50 năm ra đời cuộc gọi video
“Tôi đang trông thấy ngài”, Thị trưởng Pittsburgh Pete Flaherty nói với Chủ tịnh Alcoa qua màn hình đen trắng, đánh dấu cuộc gọi video đầu tiên diễn ra 50 năm trước.
Ngày 30/6/1970, Bell Labs và AT&T trình diễn công khai cuộc gọi video đầu tiên sử dụng hệ thống điện thoại có hình (picture phone) của họ. Cuộc gọi video diễn ra trong phòng họp chật chội tại trụ sở của Bell Telephone ở Pittsburgh, Pennsylvania (Mỹ).
Sự kiện được công bố rộng rãi, báo hiệu sự khởi đầu của một mạng lưới điện thoại video hai chiều sẽ trải khắp Pittsburgh, sau đó là nước Mỹ và cuối cùng là thế giới, rất lâu trước khi Zoom, Skype, Facetime và Google Hangout trở nên phổ biến.
Về bản chất, điện thoại có hình (picture phone) của AT&T là sự kết hợp giữa một chiếc điện thoại và một chiếc tivi. AT&T đã chi khoảng 500 triệu USD để phát triển thiết bị này. Công ty dự đoán đến năm 1975, sẽ có 50.000 điện thoại có hình được sử dụng ở 25 thành phố trên khắp nước Mỹ và tăng lên 1 triệu máy vào năm 1980.
Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra không giống dự đoán.
Về mặt thương mại, điện thoại có hình là một sự thất bại. Giá của nó quá cao. Người dùng phải trả phí hàng tháng 1.000 USD để tiếp cận công nghệ này, chưa kể phải trả thêm cước phí cho mỗi phút sử dụng. Khách hàng còn lo lắng về hình ảnh của họ sẽ xuất hiện như thế nào trên màn hình của người khác vì điện thoại này không có cửa sổ video thu nhỏ cho phép người gọi nhìn thấy mình. Nó cũng khó sử dụng. Để hoạt động, điện thoại phải đồng thời kết nối nhiều đường dây để có đủ băng thông truyền các tín hiệu analog âm thanh và hình ảnh. Đến năm 1972, chỉ duy nhất một bộ hoàn chỉnh được bán ở Pittsburgh.
Khi AT&T thay đổi CEO một năm sau đó, dự án đã bị hủy bỏ.
Video đang HOT
Một nửa thế kỷ đã qua kể từ khi AT&T thực hiện buổi ra mắt điện thoại có hình đầu tiên. Ý tưởng về cuộc gọi video đã được chứng minh là đúng đắn. Giống Apple Newton hay General Magic, hai trong số các thất bại khi cố gắng phát triển thiết bị di động những năm 1990, AT&T đã kể đúng câu chuyện nhưng họ chỉ làm việc đó quá sớm, trước khi mọi người chịu lắng nghe.
“Điện thoại có hình đã đi trước thời đại quá xa”, Chris Harrison, Giám đốc tập đoàn Giao diện tương lai tại đại học Carnegie Mellon, nói. Ông đang giữ hai trong số các “picture phone” còn sót lại trong kho lưu trữ của trường. Harrison chia sẻ với Digital Trends: “Điện thoại này được trang bị công nghệ vượt trội so với năm 1970. Nó như là thứ gì đó thoát ra từ bộ phim hoạt hình viễn tưởng The Jetsons“.
Hình ảnh Christopher Harrison cùng picturephones tại Đại học Carnegie Mellon.
Một trong số các chi tiết của điện thoại có hình mà Harrison thích thú là tính năng chia sẻ bàn làm việc. Bằng cách lật một chiếc gương nhỏ trên camera của thiết bị, bạn có thể cho người ở đầu bên kia của cuộc trò chuyện nhìn thấy các vật trên bàn làm việc của bạn. “Bạn có thể viết lên một tờ giấy trong tầm nhìn của camera và người ở đầu bên kia cũng thấy. Họ thực sự nghĩ đó là một công cụ kinh doanh”, Ông Harrison nói.
Để kỷ niệm 50 năm buổi ra mắt điện thoại có hình, Michael Morris, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Alcoa, đã sử dùng phần mềm Zoom trò chuyện với thị trưởng Pittsburgh, William Peduto. Trước khi virus corana lan tràn, Harrison cho biết kế hoạch ban đầu là để Morris và Peduto sử dụng điện thoại có hình đã được điều chỉnh cho phù hợp với phần mềm quay video hiện tại. Tuy nhiên, kế hoạch không thực hiện được. Sự tái hiện cuộc gọi cách đây 50 năm mang tính biểu tượng lớn.
Picture phone cách đây vài chục năm.
Trong suốt khoảng thời gian dài, gọi điện video giống một giấc mơ khoa học viễn tưởng. “Gọi điện video trong quá khứ từng là công nghệ được chờ đợi và chào đón rộng rãi nhưng không thể đạt được”, Andrew McGee, nghiên cứu sinh về Lịch sử Khoa học và Điện toán tại Đại học Carnegie Mellon, nói.
