5 tiệm phở danh tiếng gần 50 năm ở Sài Gòn
Dù ở Hà Nội hay TP HCM, phở vẫn là món ăn có sức hấp dẫn mãnh liệt. Một số quán phở danh tiếng ở miền Nam giữ vững thương hiệu trên 50 năm và vẫn rất đắt khách.
Sài Gòn có rất nhiều quán phở ngon được nhiều người biết đến, như Phú Gia đường Lý Chính Thắng, Thìn đường Nguyễn Đình Chiểu, Phú Vương đường Lê Văn Sỹ, Dũng đường Minh Khai… Tuy nhiên nói đến những quán phở nổi tiếng 50 năm thì không thể thiếu 6 tên tuổi sau.
1. Phở Dậu
Người Sài Gòn thích phở Bắc, nên nhiều quán phở dù đã vào Nam nhiều năm vẫn giữ vị Bắc để chiều lòng thực khách. Nói đến quán phở “đúng Bắc” ở Sài Gòn, người sành ăn sẽ nghĩ ngay đến phở Dậu gần cầu Nguyễn Văn Trỗi. Ngày xưa, phở còn được nhiều người gọi là “phở Nguyễn Cao Kỳ” do ông Nguyễn Cao Kỳ thường hay lui tới để thưởng thức phở nơi đây.
Hơn 55 năm, phở Dậu vẫn không làm người thích phở Bắc thất vọng mỗi khi ghé con hẻm 288 trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa để thưởng thức. Tô phở đậm đà, nước lèo trong thanh cảnh, ăn kèm hành tây ngâm giấm xắt mỏng. Phở Dậu đến nay vẫn không có rau, giá và tương đen dọn kèm như các quán phở ở Sài Gòn. Và dĩ nhiên, không có bò viên cho những người ưa vị phở Nam.
Phở ngon có rất nhiều ở Sài Gòn. Nơi đây cũng không thiếu những tiệm phở danh tiếng lẫy lừng. Phở đông khách cũng có rất nhiều quán ngon, rẻ. Nhưng vừa ngon vừa nổi tiếng lâu đời vừa đông, lại không rẻ (so với giá phở) thì phở Dậu là một trong những quán hiếm hoi. Quán trong hẻm, chỉ bán buổi sáng, lúc nào cũng nườm nượp khách.
2. Phở Hòa
Nếu phở Dậu là quán phở Bắc được yêu thích ở Sài Gòn thì phở Hòa là quán phở được người nước ngoài biết đến nhiều nhất. Tính từ thời gian chính thức mở tiệm, phở Hòa chưa đến 50 năm, nhưng bởi xe phở Hòa – người đã truyền nghề cho gia đình chủ quán hiện nay, đã bán từ trước năm 1975 nên nhắc đến những quán phở nổi tiếng lâu đời Sài Gòn thì không thể thiếu phở Hòa.
Phở Hòa trên đường Pasteur còn đặc biệt bởi nằm trên con đường hơn 50 năm trước vốn nổi tiếng ở Sài Gòn bởi tập trung nhiều xe phở ngon. Và trong hầu hết các hướng dẫn ăn phở Sài Gòn của các cẩm nang du lịch ở nước ngoài, phở Hòa luôn được nhắc đến. Tuy rằng đây không hẳn là tiệm phở ngon nhất.
Video đang HOT
Vì thường có tên trong những sách hướng dẫn ăn ngon ở TP HCM nên phở Hòa có khá nhiều khách nước ngoài. Bởi thế nên tô phở ở đây ăn 1 tô là “no ứ hự”, bánh phở nhiều, thịt đầy ắp, rau, giá, tương có đủ, ngoài ra còn có thêm bánh quẩy để sẵn trên bàn. Dẫu có nhiều đánh giá khác nhau về vị phở nhưng hiện tại, phở Hòa vẫn là một trong những quán phở đông khách nhất Sài Gòn.
