5 tuyệt chiêu trị vết mẩn đỏ trên da mặt cực hiệu quả
Làn da với những vết mẩn đỏ, ngứa ngáy do dị ứng sẽ lấy đi vẻ đẹp trên gương mặt của chị em phụ nữ. Dưới đây là 5 tuyệt chiêu trị vết mẩn đỏ bằng nguyên liệu thiên nhiên cực hiệu quả, nhanh chóng lấy lại làn da rạng rỡ cho phái đẹp.
Nguyên nhân chủ yếu của những vết mẩn đỏ trên da mặt là do dị ứng, lạm dụng mỹ phẩm hoặc do tác động của ánh nắng mặt trời khiến da bị tổn thương.
Khi bị nổi mẩn đỏ trên da mặt, tuyệt đối không được gãi hoặc dùng tay chà sát trực tiếp lên mặt; bởi vùng da này rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng.
Các vết mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu và cực kì mất thẩm mỹ trên gương mặt chị em phụ nữ – Ảnh minh họa: Internet
Để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, chị em hãy áp dụng một số cách chữa trị vết mẩn đỏ trên da mặt tại nhà từ những nguyên liệu thiên nhiên rất đơn giản sau đây.
Trong mướp đắng chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin B,C,A,… rất tốt cho da. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, hạn chế sự hình thành mụn. Đắp mặt nạ từ mướp đắng giúp giảm vết mẩn đỏ trên mặt nhanh chóng.
Cách thực hiện
Bạn cần chuẩn bị 1 – 2 quả mướp đắng. Sau đó, rửa sạch mướp đắng, bổ đôi, bỏ ruột, ngâm nước muối trong 10 phút. Cắt mướp đắng thành từng khúc, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.
Rửa sạch da mặt bằng nước ấm rồi lau khô bằng khăn mềm. Thoa hỗn hợp mướp đắng vừa xay nhuyễn lên da mặt, giữ nguyên khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần, các vết mẩn đỏ và ngứa trên da mặt sẽ giảm nhanh chóng.
Đắp mặt nạ từ mướp đắng giúp giảm vết mẩn đỏ trên mặt nhanh chóng – Ảnh minh họa: Internet
Lá hẹ
Trị vết mẩn đỏ trên da mặt bằng lá hẹ là phương pháp dân gian rất tốt và an toàn.
Cách thực hiện
Video đang HOT
Chị em chỉ cần rửa sạch da mặt với nước ấm. Sau đó, dùng một nắm lá hẹ tươi, rửa cho thật sạch rồi đem lá hẹ hơ trên bếp than nóng từ 3 – 5 phút cho bề mặt lá nóng lên. Thoa nhẹ phần lá hẹ nóng lên vùng da bị dị ứng.
Áp dụng công thức này đều đặn từ 2 – 3 lần/tuần, bạn sẽ thấy các vết mẩn đỏ không còn ngứa ngáy, khó chịu nữa.
Lá hẹ là nguyên liệu thiên nhiên giúp điều trị vết mẩn đỏ trên da mặt hiệu quả và nhanh chóng – Ảnh minh họa: Internet
Rượu trắng và nghệ
Sử dụng rượu trắng và nghệ để xông hơi và điều trị vết mẩn đỏ ở mặt là tuyệt chiêu có thể thực hiện ngay tại nhà.
Cách thực hiện
Bạn hãy chuẩn bị 1 lít rượu trắng, 1 quả chanh, 1/2 thìa phèn chua, 1/2 thìa muối tinh và 2 củ nghệ tươi.
Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi cho vào nồi đun, vặn nhỏ lửa và đậy vung để các tinh chất không bị bay hơi.
Sau đó, rửa mặt thật sạch rồi lau khô bằng khăn mềm. Sử dụng nước đun chứa các nguyên liệu vừa rồi để xông mặt. Xông khoảng 10 – 15 phút thì lấy đá lạnh chườm lên da mặt để se khít lỗ chân lông.
Thường xuyên thực hiện phương pháp này 2 lần/tuần sẽ khiến các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy giảm đi nhanh chóng.
Rượu trắng và nghệ là tuyệt chiệu giảm mẩn đỏ trên da mặt rất tốt – Ảnh minh họa: Internet
Bột yến mạch và sữa chua
Kết hợp bột yến mạch với sữa chua bạn sẽ có ngay loại mặt nạ dưỡng da có tác dụng làm giảm mẩn đỏ, mề đay khó chịu trên da mặt.
Cách thực hiện
Lấy 2 thìa bột yến mạch ngâm với nước ấm từ 5 – 10 phút. Tiếp đó, trộn đều bột yến mạch với 1/2 thìa sữa chua không đường thành hỗn hợp sệt. Rửa sạch da mặt, lau khô bằng khăn mềm. Đắp hỗn hợp vừa rồi lên da mặt trong 5 – 10 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
Lưu ý, vào những ngày trời lạnh bạn hãy chăm chỉ đắp mặt nạ sữa chua và bột yến mạch sẽ giúp làn da không bị khô ráp, hạn chế dị ứng, mề đay do thời tiết.
