5 ứng dụng thuần Việt được yêu thích tại Windows Phone Store
Trong số những sản phẩm nhận hàng nghìn lượt download mỗi ngày trên hệ thống Windows Phone Store, có không ít ứng dụng phát triển bởi người Việt.
Vào năm 2010, người sử dụng khá dè dặt khi lựa chọn một chiếc Windows Phone bởi có quá ít ứng dụng. Nhưng sau 3 năm phát triển, hệ cộng sinh di động trên những chiếc smartphone Lumia đã đưa lý do này vào quá khứ, đem đến thế giới ứng dụng phong phú, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Khái niệm sách tương tác vẫn còn khá mới mẻ với đa số người dùng. Nhưng với ứng dụng được đánh giá 5/5 See Talk, chúng ta có thể dễ dàng làm quen với việc vừa đọc sách, vừa tra cứu văn phạm từ vựng trên cùng một ứng dụng chỉ sau vài thao tác đơn giản. Bên cạnh đó See Talk còn tích hợp khả năng nghe đọc trong từng trang sách, cho phép người dùng đọc sách giải trí và nâng cao khả năng ngoại ngữ một cách toàn diện.
Xem chi tiết về ứng dụng See Talk tại đây.
Với thư viện sách tiếng Việt phong phú, nhất là truyện cổ tích Việt Nam được kết hợp chức năng học ngoại ngữ, See Talk trở thành ứng dụng thú vị cho những ai tìm một sản phẩm kết hợp học tập và giải trí.
Các ứng dụng từ điển cần thiết với mọi người. Bộ từ điển Anh – Việt, Việt – Anh Laban Dictionary giúp người dùng sử dụng miễn phí cuốn từ điển Anh – Việt của giáo sư Lê Khả Kế với hơn 300.000 từ, trong đó có khoảng 120.000 ví dụ.
Xem chi tiết về ứng dụng Laban Dictionary tại đây.
Ứng dụng có khả năng sử dụng offline (không cần kết nối Internet). Ngoài ra ứng dụng còn được hỗ trợ khả năng tra từ bằng giọng nói, giúp những người học ngoại ngữ có thể học từ vựng IELTS, TOEIC, TOEFL một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Video đang HOT
Với các ứng dụng quản lý chi tiêu như iMoney, chiếc smartphone không còn là thiết bị giải trí hay chiếc điện thoại thông thường mà còn đóng vai trò như một kế toán giúp quản lý chi tiêu, thu nhập.
Xem chi tiết về ứng dụng iMoney tại đây.
Chỉ với vài thao tác đơn giản, người dùng đã có thể thiết lập tài khoản, quản lý các giao dịch. Bên cạnh đó, ứng dụng còn hỗ trợ hơn 164 loại tiền tệ khác nhau và tích hợp khả năng thống kê theo thời gian, tài khoản cùng chức năng nhắc việc với hỗ trợ lặp lại (hàng ngày, hàng tuần..), giúp quản lý tài chính cá nhân thuận tiện hơn.
Bên cạnh tiện ích chụp ảnh tích hợp sẵn trên những chiếc smartphone Lumia, những ứng dụng chụp ảnh được phát triển độc lập đóng vai trò quan trọng trong viêc đem lại cho người dùng trải nghiệm hình ảnh trọn vẹn.
Xem chi tiết về ứng dụng CameraPro tại đây.
CameraPro có khả năng tùy chỉnh chiếc smartphone như một máy ảnh chuyên nghiệp DSLR. Chỉ sau vài “shoot” hình để làm quen với ứng dụng, người dùng đã có thể nắm rõ nguyên tắc hoạt động của ứng dụng và thỏa sức chụp những tấm ảnh ưng ý nhất. Khả năng quản lý hình ảnh theo thời gian và chức năng hiệu chỉnh hình ảnh sau khi chụp giúp lưu giữ những kỷ niệm một cách dễ dàng với CameraPro.
Với Pocket Army, người dùng không chỉ giải trí với dạng game RPG phiêu lưu mà còn có thể kết nối với bạn bè tại Facebook, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm thú vị.
