenger hấp dẫn những người yêu thích xe hơi bởi tốc độ, phong cách và chất lượng. Phía sau nhưng thành công trên toàn thế giới, mẫu xe cơ bắp này cũng có những khoảng trầm trong 50 năm lịch sử của mình.
Câu chuyện trong 50 năm của mẫu siêu xe hiệu suất cao Dodge Challenger – một trong những biểu tượng đương đại của dòng xe cơ bắp Mỹ sẽ được giới thiệu ngay sau đây, từ bối cảnh ra đời, giai đoạn khó khăn đến sự trỗi dậy và định hướng cho tương lai.
Quãng đường 50 năm của siêu xe cơ bắp Dodge Challenger
Sự bắt đầu muộn màng và “chết yểu” sau 4 năm
Challenger thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 1970, được định hình là chiếc xe cơ bắp điển hình của Mỹ, mạnh mẽ, giá rẻ và tiết kiệm nhiên liệu. Nó cũng đi kèm với kiểu dáng đẹp lạ và một số yếu tố thú vị khác. Challenger ban đầu được sử dụng động cơ cơ sở V6 và V8 với dung tích xy-lanh 7.2 lít, công suất cực đại khoảng 375 mã lực.
Dodge Challenger có sự khởi đầu hơi muộn so với các đối thủ
Tuy vậy, Dodge đã bắt đầu hơi muộn. Trước đó, vào năm 1964, Ford Mustang đã ra đời và sớm giành được thị phần lớn trong phân khúc xe cơ bắp tại Mỹ. Challenger đã bị lu mờ trước các đối thủ cũng như chính những “người anh em” trong nhà khiến Dodge buộc phải thay đổi.
Dodge Challenger Ralley với thiết kế “miệng buồn”
Vào năm 1972, phiên bản Challenger Ralley xuất hiện với thiết kế “miệng buồn” khá đặc biệt. Một số người gọi đây là một chiếc xe ngựa vì phía sau ngắn hơn, đi kèm với hiệu suất cao dựa trên nền tảng Barracuda E-Body. Các đặc điểm nổi bật của Challenger là: Mui xe dài, cốp phía sau lớn, đèn pha kép hình tròn, lưới tản nhiệt được mạ viền crom,… khiến nó nổi bật giữa đám đông.
Mui xe dài, cốp phía sau lớn, đèn pha kép hình tròn, lưới tản nhiệt được mạ viền crom,… là những đặc trưng trong thiết kế của Challenger.
Thế nhưng, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 kéo theo hàng loạt quy định mới về kiểm soát khí thải tại Mỹ như một cú đấm kép vào các dòng xe có dung tích xy-lanh cao, khiến mọi thứ thay đổi. Năm 1974, nhiều mẫu xe cơ bắp khác đã phải rút khỏi thị trường, trong đó có Challenger.
Năm 1974, Dodge đã dừng sản xuất các mẫu xe hiệu suất cao do cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
Trở lại với xe Mỹ lai Nhật
Năm 1978, Dodge hồi sinh Challenger với sự hợp tác cùng hãng xe Nhật Bản Mitsubishi để chế tạo một chiếc xe dẫn động cầu trước như Honda Prelude, Nissan 200SX và Toyota Celica.
Dodge Challenger giai đoạn 1978 có nét “hao hao” một chiếc xe Nhật.
Video đang HOT
Challenger được thiết kế sang trọng hơn và đặc biệt là Dodge đã bỏ kiểu động cơ V8 tốn xăng quen thuộc, thay vào đó là sử dụng động cơ 4 xy-lanh 1.6 lít hoặc 2.6 lít, công suất khá “đuối”, chỉ 76 hoặc 105 mã lực. Nhiều người cho rằng, Challenger giai đoạn này không khác mấy với chiếc Mitsubishi Galant Lambda GSR.
Đây là một chiếc xe tốt với nhiều cải tiến, nhưng nó không còn mang nhiều bản sắc chất Mỹ cơ bắp của Challenger. Thế hệ này cũng chỉ tồn tại một thời gian và đến năm 1983, nó đã được cho “nghỉ hưu”.
