5 trình duyệt hay đáng chọn cho “dế”
Khi nhắc tới điện thoại thông minh, đa số người dùng thường nghĩ ngay tới các ứng dụng đa dạng phục vụ nhu cầu công việc, giải trí khác nhau mà quên mất rằng trình duyệt web cũng là một ứng dụng đa năng. Tuy nhiên nhiều trình duyệt mặc định hiện nay không đáp ứng được hết nhu cầu đó của người dùng trong khi một số trình duyệt của bên thứ ba lại là một lựa chọn tốt.
Không chỉ là cánh cửa đến với thế giới Internet, trình duyệt di động hiện nay còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích giúp người dùng không phải tải quá nhiều ứng dụng về máy mà vẫn trải nghiệm được tối đa các tiện ích khi lướt web. Tuy nhiên nhiều trình duyệt mặc định hiện nay không đáp ứng được hết nhu cầu đó của người dùng trong khi một số trình duyệt của bên thứ ba lại là một lựa chọn tốt. Dưới đây là một số trình duyệt tiêu biểu có thể thay thế trình duyệt mặc định, tất cả đều được sáng lập và phát triển ở châu Á.
1. Trình duyệt UC
Nếu một trình duyệt đơn giản không đủ đáp ứng đủ các yêu cầu về giải trí và công việc của bạn thì UC Browser là một lựa chọn tốt.Thoạt nhìn UC trông như nhiều trình duyệt khác, nhưng khi đã dùng qua, bạn sẽ thấy UC vận hành như một hệ điều hành hơn là một trình duyệt đơn thuần.
Trình duyệt UC được biết đến với tốc độ tải cực nhanh cùng tính năng quản lý download thông minh. Bạn có thể tải nhiều file cùng một lúc, tải phía nền trong khi vẫn thực hiện các tác vụ khác. Trình duyệt tự động khôi phục khi việc tải bị gián đoạn và công nghệ tăng tốc đám mây giúp bạn tiết kiệm không gian lưu trữ trên điện thoại và tiết kiệm thời gian khi việc tải không thành công hoặc lặp đi lặp lại.
Bên cạnh đó, UC còn được trang bị nền tảng tiện ích mở rộng (Add-on platform) với nhiều công cụ hữu ích như Duyệt web bằng cử chỉ, Chụp màn hình, Quét mã QR, Dịch, Up ảnh lên Facebook… Ngoài ra còn có cả một thư viện riêng về ứng dụng, widget, game được sắp xếp theo dạng khối trên màn hình chính, UC dành cho những ai muốn biến trình duyệt thành một trung tâm điều khiển tất cả các hoạt động trên điện thoại.
UC hiện có hơn 400 triệu người dùng tại 150 quốc gia trên toàn thế giới. UC có mặt trên tất cả các hệ điều hành phổ biến là Android, iOS, Windows Phone, Symbian, Java, Blackberry.
2. Trình duyệt Dolphin
Trình duyệt Dolphin là một trong những trình duyệt nổi bật bước ra khỏi khu vực châu Á. Trình duyệt này được biết đến với các tính năng hỗ trợ cho trải nghiệm duyệt web như Điều khiển bằng cử chỉ, cho phép bạn vẽ trên màn hình để chuyển đến một trang web (ví dụ, vẽ chữ “G” để chuyển đến google.com). Ngoài ra Dolphin còn có nhiều tính năng khác, bao gồm “Sonar”, công cụ cho phép bạn tìm kiếm trên Internet bằng giọng nói của bạn, khác với Voice Search của Google.
Dolphin cũng là một trong những trình duyệt có giao diện duyệt tab ưu việt. Nếu bạn thường dành cả ngày để xem video thì Dolphin là chắc chắn nhất là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn nhờ vào công nghệ dựng ảnh đi trước các đối thủ. Dolphin cho phép người dùng có thể xem video trong trình duyệt nhanh hơn với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn các trình duyệt khác. Dolphin có hơn 50 triệu người sử dụng ở 208 quốc gia khác nhau.
Dolphin hiện có trên Android và iOS.
3. Trình duyệt one
Trình duyệt one Browser được phát triển bởi Tencent, là một trong nhiều trình duyệt hiện có trên cửa hàng Google Play. one Browser tự hào với nỗ lực hỗ trợ cộng đồng người dùng và lắng nghe góp ý. Phiên bản mới nhất của one hỗ trợ nhiều các tính năng bổ sung như Chế độ ban đêm, Chụp màn hình và Thay đổi kích cỡ phông chữ, tùy theo yêu cầu của người dùng. Tuy nhiên trong thực tế thì trình duyệt này lại thiếu sót rất nhiều. Phải sau vài cú nhấp, nút “Go” mới hoạt động và cũng phải mất một khoảng thời gian mới tải được trang web.
