5 vấn đề định đoạt chặng nước rút bầu cử Mỹ
Các buổi tranh luận trực tiếp giữa hai ứng viên, phản ứng trước biểu tình sắc tộc và Covid-19 là những tâm điểm chú ý trước thềm bầu cử Mỹ.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút, khi chỉ còn 56 ngày nữa cử tri sẽ đi bỏ phiếu lựa chọn giữa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Theo bình luận viên Chris Cillizza của CNN, đây là chặng quan trọng của cuộc bầu cử, với 5 vấn đề có thể định đoạt thành bại của các ứng viên.
Vấn đề đầu tiên là sức khỏe của các ứng viên. Khi đắc cử năm 2016, Donald Trump, 70 tuổi, là tổng thống lớn tuổi nhất nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Nếu Joe Biden đắc cử vào cuối năm nay, ông sẽ phá kỷ lục đó. Biden sẽ 78 tuổi nếu nhậm chức đầu năm 2021.
Tổng thống Trump (trái) và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: Reuters.
Trump đã cố biến tuổi tác thành vũ khí để đấu Biden. Ông thường công kích sức khỏe và độ minh mẫn của cựu phó tổng thống, nói rằng Biden không đủ năng lực về thể chất và tinh thần để đảm nhiệm công việc áp lực nhất thế giới, dù không đưa ra bằng chứng.
“Ông ấy có vấn đề gì đó, chỉ là chưa lộ ra thôi”, Trump nói với Fox News vào tháng trước. “Tôi cho rằng chúng ta sẽ sớm phát hiện ra thôi, tôi hy vọng là vậy”.
Trong khi đó, sức khỏe của chính Trump đã trở thành chủ đề bàn tán, đặc biệt là lần đến bệnh viện Walter Reed đột xuất vào tháng 11/2019. Cuốn sách xuất bản tháng này của nhà báo New York Times Michael Schmidt nói rằng Phó Tổng thống Mike Pence vào thời điểm đó được đặt “trong trạng thái sẵn sàng tiếp quản quyền lực tổng thống tạm thời”, nếu Trump phải gây mê tại bệnh viện. Thông tin này làm dấy lên những tin đồn trên mạng xã hội rằng Trump đã bị đột quỵ và phải nhập viện gấp.
Trump, Pence và bác sĩ của Tổng thống đều bác bỏ thông tin này. “Có lẽ họ đang nói đến một ứng viên khác từ đảng khác”, Trump viết trên Twitter, ám chỉ Biden.
Ngay cả khi không có những đồn đoán như vậy, sức khỏe của hai ứng viên cũng là vấn đề cần quan tâm vì cả hai đều đã cao tuổi. Trong cuộc thăm dò đầu tháng này của CNN về “ai có sức bền và độ sắc bén” để làm tổng thống, 48% chọn Biden trong khi 46% chọn Trump.
Vấn đề được quan tâm tiếp theo là các buổi tranh luận trực tiếp giữa hai ứng viên. Mặc dù chiến dịch của Trump đã cố thúc đẩy để có 4 buổi tranh luận với Biden, vẫn sẽ chỉ có ba cuộc tranh luận được tổ chức, bắt đầu từ cuối tháng này.
Video đang HOT
Trong bối cảnh Covid-19 vẫn hoành hành ở Mỹ, các ứng viên có ít hoạt động vận động tranh cử trực tiếp hơn nhiều những năm trước. Họ cũng nhiều khả năng có ít cuộc phỏng vấn với giới truyền thông hơn.
Điều đó có nghĩa là ba cuộc tranh luận năm nay quan trọng hơn nhiều những mùa bầu cử trước, vì chúng gần như là sự kiện duy nhất không theo kịch bản mà cả hai ứng viên tham dự trước ngày 3/11. Vì vậy, đây là cơ hội lớn nhất của Trump để xoay chuyển tình thế khi nhiều cuộc thăm dò cho thấy Biden đang dẫn trước.
Nhìn lại các cuộc tranh luận trước đây của hai ứng viên trong các mùa bầu cử trước và vòng sơ bộ, Cillizza đánh giá Biden không quá nội trổi trong các cuộc “đối đầu” trực tiếp. Ông không tư duy đủ nhanh và không ngay lập tức đưa ra được các lập luận quan trọng. Ông tuân thủ quy tắc tranh luận, thường chủ động bỏ dở câu trả lời khi đã hết thời gian.
Trong khi đó, Trump rõ ràng là một nhà tranh luận quyết liệt. Ông sẽ ngắt lời đối thủ, đưa ra những lời đe dọa, lập luận nhanh, dù đôi khi những điều ông nói không đúng sự thật. Nhưng ông không chuẩn bị kỹ lưỡng trước các cuộc tranh luận, khiến ông đôi khi không hiểu mình đang được hỏi về vấn đề gì.