Giai đoạn hồi sinh
Đến 15 năm sau, vào năm 2008, thế hệ thứ ba của Dodge Challenger mới xuất hiện với sự mong đợi của nhiều người, và nó đã tạo ra một cơn sốt thực sự mà hai thế hệ trước không thể tạo ra. Chiếc xe có vẻ vừa hiện đại nhưng vẫn rất cơ bắp, với một số điểm nhấn trong thiết kế như phần mui xe dài, phía sau ngắn và đèn pha kép hình tròn.
Quãng đường 50 năm của siêu xe cơ bắp Dodge Challenger
Quan trọng nhất, khối động cơ V8 đã trở lại với sức mạnh khủng khiếp. Sau đó, khối động cơ V6 cũng được đưa vào sản xuất song song nhằm giảm giá chiếc xe, điều này đã khiến chiếc Dodge Challenger tiếp cận được với đông đảo tín đồ mê tốc độ hơn với mức giá vừa phải.
Động cơ V8 đã trở lại với Dodge Challenger
Vào năm 2011, Challenger được làm mới một lần nữa, lần này có nhiều điểm nhấn hơn, màu sắc và thậm chí là động cơ hoạt động tốt hơn thế hệ cũ. Dodge đã “nhồi” vào chiếc xe nhiều chế độ an toàn như: Hỗ trợ phanh, cảnh báo phanh, hỗ trợ phanh khi trời mưa,… Thêm vào đó là hệ thống kiểm soát ổn định điện tử và hỗ trợ khởi hành ngang dốc để lái xe an toàn hơn.
Phần nội thất được thiết kế rất cao cấp với ghế và vô lăng bọc da với nhiều tiện ích công nghệ phía trong ca-bin khiến người tiêu dùng cảm thấy đây là một chiếc xe vừa mạnh mẽ vừa an toàn.
Không chỉ mạnh mẽ, hàng loạt công nghệ an toàn mới nhất cũng được “nhồi” lên mẫu xe này trong thế hệ thứ ba.
Phiên bản đương thời Hellcat & Demon
2015, Dodge ra mắt phiên bản là Challenger SRT Hellcat và Challenger SRT Demon vào 2018. Hai mẫu xe này đã cho thấy sức mạnh của Dodge với thế giới theo cách chưa từng có trước đây, trở thành mẫu xe cơ bắp phổ biến và có doanh số cao bậc nhất thị trường Mỹ.
Dodge Challenger SRT Demon 2021 đạt công suất tới 840 mã lực
Một lần nữa, chất cơ bắp đặc trưng của Mỹ được khẳng định. Năm 2018, chiếc Challenger Demon tạo ra công suất tới 808 mã lực. Và không dừng lại ở đó, phiên bản Demon 2021 còn tạo ra công suất đến 840 mã lực. Còn phiên bản “đàn em” là Demon 2021 cũng tạo ra được công suất 717 mã lực một cách dễ dàng.
Cuộc đua về công suất của các dòng xe cơ bắp tại Mỹ vẫn chưa có hồi kết. Và có lẽ, người Mỹ với cá tính mạnh mẽ luôn thích điều này.
Tương lai có thể có Challenger điện
Có thể có Dodge Challenger hybrid hoặc chạy điện trong tương lai không xa
Tuy đang thăng hoa ở thời điểm hiện tai, song các nhà lãnh đạo của Dodge vẫn nắm bắt được xu hướng “điện hoá” trong tương lai gần. Họ cảm nhận được sự cần thiết phải sớm cho ra đời các dòng xe điện để bảo vệ môi trường, điều đó cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ Mỹ trong nhiều năm tới.
Dodge đang chứng tỏ mình rất giỏi trong việc thay đổi, đó là lý do tại sao họ đã có lộ trình dừng sản xuất các mẫu SRT của mình.
Tương lai của Dodge có thể là hybrid hoặc thậm chí chạy điện cho Challenger. Và dù chuyển sang chạy điện thì chắc chắn rằng, Dodge Challenger vẫn sẽ vẫn là một chiếc xe cơ bắp dẫn đầu xu thế.
2k Hà thành đánh giá Ford Mustang: Có những thứ không bằng xe phổ thông nhưng trải nghiệm xứng đáng từng xu
Thuộc lứa 2k nhưng Dennis Hoàng đã sở hữu Ford Mustang, lại là bản đặc biệt High Performance 55 năm siêu hiếm ở Việt Nam. Cuộc trò chuyện đầu năm đầy thú vị sẽ hé lộ một phần nhỏ cuộc sống xoay quanh vị chủ xe kín tiếng này.