One Browser hiện có trên Android và iOS.
4. Trình duyệt Baidu
Trình duyệt Baidu mặc dù thiếu một số chức năng “đáng tiền” kể trên, cũng đang thu hút được sự chú ý. Trình duyệt này cố gắng đơn giản hóa giao diện người dùng nhưng vẫn giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích. Baidu sở hữu ứng dụng thời tiết cài sẵn đẹp mắt, cùng với tính năng chọn lọc và tạo các phím tắtvề tin tức tùy biến theo nơi bạn sống.
Tuy nhiên, ngoài các chi tiết kể trên thì không có gì nhiều để nói về trình duyệt này. Baidu có hiệu suất tốt và thời gian tải nhanh nhưng sẽ không thực sự làm bạn ấn tượng. Người dùng có thể cảm thấy đôi chút khó chịu khi biểu tượng trình duyệt Baidu hiển thị liên tục trên màn hình (giống như Facebookl chat), nhưng chức năng này có thể dễ dàng được vô hiệu hóa.
Trình duyệt Baidu hiện chỉ có trên Android.
5. Trình duyệt Next
Video đang HOT
Nếu biết Next Browser được phát triển bởi nhóm làm Go Launcher EX và Go Locker, nhiều người có thể không kỳ vọng gì nhiều vào trình duyệt này. Nhưng hẳn họ đã nhầm. Next Browser là một trong những trình duyệt Android nhanh nhất hiện nay. Không chỉ chạy với tốc độ cao trên máy cấu hình cao, ngay cả trên các dòng máy thấp hơn như Galaxy Nexus, Next Browser cũng tỏ ra “nhỉnh” hơn những trình duyệt nổi tiếng Firefox và Chrome.
Next không có nhiều tính năng mở rộng, nhưng trình duyệt này cũng có Chế độ ban đêm, tích hợp sẵn Pocket và Evernote, thật tiện ích! Next cũng cho phép người dùng chuyển đổi giữa các công cụ tìm kiếm bằng một cú click duy nhất, một tính năng được đánh giá cao ở trình duyệt này.
Trình duyệt Next hiện có chỉ có trên Android.
Theo Tech Asia
Đi tìm trình duyệt web hoàn hảo cho Android
Cuộc chạy đua của các trình duyệt web di động.
Android đang là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới và duyệt web cũng là một trong những tác vụ được người dùng sử dụng nhiều nhất trên smartphone hay tablet chạy hệ điều hành này. Vậy chắc hẳn đã có lúc bạn băn khoăn không biết đâu mới là trình duyệt web hoạt động nhanh và tốt nhất trên Android. Để tìm ra câu trả lời, trang tin công nghệ Androidauthority đã tiến hành so sánh một loạt các trình duyệt web phổ biến nhất trên Android ở thời điểm này.
Dưới đây sẽ là những cái tên góp mặt trong cuộc tranh tài trình duyệt web Android bao gồm:
- Baidu Browser 3.1.0.2
- Boat Browser 7.1
- Google Chrome 32.0.1700.99
- Dolphin Browser 10.2.3
- Mozilla Firefox 26.0.1
- Maxthon Browser 4.1.5.2000 build 2860
- Naked Browser Pro 1.0 build 25
- Next Browser 1.16
- Opera Browser 18.0.1290.67495
- Puffin Web Browser Free 3.1.10679
- UC Browser for Android 9.5
Các trình duyệt web kể trên đều chạy phiên bản mới cập nhật gần nhất và đảm bảo không thay đổi phiên bản trong toàn bộ quá trình thử nghiệm. Ngoài ra, tất cả các trình duyệt sẽ được chạy trên cùng một chiếc điện thoại là Google Nexus 4 đã nâng cấp hệ điều hành Android 4.4.2 KitKat. Thêm nữa, sau mỗi bài test, thiết bị sẽ được khởi động lại đồng thời dữ liệu duyệt web, lịch sử, cookie đều được xóa sạch để đảm bảo kết quả kiểm tra được công bằng nhất. Bên cạnh đó, mỗi bài kiểm tra sẽ được thực hiện 3 lần và lấy kết quả cuối cùng là trung bình của 3 lần này.
Các mục kiểm tra trình duyệt sẽ bao gồm 3 phần chính là đo hiệu suất tổng thể của trình duyệt gồm cả JavaScript, tốc độ tải trang và mức độ tiêu hao bộ nhớ.
