5 tiếng lánh nạn của ông Mike Pence trong vụ bạo loạn Điện Capitol
Giữa cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 tại Điện Capitol, cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence có lúc chỉ cách những đối tượng gây rối – gồm cả những người muốn tấn công ông – hơn 10 m.
Sáng ngày 6/1/2021, ông Pence bắt đầu ngày mới bằng việc cầu nguyện tại dinh thự chính thức của phó tổng thống. Vây quanh ông là các nhân viên tùy tùng.
Trước nỗ lực đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 của Tổng thống Donald Trump, họ đã dự đoán về một ngày khó khăn.
Tuy nhiên, những gì xảy ra sau đó nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả. Vì chỉ vài giờ sau, một đám đông giận dữ hô vang khẩu hiệu “Treo cổ Mike Pence” và chỉ cách ông khoảng 40 feet (hơn 12 m), theo New York Times.
Các nhân viên mật vụ Mỹ phải đưa vị phó tổng thống tới một địa điểm bí mật dưới Điện Capitol (trụ sở Quốc hội Mỹ) trong gần 5 giờ.
Tại Nhà Trắng, ông Trump gọi ông Pence là “nhu nhược” và nhiều từ ngữ còn tồi tệ hơn. Trong khi đó, một nhân chứng cho biết nhóm cực hữu Proud Boys (tạm dịch: Những chàng trai tự hào) sẵn sàng tấn công ông Pence và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nếu có cơ hội.
Đây là những thông tin mới được hé lộ sau buổi điều trần hôm 16/6 của “Ủy ban 6/1″, cơ quan được Hạ viện Mỹ thành lập để điều tra về vụ bạo loạn tại Đồi Capitol ngày 6/1/2021.
Kỳ vọng của ông Trump
Chánh văn phòng phó tổng thống khi đó, Marc Short, là một trong những người cùng cầu nguyện với ông Pence vào buổi sáng ngày 6/1/2021, khi Quốc hội Mỹ nhóm họp để xác nhận chiến thắng của ứng viên Joe Biden.
Ông Trump và những người ủng hộ kỳ vọng ông Pence, với tư cách Chủ tịch Thượng viện Mỹ, sẽ ngăn cản động thái mang tính thủ tục này với hy vọng đảo ngược kết quả bầu cử.
Video đang HOT
Hình ảnh ông Pence ở nơi trú ẩn được chiếu trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ. Ảnh: New York Times.
Sáng hôm đó, cựu Tổng thống Trump ở trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng cùng các thành viên gia đình và nhân viên tùy tùng. Ông đã đăng tải hai bài viết trên Twitter lúc 1h và 8h để gây thêm áp lực tới vị phó tổng thống. “Hành động đi Mike, đây là thời điểm cần sự dũng cảm đặc biệt”, ông viết.
Vào 11h20, ông Trump nhấc máy gọi cho ông Pence. Ban đầu, những người trong Phòng Bầu dục không mấy chú ý. Dù vậy, khi giọng ông Trump bắt đầu nóng lên, họ không thể bỏ ngoài tai.
“Tôi nhớ là nghe thấy từ ‘nhu nhược’”, ông Nick Luna, một nhân viên tùy tùng của ông Trump, kể lại.
“Giọng điệu khác với những gì tôi nghe ông ấy nói chuyện với phó tổng thống trước đó”, bà Ivanka Trump, con gái ông Trump, nói.
Trong khi đó, bà Julie Radford, Chánh văn phòng khi đó của Ivanka Trump, cho biết sếp của bà kể lại rằng ông Trump đã có cuộc trò chuyện “khó chịu” và sử dụng cả từ ngữ chửi thề với ông Pence.
Sau cuộc trò chuyện, ông Pence trở lại phòng với vẻ mặt “sắc lạnh”, “quyết tâm” và “nghiêm nghị”, ông Greg Jacob, cố vấn của vị phó tổng thống, nói.
Trong khi đó, ông Trump xem lại bài phát biểu của mình trước đám đông người ủng hộ trước Nhà Trắng. Ban đầu, bài phát biểu không nhắc đến ông Pence. Sau cuộc điện thoại, vị tổng thống bổ sung một số câu văn khuấy động đám đông có liên quan tới cấp phó của mình.
“Tôi hy vọng Mike sẽ làm điều đúng đắn”, ông nói. “Tôi hy vọng vậy, vì nếu Mike làm điều đúng đắn, chúng ta sẽ chiến thắng. Tôi hy vọng Mike sẽ dũng cảm để làm điều ông ấy cần làm”.
Bạo loạn trong Điện Capitol
Khi ông Pence cùng vợ và con gái tới Điện Capitol, đám đông giận dữ đã tập hợp ở bên ngoài.
Tới khoảng hơn 14h10, phiên họp bên trong tòa nhà bị gián đoạn bởi các tiếng ồn lớn khi các phần tử quá khích tràn vào tòa nhà. Vào lúc 14h24 – thời điểm các đảng viên đảng Dân chủ trong ủy ban điều tra cho rằng ông Trump đã biết tin Điện Capitol bị tấn công – vị tổng thống viết trên Twitter: “Mike Pence không có dũng khí để làm điều cần thiết”.