"Nhất định phải là xe cơ bắp, nhất định phải 2 cửa"
Dennis Hoàng vốn là một du học sinh từng có nhiều năm sinh sống và học tập tại Úc. Chàng trai này có niềm đam mê mãnh liệt với xe cơ bắp Mỹ (muscle car) nhưng chưa thể sở hữu cho riêng mình mẫu xe nào ở thời điểm đó do độ tuổi chưa cho phép.
Về tới Việt Nam, kết thúc khóa học và đủ tuổi sở hữu xe, Dennis lập tức nghĩ tới một chiếc muscle car hợp thời dù điều kiện tài chính cho phép chàng trai trẻ tiến tới những mẫu xe sang trọng. Những cơ hội ngồi ở ghế phụ của Ford Mustang Shelby, Dodge Challenger biến thể cao nhất SRT Hellcat,... nhanh chóng biến thành động lực thôi thúc Dennis gắn bó với Ford Mustang High Performance bản kỷ niệm 55 năm.
"Sức mạnh động cơ EcoBoost 2.3L là vừa đủ nếu muốn dùng Mustang đi hàng ngày"
Không phủ nhận bản thân thích chiếc Ford Mustang phiên bản GT 5.0, song giá tiền lại là một cản trở. Tuy vậy, lý do chính khiến Dennis chọn bản thấp hơn vì phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại của bản thân.
"Sức mạnh của bản GT 5.0 là quá dư thừa tại Việt Nam, khi cao tốc trong nước cũng chỉ cho chạy nhiều nhất là 120 km/h. Chính vì thế, lựa chọn phiên bản EcoBoost 2.3L là hợp lý với nhu cầu đi lại hàng ngày".
Bù lại, Dennis đã khéo chọn cho bản thân mình phiên bản hiệu suất cao High Performance, biến chiếc xe của cậu ấy trở thành chiếc duy nhất trong ba phiên bản kỷ niệm 55 năm đang có mặt tại Việt Nam.
"Chiếc Mustang của mình có chế độ comfort nên việc sử dụng khi đi phố không hề vất vả, chiếc xe khá hiền dịu và nghe lời. Tuy nhiên, khi chuyển sang chế độ Track, Mustang như "quái thú" hiện nguyên hình. Chiếc xe có độ giật mỗi lần nhấp ga. Còn với mỗi cú đạp sâu, người lái hay ngồi bên ghế phụ đều có thể hưởng trọn cảm giác lưng dính chặt vào ghế. Những điều đó cộng hưởng với âm thanh gầm gừ từ động cơ đậm chất Mỹ càng khiến người lái cảm thấy hưng phấn. Nhìn chung, Mustang phù hợp để có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau", Dennis đánh giá.
"Độ nhẹ nhàng thôi cũng hết 150 triệu, nhưng trải nghiệm lái của Mustang High Performance xứng đáng từng xu"
Những món đồ mà Dennis nâng cấp cho chiếc xế yêu của mình chỉ gồm két nước mới, lọc gió cùng bộ ống xả hàng hiệu FI Exhaust. Trong đó, bộ ống xả là trang bị đắt nhất, đồng thời cũng là món hàng nâng cấp yêu thích của chàng trai này.
"Điểm em thích nhất trên hệ thống ống xả mới là có thể on/off được. Khi đi trong phố chạy một cách thư giãn hay đi cafe mình có thể tắt đi, tiếng ống xả khá hiền. Nhưng khi chạy tối, muốn năng động hơn chút có thể bật chế độ ống xả, lập tức tiếng gầm hiện lên và đem lại sự kích thích cho người lái. Chưa kể mỗi lần về số, tiếng "bắp răng bơ" cũng khiến người điều khiển thêm phần phấn khích", Dennis Hoàng hào hứng kể lại.
Ngoài ra, theo vị chủ nhân 2k, những nâng cấp nhỏ cũng cải thiện phần nào độ trễ của Ford Mustang. Song, thú vị nhất, theo Dennis, khi cầm lái Mustang lại nằm ở chế độ Sport hoặc Track, người điều khiển hoàn toàn có thể drift dễ dàng, và với những "nài" không cứng, việc tăng tốc bất ngờ khiến hiện tượng quăng đuôi là điều rất dễ xảy đến. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể kiểm soát được với động cơ EcoBoost 2.3L.