Hiệu suất trình duyệt
Ở bài kiểm tra hiệu suất trình duyệt sẽ bao gồm các bài test nhỏ là Sunspider 1.0.2, Mozilla Kraken 1.1, Browsermark 2 và Peacekeeper.
Sunspider 1.0.2
Thử nghiệm đầu tiên được tiến hành là SunSpider 1.0.2 JavaScript Benchmark được thiết kế để kiểm tra khả năng xử lý JavaScript của trình duyệt. Đơn vị đo là mili giây và điểm số thấp hơn có nghĩa hiệu suất tốt hơn.
Kết quả cho thấy trình duyệt Puffin (236.900 ms) đạt được điểm số ấn tượng hơn cả, thậm chí bỏ xa người đứng thứ 2 là Chrome (1,223.000 ms). 2 trình duyệt chậm nhất là Dolphin Browser (1,771.700 ms) và UC Browser (2,127.133 ms).
Mozilla Kraken 1.1
Sau SunSpider, chúng ta đến với bài test Mozilla Kraken JavaScript Benchmark 1.1 cũng đo hiệu năng JavaScript của trình duyệt. Giống như SunSpider, đơn vị đo là mili giây và điểm số thấp hơn có nghĩa hiệu suất tốt hơn.
Một lần nữa Puffin lại cán đích ở vị trí số 1 (2,406.267 ms) trong khi UC Browser vẫn chậm nhất (84,165.400 ms). Dolphin tiếp tục xếp thứ 2 từ dưới lên (20,663.300 ms), giống như ở bài kiểm tra SunSpider. Ngoại trừ UC quá kém còn Puffin quá nổi trội thì các vị trí ở top giữa có sự bám đuổi khá sít sao.
Browsermark 2
Công cụ benchmark thứ 3 là Browsermark 2 đo hoạt động tổng thể của trình duyệt như thời gian tải trang, thay đổi kích thước màn hình, JavaScript, CSS, DOM, và đồ họa (đặc biệt là WebGL và hiệu suất Canvas). Ngược lại so với 2 bài test phía trên, ở Browsermark 2, điểm số cao hơn đồng nghĩa với hiệu suất tốt hơn.
Puffin vẫn tỏ ra vô cùng nổi trội với điểm số cao nhất (3,879.667). Opera đứng thứ hai (3,210.000), và phần còn lại đều đạt số điểm thấp hơn so với mốc 3000. Trong khi đó, UC Browser lại là kẻ về cuối cùng (2,016.000).
Peacekeeper
Peacekeeper cũng được đánh giá là một công cụ đo hiệu năng trình duyệt tương đối chính xác bao quát được cả rendering, HTML5 (WebGL, video, web worker, game, Canvas), dữ liệu mảng, hoạt động của DOM và phân tích văn bản. Điểm số cao hơn có nghĩa hiệu suất tốt hơn.
Boat Browser nổi lên ở vị trí đầu tiên (543.000). Naked, Maxthon, Baidu và Next xếp ở các vị trí tiếp theo với số điểm trên ngưỡng 500. Trong khi đó, Dolphin đứng áp chót (355.333) chỉ trên một chút so với Firefox. Tuy trên đồ thị không hiển thị nhưng UC Browser mới là trình duyệt tệ nhất (202.333).
Puffin, kẻ chiếm ngôi vương ở các bài test trước đó lại không tương thích với Peacekeeper nên kết quả không được ghi nhận. Song xét cho cùng, Androidauthority vẫn đánh giá Puffin là trình duyệt có hiệu suất tốt nhất. Nhưng đó mới là một vế, chúng ta sẽ còn phải kiểm chứng thêm tốc độ tải trang và mức độ tiêu hao bộ nhớ của các trình duyệt này để có được một kết quả tổng quan chính xác nhất.
Tốc độ tải trang
Ở bài kiểm tra hiệu suất trình duyệt sẽ bao gồm các bài test nhỏ là Cold Loading và Hot Loading.
Cold Loading
Cold Loading sẽ đo tốc độ tải một trang web lần đầu tiên người dùng truy cập. Tiếp đó, bộ nhớ cache dữ liệu duyệt web sẽ được xóa trước khi chiếc Nexus 4 được khởi động lại. Cuối cùng, chúng ta sẽ mở lại trang web kể trên.