Các nhà nghiên cứu từng cố gắng biến cuộc gọi video thành hiện thực trước cả khi “picture phone” ra đời. Ngay khi Alexander Graham Bell được cấp bằng sáng chế cho điện thoại vào năm 1876, ông đã có những nghiên cứu về một hệ thống gọi điện tương tự, sử dụng cả hình ảnh và âm thanh. Nhà văn khoa học viễn tưởng người Pháp, Louis Figuier, từng tuyên bố rằng Bell đang phát triển một hệ thống telephonoscope kết hợp giữa tiếng nói và hình ảnh. Một bức tranh biếm họa năm 1879 của George du Maurier trong tạp chí Punch Almanack đã mô tả một thiết bị tương tự, được cho là do nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison tạo ra. Các thẻ giao dịch có tên “Năm 2000″ được bán làm quà lưu niệm tại Triển lãm Paris năm 1990 đã in hình một thiết bị nghe gọi video tưởng tượng, gọi là “Correspondance Cinema-Phono-Telegraphique”.
Ý tưởng về điện thoại video đã làm khó các kỹ sư nhiều năm và trở thành đề tài cho các tác phẩm hư cấu. Truyện ngắn In the year 2889 (năm 2889) của Jules Verne viết năm 1989 đã mô tả cách mọi người trong tương lai giao tiếp qua điện thoại truyền hình. Trong truyện, ông đã viết: “Truyền tải giọng nói là một câu chuyện cũ. Truyền tải hình ảnh bằng các điện kế thông qua cáp điện báo là một thứ của quá khứ”. Cuộc gọi video lần đầu xuất hiện trên điện ảnh là trong kiệt tác khoa học viễn tưởng Metropolis của Fritz Lang năm 1927. Nó khác xa với lần cuối cùng được miêu tả trên truyền hình. Một ví dụ khác đáng chú ý là phim 2001: A Space Odyssey của Stanley Kubrick chiếu năm 1968.
Đầu những năm 2000, cuộc gọi video Skype đã khởi chạy trên Windows. Trước đó, mọi máy tính để bàn và máy tính xách tay đều có webcam tích hợp. Tiếp theo là sự xuất hiện điện thoại thông minh và máy tính bảng với camera trước. Băng thông rộng dần trở nên phổ cập và kế tiếp là các dịch vụ gọi điện video ra đời như FaceTime, Google Hangouts và Zoom.
Công nghệ gọi video vẫn đang được cải tiến liên tục nhằm đạt hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, iOS 13 của Apple đã sử dụng thủ thuật AR để điều chỉnh chính xác ánh mắt các cuộc gọi trên FaceTime. Trước khi có thủ thuật AR, nếu nhìn thẳng người đối thoại, hình ảnh hiển thị của người gọi lại giống đang nhìn ra ngoài màn hình. Để trông giống như hai người đang nhìn nhau, họ phải nhìn vào camera thay vì nhìn vào màn hình có hình ảnh người đối thoại. Với tinh chỉnh nhỏ này, cuộc gọi video đã trở nên giống cuộc trò chuyện hàng ngày mặt đối mặt.
Gọi điện video đã bình thường tới mức người ta không còn nghĩ nó đặc biệt nữa. “Chúng ta đang ở thời điểm mà một công nghệ từng được gọi là công nghệ tương lai đã trở thành phổ cập”, McGee nói. “Bây giờ, nó chỉ như một tiện ích và là hoạt động quen thuộc hàng ngày”.
Nhiều nhà mạng lớn tại Mỹ bất ngờ tê liệt
Người dùng 3 nhà mạng lớn tại Mỹ đã gặp phải tình trạng không có tín hiệu, khó nhận cuộc gọi, gửi tin nhắn.
Nhiều mạng điện thoại tại Mỹ gặp sự cố tương tự nhau.
Kênh RT (Nga) cho biết hiện tại chưa có lý giải chính thức cho hiện tượng tê liệt của một số nhà mạng điện thoại di động xảy ra ở thời điểm biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng khắp nước Mỹ này.
Chiều 15/5 (theo giờ địa phương), người sử dụng mạng T-Mobile và AT&T thông báo gặp sự cố. Người sử dụng Verizon cũng đối mặt sự cố tương tự tập trung tại khu vực thành thị.
Trong khi đó, trên 100.000 khách hàng của T-Mobile từ Miami, Atlanta, Chicago đến Brooklyn cho biết họ gặp sự cố với các cuộc gọi.
Chủ tịch của T-Mobile đăng trên mạng xã hội Twitter rằng đã xảy ra "vấn đề âm thanh và dữ liệu", các kỹ sư của công ty sẽ xử lý điều này. Trong khi đó, đại diện của AT&T và Verizon lại nói rằng không nhận thấy sai sót nào trong mạng của họ.
Chưa có bằng chứng cho thấy sự cố mạng di động này bắt nguồn từ tấn công mạng.
Đã gần 3 tuần kể từ khi làn sóng biểu tình liên quan đến cái chết của công dân da màu George Floyd bùng phát tại Mỹ. Ông George Floyd qua đời sau khi bị cảnh sát ghì gối lên cổ trong nhiều phút. Đến nay, các cuộc biểu tình đã lan ra 70 thành phố ở Mỹ, cũng như nhiều nơi tại Canada và các nước châu Âu.
Vì sao các cuộc gọi video đang làm bạn mệt mỏi hơn? Vừa qua chúng ta đã chuyển qua giao tiếp bằng các cuộc gọi video nhiều hơn bao giờ hết, từ Facebook Messenger, Skype, Zalo, FaceTime cho đến Zoom hoặc Teams... Đôi mắt và tâm trí chúng ta đang dần quá tải với các cuộc gọi video trong thời gian cách ly xã hội Các ứng dụng gọi video và hội nghị video này...