Xem chi tiết về ứng dụng Pocket Army tại đây.
Được xây dựng trên nền tảng đồ họa 2D với tạo hình nhân vật vui nhộn theo phong cách Chibi, Pocket Army hứa hẹn trở thành trò chơi lý tưởng để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.
Theo VNE
Kiểm tra sức mạnh di động bằng ứng dụng Basemark OS II
Hiện tại trên cửa hàng Google Play đang có khá nhiều ứng dụng benchmark phổ biến, bao gồm Quadrant, Antutu, Vellamo, Nenamark và nhiều cái tên sáng giá khác. Tuy nhiên, kết quả từ các ứng dụng này chưa hẳn là hoàn toàn chính xác, do đó, công ty Rightware cung cấp thêm cho người dùng thêm một giải pháp là Basemark OS II để có đánh giá cơ bản hơn về hiệu năng của thiết bị di động mà họ sử dụng.
Basemark OS II hỗ trợ đa nền tảng, bao gồm hệ điều hành Android, iOS và Windows Phone. Thậm chí, ứng dụng này còn cho phép so sánh trực tuyến các thiết bị, điều này sẽ giúp đánh giá một lúc được nhiều sản phẩm khác nhau.
Temmu Uotila - một nhân viên Rightware phát biểu đôi điều về Basemark OS II: "Chúng tôi rất tự hào vì đã tạo ra một giải pháp giúp đánh giá hiệu suất tổng thể của thiết bị di động. Basemark OS II có tính năng rất thú vị và độc đáo là thử nghiệm tốc độ máy ảnh. Điều này chưa từng xuất hiện trên các ứng dụng benchmark hiện nay."
Basemark OS II hoạt động được cả trên smartphone lần máy tính bảng. Sau đây là toàn bộ phần mà Basemark OS II có thể đánh giá được:
- Đánh giá tổng quan hệ thống
- Đánh giá bộ nhớ
- Đánh giá đồ họa
- Đánh giá hiệu năng duyệt Web
- Đánh giá thêm về pin và tốc độ máy ảnh
Hy vọng Basemark OS II sẽ cùng các ứng dụng benchmark truyền thống sẽ giúp người dùng kiểm tra được hiệu năng thực của thiết bị mà họ đang sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng Basemark OS II:
Bước 1: Download Basemark OS II từ cửa hàng Google Store, Apple Store và Windows Phone Store tùy thiết bị. Ở đây tác giả dùng Mobiistar Touch Kem 350 chạy Android. Sau khi cài đặt xong thì sẽ xuất hiện biểu tượng Basemark OS II ở màn hình.
Biểu tượng Basemark OS II nằm cạnh ứng dụng Báo Mới
Bước 2: Click vào đó sẽ hiện ra giao diện chính của Basemark OS II, bao gồm các tùy chọn như chạy đánh giá (Run Benchmark), tùy chọn phần đánh giá (Choose Test), điểm đánh giá lần cuối (Results), thông tin thiết bị (Device Info), thông tin về Basemark OS II (Basemark Info), tùy chỉnh (Configuration) và đánh giá mở rộng (Extra Tests). Trong phần đánh giá mở rộng có phần kiểm tra tốc độ của máy ảnh khá hữu ích.
Giao diện menu của Basemark OS II
Các phần đánh giá trong tùy chọn Choose Test
Số điểm sau khi đánh giá của Mobiistar Touch Kem 350
Kết quả sau khi kiểm tra tốc độ camera
Theo GsmArena
5 trò chơi bạn nên thử trên Lumia 525 Với bộ RAM 1 GB và chip xử lý lõi kép 1 GHz, Lumia 525 cho phép người dùng trải nghiệm nhiều trò chơi thú vị có cấu hình nặng. 1. Minion Rush Các chú Minion siêu nhộn với chiếc quần yếm, mắt kính to xù và ngôn ngữ "Banana" từ bộ phim Despicable Me khiến nhiều người khó quên. Hãng Gameloft đã...