5 yếu tố cầu thủ cần lưu ý để đảm bảo thể lực sung mãn
Việc đảm bảo sức khỏe cho các cầu thủ là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi giờ bóng lăn đang cận kề.
Ngày 15/12, đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam sẽ đấu tranh chung kết lượt về với đội tuyển Quốc gia Malaysia trên sân vận động Mỹ Đình để tranh cúp vô địch giải AFF Cup 2018. Trước đó, hai đội đã hòa 2-2 trên sân của Malaysia trong trận chung kết lượt đi.
Trước trận đấu quan trọng, TS.BS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, đã chia sẻ những điều các cầu thủ cần lưu ý để có thể thi đấu tốt nhất trong thời tiết giá lạnh.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Đối với cầu thủ, khâu chuẩn bị là quan trọng nên mỗi đội tuyển đều có bác sĩ thể thao đi cùng để chăm sóc. Bác sĩ này sẽ kiểm tra thể lực của vận động viên cũng như nguy cơ chấn thương, những cầu thủ mắc bệnh mạn tính khi vận động quá sức có xảy ra nguy hiểm không, đặc biệt là bệnh về tim mạch, hô hấp, huyết áp.
TS. BS. Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam.
Sau khi chuẩn bị về sức khỏe, kiểm tra bằng các biện pháp chuyên sâu của y học thể thao, nếu phát hiện cầu thủ có nguy cơ về tim mạch, phổi, chấn thương… bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về cường độ, bài tập vận động cũng như khuyến cáo các huấn luyện viên (HLV) có bài tập phù hợp với từng cầu thủ.
Dinh dưỡng
Để đảm bảo thể lực và vi chất cho hoạt động thần kinh, các cầu thủ phải ăn đủ 5 thành phần gồm: các chất sinh năng lượng (lipit, protein, carbonhydrat, gluxit), nước, các yếu tố vi lượng, các yếu tố đại lượng, muối khoáng. Trên cơ sở đó, bác sĩ thể thao cần tư vấn với đầu bếp, người trực tiếp lo từng bữa ăn cho cầu thủ, cân bằng chế độ ăn uống sao cho đủ các thành phần trên.
Đối với mùa đông, việc bổ sung năng lượng đầy đủ còn tăng cường khả năng chịu rét của các cầu thủ, giúp thể lực sung mãn. Hai giờ trước khi thi đấu các cầu thủ không nên ăn quá no, sử dụng những thực phẩm nhẹ dễ tiêu, uống thêm nước đường hoặc cà phê, giúp tăng khả năng huy động lượng đường dự trữ để sinh năng lượng.
Bên cạnh đó, TS.BS Võ Tường Kha cũng khuyến cáo các cầu thủ tuyệt đối không nên dùng đồ uống có cồn vì đây là một trong những chất cấm.Trước khi tham gia trận đấu, cầu thủ dùng đồ có cồn sẽ dẫn tới xung huyết, giãn mạch, mặt đỏ bừng. Xung huyết kèm theo nhiệt độ thoát ra bên ngoài dễ dẫn đến cảm lạnh, nhiễm lạnh.
Video đang HOT
Thi đấu trong thời tiết mùa đông, việc bổ sung năng lượng đầy đủ giúp tăng cường khả năng chịu rét của các cầu thủ. Ảnh: Thuận Thắng.
Quần áo thi đấu cũng phải phù hợp với nhiệt độ môi trường. Nếu thời tiết giá rét, sau khi tập luyện, thi đấu trở về, cầu thủ phải mặc áo ấm để bảo vệ sức khỏe.
Thời tiết
Để đảm bảo sức khỏe cho các cầu thủ, HLV nên xem xét thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, sức gió… để luyện tập. Tránh việc trời mưa, lạnh buốt… để cầu thủ ra sân luyện tập, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Để quen với thời tiết cũng như múi giờ của nước bạn khi thi đấu trên sân khách, các đội phải tới trước để làm quen với thời tiết, nhiệt độ, múi giờ… Nếu tập luyện ngay có thể dẫn tới chấn thương.
Tâm lý trong thi đấu là yếu tố rất quan trọng. Hành động cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng góp phần làm cho các cầu thủ sung mãn hơn.
Tuy nhiên, hưng phấn quá mức lại dẫn đến nhiều tác hại. Khi ở trạng thái này, cầu thủ thường dễ dẫn đến động tác thừa, có thể phạm lỗi. Do đó, các cầu thủ cần phải tập luyện để biết thời điểm nào nên hưng phấn, thời điểm nào cần bình tĩnh, giữ cái đầu lạnh.