Trong cuộc tranh luận tại vòng bầu cử sơ bộ năm 2015, Trump từng bối rối khi được hỏi về “bộ ba răn đe hạt nhân” (gồm oanh tạc cơ chiến lược, tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất và tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân).
Do phong cách tranh luận của Trump, những người chủ trì ba cuộc tranh luận, lần lượt là Chris Wallace từ Fox News, Steve Scully của C-SPAN và Kristen Welker từ NBC, sẽ đóng vai trò quan trọng. Câu hỏi được đặt ra là liệu họ có phản bác ngay khi Trump đưa ra thông tin sai sự thật không? Họ có cho phép ông nói quá thời gian không, hay ông sẽ phớt lờ khi họ cố ngắt lời ông?
Vấn đề quan trọng thứ ba của chặng nước rút là nỗi lo ngại về can thiệp bầu cử. Nhiều người, kể cả Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Bill Barr, cho rằng Nga có thể can thiệp bầu cử năm 2020, mặc dù Điện Kremlin nhiều lần bác bỏ.
“Chúng tôi đánh giá rằng Nga nhiều khả năng tiếp tục tăng cường hoạt động chỉ trích hình thức bỏ phiếu qua thư và việc thay đổi quy trình bỏ phiếu do Covid-19, nhằm làm suy giảm lòng tin của công chúng đối với quy trình bầu cử”, một bản tin tình báo gần đây của Bộ An ninh Nội địa Mỹ có đoạn viết.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 6/9, ứng viên phó tổng thống Kamala Harris nói: “Tôi tin rằng có sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử năm 2020 và Nga ở tuyến đầu”, Harris nói.
Tuy nhiên, Trump nhiều lần viết trên Twiter rằng hình thức bỏ phiếu qua thư mới là mối đe dọa thực sự, dù không có bằng chứng về hành vi gian lận trên diện rộng do hình thức này.
Vấn đề thứ tư là các cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc cùng với thông điệp “trật tự và luật pháp” của Trump. Chiến dịch của Trump đang đầu tư rất nhiều vào việc sử dụng các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc trên khắp đất nước để khơi dậy nỗi lo về an ninh với các cử tri sống ở vùng ngoại ô, khiến họ quay trở lại ủng hộ đảng Cộng hòa.
“Nếu để phe cánh tả giành được quyền lực, họ sẽ phá hủy các vùng ngoại ô, tịch thu súng của các bạn và bổ nhiệm các thẩm phán sẽ xóa sạch Tu chính án thứ hai (bảo vệ quyền mang súng của dân thường) và các quyền tự do khác trong hiến pháp”, Trump nói trong bài phát biểu nhận đề cử của đảng Cộng hòa.
Câu hỏi đặt ra là liệu các cử tri, đặc biệt là phụ nữ da trắng sống ở vùng ngoại ô, có tin vào lập luận của Trump không, hay chúng có thể khiến họ bỏ qua nỗi ác cảm với Trump và bỏ phiếu cho ông.
Điều này chủ yếu phụ thuộc vào những diễn biến tiếp theo. Cả Trump và Biden đều khó kiểm soát được vấn đề này. Sau cái chết của George Floyd vào tháng 5, các cuộc biểu tình phần lớn được công chúng coi là ôn hòa, nhưng Trump yêu cầu các quan chức địa phương xử lý mạnh tay. Cách phản ứng đó của Trump là một trong những yếu tố chính khiến sự ủng hộ dành cho ông sụt giảm.
Tuy nhiên, trong các cuộc biểu tình gần đây ở Portland và Kenosha, Wisconsin, bạo lực xảy ra nhiều hơn, các tòa nhà bị phóng hỏa, một người ủng hộ Trump chết. Điều đó khiến cử tri phân vân hơn khi đưa ra quan điểm về phong trào biểu tình.
Biden cũng phải cố gắng xử lý khéo léo. Ông phải lên án bạo lực bùng phát từ các cuộc biểu tình nhưng cũng thừa nhận lý do mọi người xuống đường: Một loạt người da màu đã bị cảnh sát giết hoặc làm bị thương.
“Bạo loạn không phải là biểu tình”, Biden nói hồi tuần trước. “Cướp bóc, phóng hỏa không phải là biểu tình. Không điều gì trong số này là biểu tình. Đây rõ ràng là tình trạng vô pháp luật”.
Covid-19 là vấn đề chủ đạo tác động đến cuộc bầu cử, khi nó đã khiến gần 6,5 triệu người nhiễm và hơn 193.000 người chết ở Mỹ. Các nhà khoa học dự báo số ca tử vong ở Mỹ sẽ lên đến 255.000 vào thời điểm cận kề ngày bầu cử.
Trong cuộc thăm dò CNN thực hiện vào đầu tháng này, chỉ 40% số người được hỏi tán thành cách Trump đối phó với Covid-19, trong khi 55% không tán thành. Khi được hỏi ứng viên nào sẽ đối phó tốt hơn với đại dịch, 53% chọn Biden, trong khi 41% chọn Trump.