Khi đó, ông Pence đã được lực lượng mật vụ đưa từ phòng họp của Thượng viện Mỹ về văn phòng. Các cố vấn của ông cho biết họ nghe thấy tiếng ồn và đoán rằng đám đông đã vào được tòa nhà. Dù vậy, họ chưa cảm thấy bị đe dọa.
Ông Pence cùng gia đình và các cố vấn trong phòng làm việc, ngay sau khi được đưa ra khỏi phòng họp của Thượng viện Mỹ. Ảnh: New York Times.
Tuy nhiên, ông Tim Giebels, người đứng đầu bộ phận mật vụ bảo vệ ông Pence, vẫn thuyết phục – và sau đó là yêu cầu – phó tổng thống và gia đình đến một nơi an toàn hơn.
Cả đoàn người sau đó được đưa tới một địa điểm dưới lòng đất. Có lúc, họ chỉ cách những kẻ bạo loạn khoảng 40 feet (hơn 12 m). Khi đó, cả ông Pence và các nhân viên tùy tùng đều không biết thông tin này.
“Tôi có thể nghe tiếng ầm ĩ của những kẻ bạo loạn trong tòa nhà”, ông Jacob kể lại. “Tôi không nghĩ mình nhận thức được việc họ ở gần như thế”.
Tại nơi trú ẩn, ông Pence gọi điện cho các lãnh đạo quốc hội – những người cũng đã được sơ tán – và yêu cầu Lầu Năm Góc gửi lực lượng Vệ binh Quốc gia đến.
Cơ quan mật vụ muốn sơ tán ông Pence bằng xe hơi, nhưng ông từ chối rời tòa nhà vì “không muốn thế giới thấy phó tổng thống Mỹ đào thoát khỏi Điện Capitol”, ông Jacob nói.
New York Times cho biết cả ông Trump và Chánh văn phòng Nhà Trắng khi đó là Mark Meadows đều không gọi điện để hỏi thăm ông Pence.
Tới sau 20h, khi những kẻ bạo loạn bị đuổi khỏi tòa nhà, phòng họp của Thượng viện Mỹ mới được mở cửa trở lại.
“Hôm nay là một ngày đen tối trong lịch sử Điện Capitol. Hãy trở lại công việc”, ông Pence nói trong tiếng vỗ tay.
Người cầm cờ Liên minh miền Nam tại bạo loạn Điện Capitol bị kết tội
Kevin Seefried đã bị thẩm phán liên bang Mỹ kết tội cản trở việc chứng nhận cuộc bỏ phiếu tổng thống năm 2020 cùng với con trai mình, bên cạnh một số tội danh nhẹ khác.
Người đàn ông ở Delaware, từng cầm lá cờ chiến đấu của Liên minh miền Nam bên trong Điện Capitol vào ngày 6/1/2021, đã bị kết tội cản trở việc chứng nhận cuộc bỏ phiếu tổng thống năm 2020, cùng với con trai mình vào hôm 15/6.
Hai người đàn ông, Kevin và Hunter Seefried, cũng bị Thẩm phán Trevor N. McFadden tuyên có tội tại phiên xét xử về bốn tội nhẹ, bao gồm hành vi gây rối trật tự và đi vào khu vực cấm bất hợp pháp, theo New York Times.
Ông Kevin Seefried cầm theo lá cờ Liên minh miền Nam trong vụ bạo loạn tại Điện Capitol vào ngày 6/1/2021. Ảnh: New York Times.
Đây là vụ việc thứ tám liên quan đến vụ tấn công vào Điện Capitol được đưa ra xét xử. Trong bảy trường hợp, các bị cáo đã bị kết tội liên quan đến cản trở, trộm cắp tài sản, xâm nhập bất hợp pháp,...
Trong phiên tòa xét xử hai cha con Seefried, các công tố viên lập luận rằng họ là một trong số những người đầu tiên đột nhập vào Điện Capitol.
Một nhân chứng quan trọng tại phiên tòa là sĩ quan Eugene Goodman. Ông Goodman đã giúp các nhà lập pháp tránh khỏi đám đông trong vụ bạo loạn.
Cảnh sát Goodman đã làm chứng rằng nhiều người tham gia vụ bạo loạn được cho là đã sử dụng thuốc xịt gấu để tấn công, cũng như ném đồ vật vào ông.
Sĩ quan Goodman khẳng định ông đã cố gắng ngăn cản Kevin Seefried tiến về phía phòng của Thượng viện. Ông Seefried đã tấn công vị cảnh sát này ba lần bằng lá cờ của Liên minh miền Nam, ông cho biết.
Tội danh cản trở mà cả hai người đàn ông bị kết án đều có mức án tối đa là 20 năm tù. Tuy nhiên, những người tham gia vụ bạo loạn đã bị kết tội đều nhận mức án ngắn hơn nhiều.
Mỹ đã trượt sâu vào xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine? Thời gian qua, ban lãnh đạo Mỹ thường khẳng định sẽ tránh đối đầu với quân Nga trên chiến trường và không tham gia trực tiếp cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, những diễn biến trên thực địa có thể khiến Mỹ bị kéo sâu vào cuộc xung đột này. Giới quân sự, phân tích tình báo và ngoại giao cho rằng Tổng...