Huệ Nguyễn
Theo Zing
Phát hiện con gái 8 tháng tuổi có mùi lạ ở vùng kín, mẹ đưa con đến bệnh viện rồi "đứng tim" vì biết tội lỗi là do chính mình
Kết quả kiểm tra sức khỏe từ bác sĩ khiến người mẹ "chết lặng" vì biết không ai khác mà chính mình là người gây ra tội lỗi.
Sinh con ra ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn con được phát triển trong môi trường tốt nhất, hoàn hảo nhất. Người ta bảo "có sức khỏe là có tất cả", điều đó không chỉ đúng với người lớn mà cả trẻ nhỏ. Nói không quá thì sức khỏe của con trẻ là điều quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, chỉ cần con bỏ ăn 1 bữa hay hắt hơi, sổ mũi một chút là bố mẹ đã lo cuống cuồng lên rồi. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc con cái sao cho đúng, vậy nên mới có những câu chuyện éo le như thế này, để rồi khi ngoảnh lại họ chỉ có thể hối hận và trách bản thân vì đã bất cẩn.
Kết quả kiểm tra sức khỏe từ bác sĩ khiến người mẹ "chết lặng" vì biết không ai khác mà chính mình là người gây ra tội lỗi - Ảnh minh họa.
Một buổi tối, khi chị Xiao Li và chồng đang nằm trên giường thì con gái nhỏ 8 tháng tuổi của chị bò lên người bố và quay lưng vào mặt mẹ, chị Xiao ngửi thấy mùi rất khó chịu từ vùng hậu môn của con gái nên nghĩ rằng quần áo của con bốc mùi nên lập tức đưa con đi tắm sạch sẽ và lấy quần áo đã giặt sạch thay cho con.
Thế nhưng ngay cả khi đã được tắm rửa sạch sẽ thì chị Xiao vẫn ngửi thấy thoang thoảng mùi khó chịu từ vùng kín của con gái. Điều này khiến chị Xiao cảm thấy bất an và đưa con đến bệnh viện nhờ bác sĩ thăm khám.
Ảnh minh họa.
Kết quả từ bác sĩ khiến chị Xiao như "chết lặng", con gái nhỏ của chị bị nhiễm trùng đường tiết niệu vì không được vệ sinh sạch sẽ hậu môn và vùng kín. Lúc này, chị Xiao mới nhớ ra rằng mình rất lười thay bỉm, tã và vệ sinh cho con, kể cả khi đi tắm chị cũng không cọ rửa bồn tắm cẩn thận. Đó chính là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu ở vùng kín của cô bé và tội lỗi chính là ở cách chăm sóc con của người mẹ này.
Thực tế, việc vệ sinh vùng kín cho con trẻ quan trọng chẳng kém gì người lớn, nhiều bà mẹ tặc lưỡi cho rằng chúng không thể bị viêm nhiễm như người lớn được, hoặc cũng có nhiều người do bận việc mà quên mất chăm sóc con ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất.
Những nguy cơ bệnh tật nếu bố mẹ không vệ sinh cho con sạch sẽ, đúng cách:
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Vi khuẩn trên da gần niệu đạo xâm nhập vào niệu đạo sau đó đến đường tiết niệu. Vi khuẩn sống trong ruột già (phân) là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh. Vậy nên bố mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ bô (dùng để cho con đi đại tiện hoặc tiểu tiện) đồng thời thường xuyên thay bỉm, rửa sạch sẽ rồi lau khô vùng kín và hậu môn cho con.
Ảnh minh họa.
- Trào ngược bàng quang - niệu quản: Thông thường nước tiểu chỉ chảy một chiều từ thận xuống bàng quang. Nếu nước tiểu từ bàng quang chảy ngược lên thận thì được gọi là trào ngược bàng quang - niệu quản. Nếu xảy ra tình trạng này, vi khuẩn có thể xâm nhập vào thận và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Và nếu hiện tượng trào ngược không được phát hiện sớm thì sau một thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm trùng, suy thận.
Ảnh minh họa.
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bao gồm:
- Sốt không rõ nguyên nhân
- Nước tiểu có mùi bất thường
- Chán ăn
- Nôn
- Khó chịu, quấy khóc.
Nguồn: Sohu
Chợ Rẫy lập trung tâm khám sức khỏe chỉ nhận 20 khách mỗi ngày Trung tâm kiểm tra sức khỏe HECI tại Bệnh viện Chợ Rẫy hoạt động ngày 14/10, chỉ nhận 20 bệnh nhân mỗi ngày. Phó giáo sư Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt - Nhật, gọi tắt là trung tâm HECI có 9 tầng. Trung tâm cung cấp dịch vụ...