Theo đó, Google Chrome cho tốc độ tải trang trung bình nhanh nhất (2.550 giây). Naked Browser Pro theo sát phía sau (2.584 giây), trong khi Opera đứng ở vị trí thứ 3 (2.822 giây). Hầu như các trình duyệt khác đều hoàn thành tải trang với thời gian trên 3 giây và Dolphin là trình duyệt chậm nhất (6.317 giây). Đáng tiếc là một lần nữa Puffin lại không thể chạy được công cụ benchmark Cold Loading.
Hot Loading
Hot Loading là thử nghiệm tải trang khi mà dữ liệu đã được lưu trên cache nên tốc độ tải thường nhanh hơn so với Cold Loading. Trước tiên, các trình duyệt sẽ được cùng tải một trang web sau đó tắt trình duyệt và tiếp tục tải lại trang đó. Kết quả sẽ được ghi nhận ở lần tải trang thứ 2 này.
Naked Browser Pro đạt được thời gian tải trang ấn tượng hơn cả (1.580 giây). Trong khi Chrome, kẻ vô địch ở bài test Cold Loading giành được vị trí thứ 2 (1.599 giây). Dolphin (2.456 giây) là trình duyệt chậm nhất trong bài test Cold loading nhưng Firefox đã bị đẩy xuống cuối ở bài kiểm tra Hot Loading (3.343 giây). Điểm số Hot loading của Naked, Chrome, Maxthon, Baidu và Next đều dưới 2 giây còn Boat, UC, Opera và Dolphin đều trên 2 và dưới 3 giây.
Mức độ tiêu hao bộ nhớ
Độ ngốn RAM khi chạy của trình duyệt là một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần xem xét nhất là đối với các thiết bị Android dưới 1GB RAM.
Khi không mở trang
Để đảm bảo kết quả chính xác, chúng tôi xóa bộ nhớ cache trình duyệt, sau đó khởi động lại Nexus 4 trước khi mở lại trình duyệt. Khi không mở bất cứ trang web nào, Next Browser ngốn ít RAM hơn cả (51.700 MB), chỉ bằng một nửa so với Firefox (113.767 MB).
Ngoại trừ Firefox, tất cả các trình duyệt thử nghiệm đều tiêu tốn dưới 100 MB bộ nhớ. Có thể nói Next, Naked, Baidu và Chrome là những cái tên tiêu thụ ít tài nguyên bộ nhớ của thiết bị nhất.
Bật 5 tab
Lần lượt 5 trang web sẽ được mở, ngay sau khi trang cuối cùng tải xong, chúng ta sẽ tiến hành đo lượng bộ nhớ tiêu hao của trình duyệt. Từ vị trí số 1 trong thử nghiệm trước đó, trình duyệt Next trượt xuống vị trí thứ 5 trong thử nghiệm này. Soán ngôi của Next là Naked Browser Pro (117.233 MB), vốn đứng thứ 2 trong bài test khi không mở trang.
Maxthon đã nhảy một vài bậc lên vị trí số 2, trong khi Chrome leo lên đứng thứ 3. Firefox vẫn là trình duyệt tiêu tốn nhiều bộ nhớ nhất, lên tới gần 200 MB. UC đứng áp chót với 197.800 MB.
Tạm kết
Sau khi thực hiện tất cả các bài kiểm tra kể trên, Androidauthority tin rằng không tồn tại khái niệm về trình duyệt web nhanh nhất, tất cả chỉ mang tính tương đối, chẳng hạn có thể Chrome xuất sắc trong bài test Cold Loading nhưng lại không xuất sắc vượt trội ở các bài kiểm tra hiệu suất.
Nhìn chung, Maxthon, Next, Baidu và Boat là những ngôi sao đang lên trên lĩnh vực trình duyệt di động. Firefox và UC tỏ rõ sự xuống dốc. Nhưng đứng trên phương diện khách quan dựa trên các con số thống kê, có lẽ bạn nên thử cài đặt Naked Browser Pro, Chrome hay Puffin bởi đây là những trình duyệt có điểm số rất ấn tượng. Hãy thử, trải nghiệm và cảm nhận để tìm ra trình duyệt phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bản thân mình.
Theo VNE
Trình duyệt Internet UC Browser cho Android có phiên bản mới UCWeb vừa phát hành trình duyệt UC Browser 9.6 cho hệ điều hành Android với các tính năng mới, giúp thiết bị tăng tốc độ duyệt web, tải file nhanh hơn. UC Browser 9.6 hiện có sẵn trên Google Play. Ảnh: Phan Minh Với chế độ "Tăng tốc phần cứng", trình duyệt UC Browser 9.6 giúp người dùng Android di chuyển qua các...