Những điểm trừ cố hữu
"Là một chiếc xe có khuynh hướng thể thao, dĩ nhiên giảm xóc của xe phải cứng, đặc biệt hệ thống treo này lại không thể tuỳ chỉnh được. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng, đôi lúc chiếc xe cũng khiến người lái cảm thấy mệt mỏi khi đi hành trình dài, chưa kể vô lăng khá cứng và ghế ngồi cũng không thực sự thoải mái", Dennis nhận định.
Về mặt không gian, vì chủ yếu sử dụng mục đích cá nhân nên Dennis không cảm thấy bất tiện nhiều. Dung tích cốp chứa đồ vẫn đủ để có thể chứa đồ đi tập hàng ngày, còn nếu đi du lịch chỉ có 2 người thì vẫn ổn khi dung tích chứa đồ có thể mở rộng thêm bằng việc hạ hàng ghế thứ 2 xuống.
"Dù là xe có 4 chỗ ngồi nhưng hàng ghế phía sau không thực sự đúng với công năng của nó. Hàng ghế sau này khá chật và chỉ phù hợp với trẻ dưới 10 tuổi, hoặc những bạn nữ có vóc dáng nhỏ nhắn. Còn với những nam thanh niên thì việc ngồi bên trong không thể duỗi chân thoải mái, chưa kể khi đi vào chỗ xóc thì chắc chắn đầu sẽ chạm trần", Dennis kể lại.
Không gian mang tính "đánh đổi" của Ford Mustang.
Tiếp đến, theo đánh giá của Dennis, một số tiện ích khác trong xe nhiều khi còn thua kém so với xe phổ thông, mặc dù chiếc xe có giá đắt gấp 2 đến 3 lần.
"Ví dụ như gương vẫn phải gập tay, không có chỉnh điện. Ghế dù có thể chỉnh tiến/lùi bằng điện nhưng muốn ngả vẫn phải dùng cơ. Hệ thống giải trí ở mức đủ dùng, nhưng hệ thống cách âm trong xe chưa thực sự tốt, nhất là kính xe là loại một lớp không viền, nên khi tiếng bass từ hệ thống âm thanh đập mạnh cũng khiến cửa kính có hiện tượng rung", chàng trai 2k nói.
"Ford Mustang là chiếc xe xứng đáng trong bộ sưu tập"
Là một người yêu thích dòng xe cơ bắp Mỹ, Dennis đã có thời điểm quyết định sẽ tậu thêm cả chiếc Dodge Challenger - đối thủ truyền kì của Ford Mustang, tuy nhiên sau vài trải nghiệm, chàng du học sinh vẫn ưng ý chiếc Mustang của mình hơn.
Trước xu hướng SUV hoá, nhiều người đã bỏ xe thể thao gầm thấp để chuyển lên những mẫu SUV hiệu suất cao, điển hình như Mercedes-AMG G63, thậm chí lên tới Lamborghini Urus nhưng với Dennis, cơ bắp Mỹ hay xe thể thao 2 cửa vẫn là những mẫu xe sẽ gắn bó trong thời gian dài với cậu bạn này cho dù garage nhà cậu bạn còn nhiều chiếc khác là niềm mơ ước với nhiều người. Tuy nhiên, Mustang vẫn có một vị trí riêng để ở lại. Cuối cùng, chàng trai này bật mí thêm với chúng tôi rằng: "Chiếc xe tiếp theo vẫn là 2 cửa nhưng đến từ Đức để đổi gió, xe đang trên đường về tới Việt Nam".
Một số hình ảnh khác về Ford Mustang High Performance của Dennis Hoàng:
Khám phá "xe cơ bắp" Dodge Challenger GT bản 2021 đầu tiên về Việt Nam Dodge Challenger là dòng xe coupe 2 cửa với thiết kế vuông vức, sử dụng động cơ dung tích 3,6 lít cho công suất 305 mã lực đem lại khả năng vận hành mạnh mẽ. Không phải cái tên phổ biến ở Việt Nam như các đối thủ "đồng hương" Ford Mustang hay Chevrolet Camaro nhưng Dodge Challenger vẫn có sự hấp riêng...