5 vấn đề chị em có thể gặp sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai
Sau khi ngưng uống thuốc tránh thai, chị em có thể thấy một số thay đổi ở cơ thể và điều này là hoàn toàn là bình thường.
1. Chu kì kinh nguyệt ra nhiều hơn và có thể bị chuột rút
Rất nhiều phụ nữ chọn uống thuốc tránh thai hàng ngày vì nó được cho rằng có tác dụng loại bỏ các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Vì vậy, “nếu bạn bị chuột rút và rối loạn kinh nguyệt trước khi uống thuốc tránh thai thì sau khi ngừng uống thuốc, các triệu chứng đó có thể lặp lại”, Mary Jane Minkin, giáo sư lâm sàng của khoa sản và phụ khoa tại Đại học Yale cho biết.
Đó là bởi vì nồng độ của thuốc tránh thai progesterone và estrogen trong cơ thể bạn làm ngừng sự rụng trứng và giảm những khó chịu trong thời gian có kinh nguyệt. Khi ngừng dùng thuốc, không còn progesterone và estrogen hỗ trợ trong những kì kinh nguyệt, chị em có thể gặp lại triệu chứng chuột rútvà kinh nguyệt nhiều hơn.
Ảnh minh họa
2. Giảm trọng lượng, “vòng 1″ giảm
Theo bác sĩ sản khoa Alyssa Dweck, đồng tác giả của cuốn V is For Vagina (về “vùng kín” của người phụ nữ) thì sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai một số chị em có dấu hiệu giảm cân nhẹ. Đó là bởi vì khi chọn biện pháp tránh thai liên quan đến hormone, nó ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và giữ nước trong cơ thể nên có cảm giác bạn tăng cân một chút. Khi không dùng thuốc nữa, lượng nước dự trữ này mất đi nên bạn có xu hướng giảm cân.
Bên cạnh đó, lượng progesterone và estrogen trong thuốc tránh thai cũng có thể ảnh hưởng đến kích thước “vòng 1″ của bạn. Lượng progesterone và estrogen giảm đi cũng có thể làm cho “vòng 1″ trở lại kích thước ban đầu khiến bạn có cảm giác bị nhỏ đi.
3. Dịch âm đạo ra nhiều
Video đang HOT
Bởi vì thuốc tránh thai ngăn chặn quá trình rụng trứng của cơ thể nên bạn sẽ thấy dịch âm đạo tiết ra ít. Khi ngưng dùng thuốc, quá trình rụng trứng trở lại bình thường nên cơ chế tiết dịch âm đạo cũng thay đổi, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. “Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn khi bạn đang rụng trứng là cơ chế tự nhiên của cơ thể để tạo điều kiện mang thai ở người phụ nữ”, giáo sư Dweck giải thích.
Ảnh minh họa
4. Cải thiện nhu cầu tình dục
Một trong những phàn nàn rất nhiều phụ nữ về thuốc tránh thai là làm giảm ham muốn tình dục của họ. Thực tế, “một số phụ nữ có nồng độ testosterone thấp hơn do uống thuốc tránh thai, và bởi vì họ không rụng trứng, nên ó thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của họ. Một số phụ nữ cũng có thể bị khô âm đạo khi dùng thuốc”, Dweck nói. Nếu những vấn đề hiện nay là do ảnh hưởng của thuốc tránh thai thì sau khi ngừng thuốc, mọi thứ sẽ trở lại bình thường và nhu cầu tình dục của bạn được cải thiện.
5. Mụn trứng cá có thể xuất hiện trở lại
Một số phụ nữ chọn uống thuốc tránh thai để cân bằng nội tiết, kiểm soát mụn trứng cá. Thật không may, một trong những nhược điểm của việc ngưng dùng thuốc là làm cho mụn trứng cá xuất hiện trở lại. “Khi bạn đang uống thuốc tránh thai, mức testosterone của bạn đi xuống, giúp ngăn chặn mụn. Nhưng khi bạn không uống thuốc nữa, mức testosterone lại tăng lên dẫn đến xuất hiện mụn”, giáo sư Dweck giải thích. Nếu bạn bị mụn trứng cá nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đi khám da liễu thay vì thực hiện các biện pháp khắc phục nào.
Theo Mask online
8 biểu hiện đầu tiên của ung thư tử cung chị em chớ coi thường
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ngày càng phổ biến ở phụ nữ. Chị em phụ nữ không nên bỏ qua những dấu hiệu sau:
Ảnh minh họa: Internet
1. Đau vùng chậu
Đau vùng chậu là hiện tượng cảnh báo bạn có nguy cơ bị ung thư tử cung. Bình thường, chị em phụ nữ thường bị chuột rút trong những ngày kinh nguyệt. Nhưng nếu những ngày bình thường mà cũng bị, thêm vào đó là những dấu hiệu đau nhức ở vùng chậu thì cần phải chú ý.
2. Chảy máu bất thường
Nếu âm đạo bị chảy máu một cách bất thường (những ngày không phải kỳ kinh nguyệt) thì bạn nên cảnh giác. Lưu ý, mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, có người chảy nhiều, có người chảy ít. Tuy nhiên đều không xác định rõ được nguyên nhân tại sao chảy máu thì nên đi khám ngay để xem có phải do ung thư cổ tử cung gây ra không.
3. Bất thường trong tiểu tiện
Khi bạn hắt hơi mà bị són tiểu hay khi đi tiểu có máu, đau thì nên đi khám ngay lập tức. Rất có thể bạn bị ung thư cổ tử cung. Trường hợp này rất nguy hiểm. Nếu đùng là ung thư cổ tử cung thì các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
4. Dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo bỗng dưng có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu và có mùi khó chịu... thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, trường hợp này còn có thể do một số bệnh khác như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... chị em nên đi khám phụ khoa để biết chính xác.
5. Chu kì kinh nguyệt bất thường
Khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng. Sự cân bằng hormone cũng bị thay đổi. Kết quả là chu kì kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm... Vì vậy, chị em không được bỏ qua dấu hiệu khác thường này.
6. Đau hoặc chảy máu sau khi sex
Ngay cả những chị em không gặp vấn đề ở tử cung cũng có thể thấy có máu xuất hiện sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau quan hệ tình dục xảy ra thường xuyên hơn thì đó có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản như ung thư cổ tử cung. Bạn nên đi kiểm tra sớm khi thấy dấu hiệu này.
7. Thiếu máu
Thiếu máu có thể xảy ra với bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.
8. Đau lưng
Vùng chậu hoặc đau lưng, đặc biệt là ở khu vực lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 12.340 trường hợp ung thư cổ tử cung ở Mỹ mỗi năm. Đáng buồn thay, khoảng 4.000 phụ nữ chết bởi căn bệnh này vì không kịp thời phát hiện những triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.
Theo Afamily, xét nghiệm pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là cách tốt nhất để xác định bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư này hay không.
Theo SKGD
5 sự thật về thuốc tránh thai khẩn cấp Mặc dù thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có hiệu quả phòng tránh thai như các biện pháp khác nhưng chị em đặc biệt không được chủ quan khi dùng biện pháp này. Dưới đây là 5 điều quan trọng về thuốc tránh thai khẩn cấp mà chị em cần nắm được: 1. Tác dụng phụ ít gặp và sẽ tự hết Theo...