Cuộc thăm dò của CNN còn cho thấy Biden đang dẫn trước Trump trong cuộc tổng tuyển cử nói chung, khi 51% người được hỏi sẽ bầu cho Biden, trong khi 43% sẽ bầu cho Trump. Điều này cho thấy cách Tổng thống xử lý Covid-19 có tác động rất lớn đến lựa chọn của cử tri.
Vậy Trump có thể lội ngược dòng thế nào? Trump tin rằng ông có một “viên đạn bạc”: công bố vaccine trước ngày bầu cử.
“Chúng tôi bắt đầu đạt đánh giá rất cao về cách xử lý nCoV, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới”, Trump viết trên Twitter hôm 7/9. “Giờ đây, vaccine sắp ra mắt, sớm thôi!”.
Nhưng nếu Mỹ có vaccine trước ngày bầu cử, vẫn không có gì đảm bảo điều đó sẽ giúp Trump chắc thắng, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nó có được phân phối rộng rãi không, hiệu quả thế nào, nó được đưa ra bao lâu trước ngày bầu cử.
“Trump đang ở vị trí tồi tệ hơn so với năm 2016, vì đa số người Mỹ không tin tưởng cách ông xử lý vấn đề mà nhiều người cho là thách thức lớn nhất đất nước đang phải đối mặt”, Cillizza nói.
Trump 'thường' hối tiếc về các bài đăng Twitter
Trump thừa nhận ông thường cảm thấy hối tiếc về các bài đăng và chia sẻ trên Twitter, dẫn lý do "không nhìn kỹ".
"Trước đây, bạn viết một lá thư và nói lá thứ này thật tệ, sau đó bạn đặt vào ngăn bàn và ngày hôm sau bạn nói 'ồ thật tốt vì mình đã không gửi thư đi. Tuy nhiên chúng ta không làm được như thế với Twitter", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 24/7.
"Chúng ta đăng bài ngay lập tức và cảm thấy tuyệt vời, rồi sau đó bắt đầu nhận được các cuộc điện thoại kiểu 'Ngài đã thực sự nói thế này?'. Tôi hỏi: 'Có chuyện gì với nó sao?'. Và rồi nhận ra rất nhiều điều. Đó không phải bài đăng Twitter, đó là những bài chia sẻ lại khiến bạn gặp rắc rối", Tổng thống Mỹ tiếp tục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 24/7. Ảnh: AFP.
Theo ông chủ Nhà Trắng, ông không thường xuyên nhìn kỹ các bài đăng mà ông chia sẻ lại trên tài khoản Twitter có 84 triệu người theo dõi của mình. Trump cũng từng nói một số bài đăng Twitter của ông gây rắc rối cho Nhà Trắng trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái.
Trump cho rằng Twitter là công cụ truyền tải thông điệp mạnh mẽ và ông sử dụng mạng xã hội này để chống tin giả, cụm từ ông thường sử dụng để chế giễu báo chí.
Tổng thống Mỹ có nhiều bài đăng và chia sẻ gây tranh cãi trên Twitter, gồm việc chia sẻ video cho thấy người ủng hộ ông hét lên "quyền lực người da trắng" để phản ứng với các cuộc biểu tình sắc tộc. Trump sau đó xóa bài và Nhà Trắng cho biết Tổng thống không nghe thấy cụm từ phân biệt chủng tộc khi chia sẻ.
Trump cũng bị chỉ trích vì dòng chia sẻ cuối tháng 5 khi lên án người biểu tình ở Minneapolis, cảnh báo rằng "khi cướp bóc xảy ra, tiếng súng sẽ nổ", lặp lại cụm từ của một cảnh sát trưởng Miami, người đàn áp các cuộc biểu tình trong phong trào Dân quyền. Trump sau đó nói ông không biết biết lịch sử của cụm từ mang tính phân biệt chủng tộc này.
Twitter hồi cuối tháng 5 dán nhãn hai dòng tweet về kế hoạch bầu cử ở California của Trump là "không có căn cứ". Tổng thống Mỹ sau đó ký sắc lệnh tước quyền miễn trừ pháp lý của các công ty mạng xã hội theo Điều 230 Đạo luật Truyền thông Đứng đắn.
Bé gái bị bắn chết gần nơi biểu tình sắc tộc Bé Secoriea Turner, 8 tuổi, trúng đạn gần nơi biểu tình của người da màu ở thành phố Atlanta, buộc giới chức yêu cầu đám đông giải tán. Một cuộc điều tra đang diễn ra sau khi bé gái Secoriea Turner thiệt mạng trong vụ nổ súng tối 4/7 ở đối diện nhà hàng thức ăn nhanh Wendy's, nơi người da màu Rayshard...