Mặt nạ dưỡng da từ bột yến mạch và sữa chua có tác dụng làm giảm mẩn đỏ, mề đay khó chịu trên da mặt – Ảnh minh họa: Internet
Nha đam
Đây chắc chắn là một trong những nguyên liệu tốt nhất để thoát khỏi các vết mẩn đỏ trên da mặt. Bởi vì nước nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E, B1 cùng các khoáng chất như canxi, kali, kẽm, crom; giúp thanh nhiệt, trị mụn, hỗ trợ tiêu hóa và làm mát gan.
Cách thực hiện
Lấy một chiếc lá nha đam và cắt bỏ phần đầu. Sau đó, tách phần gel bên trong lá và đặt vào tủ lạnh; để khoảng 5 phút rồi thoa trực tiếp phần gel này lên mặt.
Bạn sẽ thấy hiệu quả chỉ sau vài phút thực hiện. Cuối cùng, rửa mặt bằng nước sạch và làm sạch da với sản phẩm rửa mặt yêu thích.
Nha đam chứa nhiều khoáng chất và vitamin có tác dụng thanh nhiệt, giảm các vết mẩn đỏ trên da mặt cực tốt – Ảnh minh họa: Internet
Theo phunusuckhoe.vn
Mách mẹ 6 cách đơn giản để trẻ hết ho mà không cần dùng thuốc
Thời tiết thay đổi thường xuyên, ô nhiễm môi trường tăng cao là lý do khiến nhiều trẻ em mắc các bệnh về hô hấp, nhiều nhất là ho. Bệnh ho thường kéo dài dai dẳng khiến trẻ rất khó chịu và khó ngủ.
Những lúc như vậy, cha mẹ đừng vội cho con dùng thuốc kháng sinh mà hãy áp dụng những cách trị ho cho trẻ vô cùng đơn giản sau đây.
Ảnh minh họa
Những cách này có thể thực hiện tại gia và đem lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng ho của bé không giảm thì nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
1. Quả quất (tắc)
Dùng 2, 3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt nhỏ để nguyên cả vỏ và hạt. Sau đó cho 3, 4 muỗng đường phèn hoặc mật ong nguyên chất trộn với quất xanh rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút cho đến khi quất chín. Chắt lấy nước để nguội cho bé uống trong ngày, mỗi lần khoảng 2-3 muỗng.
Quất là loại quả có tính ấm, tác dụng làm long đờm, trị ho thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa và hô hấp...
2. Nghệ tươi
Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống nửa muỗng tùy vào độ tuổi của bé. Bạn hãy cho bé uống 3 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
3. Gừng
Gừng là một thảo dược chữa bệnh tự nhiên đối với cảm lạnh và ho nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virút và chống ho. Cho 6 chén nước, nửa chén gừng lát mỏng và 2 miếng quế nhỏ vào nồi và đun nhỏ lửa trong 20 phút, sau đó lọc và thêm mật ong nguyên chất hoặc đường và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, bạn có thể pha loãng trong nước ấm trước khi cho uống. Những trẻ lớn hơn có thể cho gừng lát để nhai.
4. Cải cúc
Mẹ dùng vài lá cải cúc rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ sau đó đem hấp cách thủy cùng với một ít mật ong trong khoảng 20 phút, dùng cho bé uống ngày 2 lần. Nên cho bé uống từ 3-5 ngày.
5. Lá hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ, cắt thành từng khúc nhỏ hoặc dầm nát rồi cho một ít đường phèn vào, đem hấp cách thủy. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.
6. Xoa dầu lòng bàn chân, ngực, lưng, bụng
Khi con vừa có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, khò khè, hay ho mẹ cần xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho trẻ, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Sau đó xoa ngực con, xoa bụng, sau lưng ở vị trí buồng phổi. Tuy cách này đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh và có thể sử dụng kết hợp các phương pháp khác.
Một số lưu ý khác mẹ đừng bỏ qua
Ngoài việc áp dụng các cách trị ho trên, vào mỗi buổi sáng sau khi bé ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt xong, mẹ lấy 1 thìa cà phê mật ong cho bé uống rất tốt, mỗi ngày 1 lần cho đến khi bé lành ho. Dùng mật ong thường xuyên cũng có tác dụng sạch khuẩn vùng miệng cho bé giúp giảm các bệnh về đường hô hấp cho bé rất tốt.
Ngoài ra, khi trẻ bị ho, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi và chơi đùa trong không gian thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa và đảm bảo độ ẩm hợp lý.
Cần lưu ý, với những bé bị ho, mẹ cũng không nên ủ ấm quá kỹ và kiêng khem không tắm rửa cho bé. Tắm bằng nước ấm sẽ giúp bé nới lỏng sự tắc nghẽn trong lồng ngực, giúp bé dễ chịu hơn. Mẹ cũng có thể thêm một vài giọt dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc hoặc tinh dầu tràm nguyên chất vào nước tắm, giúp bé giảm bớt các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, nghẹt mũi,...
Thái Hà
Theo giaoducthoidai.vn
Biến nỗi lo của bạn thành số 0 với nhiều cách trị sẹo lõm từ bó rau 5000 ngoài chợ Sẹo lõm là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại cực kỳ mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhan sắc, kém xinh xắn, mất tự tin. Thế nên việc điều trị sẹo lõm, làm sao để lấp đầy sẹo luôn là mong muốn, mối quan tâm của chúng ta. Theo cách chuyên gia y...