5 việc nên làm trước khi ngủ giúp gia tăng tuổi thọ và phòng ngừa nhiều bệnh tật
Thời điểm trước khi ngủ, nếu chú ý làm một số điều sau đây thì chắc chắn sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Khi đã bước sang tuổi lão hóa (sau 25 tuổi) cũng là lúc cơ thể chúng ta có sức đề kháng kém hơn. Vì thế, đây cũng là lúc mọi người tìm tới những phương pháp giúp nâng cao sức khỏe để tăng cường tuổi thọ dài lâu. Và điều đặc biệt là, nếu thực hiện một số việc sau trước khi ngủ thì sức khỏe tuổi thọ của bạn sẽ gia tăng đáng kể.
Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, hãy chuẩn bị sẵn một chậu nước ấm để ngâm chân. Việc ngâm chân cũng giống như phương pháp bấm huyệt, giúp thúc đẩy máu lưu thông trong cơ thể và phòng ngừa nhiều bệnh tật cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiệt độ nước ấm cũng nên phù hợp với sức chịu đựng của mỗi người và thời gian tối đa chỉ nên trong khoảng 30 phút.
Ngoài ra, với những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hay đa xơ cứng động mạch chi dưới thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ
Trước khi đi ngủ, hãy dùng tay xoa bụng để phòng ngừa táo bón. Bạn có thể dùng các ngón tay khép lại hoặc dùng cả lòng bàn tay, xoa nhẹ phần bụng với một lực vừa phải, nhịp nhàng.
Video đang HOT
Điểm đầu tiên nên xoa là đặt tay lên rốn, sau đó dùng rốn làm tâm điểm, xoa hình vòng tròn lớn dần theo chiều kim đồng hồ, tức là từ phải qua trái, sau đó xoa ngược lại. Thực hiện nhịp nhàng như vậy cho đến khi cảm thấy bụng mềm và da bụng ấm lên. Phương thức xoa bụng này có thể thực hiện hàng ngày và nên chú ý vòng tròn xoay theo chiều kim đồng hồ quanh rốn để thúc đẩy hiệu quả nhu động ruột.
Uống một ly nước ấm
Việc làm tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim theo thời gian. Khi bạn ngủ, cơ thể sẽ đổ mồ hôi và khiến độ nhớt của máu gia tăng. Thế nên, hành động uống nước ấm sẽ làm loãng độ nhớt của máu, từ đó làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim đột ngột, đau thắt ngực, huyết khối não. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một chút mật ong vào ly nước ấm.
Vỗ nhẹ vào bắp chân
Trước khi đi ngủ, hãy vỗ nhẹ vào bắp chân để giúp thư giãn và làm ấm cơ bắp sau một ngày dài làm việc. Đồng thời, hành động này cũng sẽ phòng ngừa nguy cơ chuột rút xảy ra.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần ngồi trên giường, nâng bắp chân, hai bàn tay xoa nóng vào nhau rồi xoa nhẹ từ đầu gối đến mắt cá chân, sau đó vỗ nhẹ bắp chân hai bên. Mỗi chân vỗ trong vòng vài phút đến khi hai chân ấm lên thì dừng lại.
Treo chân trên tường
Đây là động tác giúp tiêu mỡ ở vùng đùi và thư giãn cơ thể hiệu quả. Bạn chỉ cần nằm xuống, duy trì tư thế nâng chân trên tường theo hình chữ L. Nằm như vậy khoảng 30 phút trước khi ngủ, giấc ngủ của bạn sẽ sâu hơn và tuổi thọ cũng kéo dài theo thời gian.
Source (Nguồn): Health, Sohu
Theo Helino
Thói quen phổ biến này có thể làm nguy cơ chết sớm nhân đôi
Nghiên cứu mới từ Anh và Na Uy đã xác định được yếu tố khiến nguy cơ chết sớm của một người tăng gấp đôi. Tin vui là bạn có thể bù đắp chỉ bằng 24 phút tập luyện đúng cách.
Nghiên cứu mới từ Đại học Leicester (Anh) và Trường Khoa học Thể thao Na Uy đã phân tích dữ liệu sức khỏe và sinh hoạt của 36.000 người với thời gian theo dõi trung bình 5,8 năm. Trong thời gian nghiên cứu, có 5,9% tình nguyện viên đã tử vong.
Ngồi quá nhiều trước màn hình khiến bạn dễ chết sớm, nhưng 24 phút lao động đủ nặng để chăm sóc khu vườn bên cạnh lại có thể cứu bạn - ảnh minh họa từ internet
Kết quả cho thấy, hành vi tĩnh tại ảnh hưởng đến tuổi thọ của một người rất khủng khiếp. Chỉ cần tổng thời gian bạn ngồi hơn 9 giờ/ngày, nguy cơ chết sớm do mọi nguyên nhân tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tìm ra phương án không mấy khó khăn để bạn bù đắp lại thói quen ngồi nhiều. Tốt nhất là hãy thử một hoạt động thể chất mức vừa phải như chạy bộ, đi bộ nhanh kiểu thể thao, tennis hoặc làm vườn nặng. Với 24 phút làm những hoạt động như trên, bạn đã có thể triệt tiêu nguy cơ tử vong sớm mà tình trạng ngồi nhiều mang lại.
Nếu bạn chỉ hoạt động thể chất ở mức độ nhẹ - như đi bộ, nấu ăn, rửa chén... - bạn sẽ cần tới 300 phút/ngày (5 giờ/ngày) để có thể bù đắp tác hại do ngồi nhiều.
Nhưng mọi cố gắng sẽ khó bù đắp nếu tổng thời gian tĩnh tại vượt mốc 9,5 giờ/ngày.
Tất nhiên, việc ngồi quá lâu rồi cố gắng bù đắp sẽ không tốt bằng việc bạn cố gắng ngồi ít hơn và xen lẫn các phút hoạt động giữa chuỗi dài hành vi tĩnh tại. Những phát hiện này chỉ củng cố thêm câu nói: "Làm chút gì đó vẫn tốt hơn không làm gì cả", theo nhận định của phó giáo sư - tiến sĩ Charlotte Edwardson (Đại học Leicester), thành viên nhóm nghiên cứu.
Công trình vừa được xuất bản trên tạp chí khoa học BMJ.
A. Thư
Theo The Telegraph/nld.com.vn
Người Singapore thọ trung bình 84,79 tuổi Viện Nghiên cứu Chính sách Singapore đề nghị Chính phủ lập Bộ Người cao tuổi, bởi lo ngại dân số già khi tuổi thọ bình quân hiện 84,79 tuổi. Năm 1990, tuổi thọ bình quân của người dân Singapore là 76,1. Dự báo đến năm 2030 cứ bốn người Singapore sẽ có một người ở độ tuổi trên 65. Độ tuổi lao động...