3. Phở Minh
Cũng nằm trên con đường sầm uất Pasteur, phở Minh khác hẳn với phở Hòa. Giữa Sài Gòn nhộn nhịp, tiệm phở hơn 60 năm tuổi này vẫn bình lặng như thể nhịp sống sôi động bên ngoài không chạm vào quán. Quán nhỏ nằm trong hẻm nhỏ (hẻm 63), nếu không biết sẽ rất dễ dàng lướt qua. Và như thế bạn đã bỏ lỡ một cơ hội thưởng thức phở Bắc ngon ngay khu trung tâm quận 1.
Cũng như phở Dậu hay phở Tàu Bay, phở Minh là một phần của ẩm thực Sài Gòn xưa, nơi con hẻm 63 ngày trước là địa chỉ quen thuộc một thời của những người yêu món Bắc. Rạp Casino cạnh hẻm và những hàng quán bún, miến, bánh cuốn… xưa đã xếp vào ký ức, nhưng phở Minh vẫn còn đó, vẫn sáng sáng mở cửa đón những vị khách quen, và những khách lạ nghe danh tìm đến.
Đi cùng năm tháng, không gian của phở Minh cũng nhuốm màu xưa cũ. Bàn ghế vẫn kiểu bàn gỗ xưa, không kê nhiều mà để thoáng, khách đến ăn cũng không ồn ào. Vị phở ở Minh là hương vị dành cho những người yêu phở Bắc, thanh chứ không đậm mùi. Nhiều người xa Sài Gòn đã lâu, khi quay lại tìm đến phở Minh vẫn rất hài lòng với vị phở bao năm qua không thay đổi. Đó là tô phở Bắc in hoài trong ký ức, của cái thuở Sài Gòn chưa nhiều món ngon như hiện tại.
4. Phở Cao Vân
Nói đến phở Cao Vân (25 Mạc Đĩnh Chi, quận 1), những khách quen của quán sẽ nhớ ngay đến cụ già hơn 90 tuổi ngồi thu tiền nơi góc quán. Đó là ông chủ Trần Văn Phồn. Từ xe phở ở Hà Nội, rồi phở bán dạo ở Sài Gòn, sau mới mở được quán trên đường Trần Cao Vân (năm 1952), cuối cùng lại dời ra Mạc Đĩnh Chi, món phở Bắc gia truyền đã theo ông Phồn bôn ba khắp chốn.
Giữa những tòa nhà hiện đại và nhiều quán ăn mới mở trên đường Mạc Đĩnh Chi, phở Cao Vân hơn 60 năm qua vẫn lặng lẽ ghi dấu sự hiện diện của mình với những khách quen yêu phở Bắc. Bởi phải là người quen vị phở Bắc mới thích phở Cao Vân, với nước dùng thanh, không mỡ màng như nhiều nơi khác nhưng rất đậm đà. Những bí quyết riêng cùng kinh nghiệm nhiều năm nấu phở đã tạo nên hương vị lưu luyến này, khiến khách ăn rồi nhớ mãi.
5. Phở Lệ
Giữa các quán phở danh tiếng lâu đời vị Bắc, phở Lệ kiểu miền Nam vẫn được người Sài Gòn đặc biệt yêu thích. Đó cũng là một trong những quán phở hiếm hoi được đánh giá sạch sẽ, sang trọng (so với các quán phở ngon danh tiếng) và đông khách từ sáng đến tối.
Phở Lệ có từ năm 1970, quán đầu tiên nằm ở khu quận 5 (413 Nguyễn Trãi) – khu vực của những tiệm mì, hủ tiếu, sủi cảo. Người ưa vị phở Nam khi đến phở Lệ sẽ cảm thấy mình tìm đúng địa chỉ để ăn phở, vì muốn kêu thêm gì cũng có, từ bò viên đến tái, nạm, gầu, nước béo… Phở Lệ hiện có 2 quán là Nguyễn Trãi và 303 Võ Văn Tần.
Thật ra trong các quán phở nổi tiếng lâu đời nhất Sài Gòn, có một tên tuổi lừng danh là phở Tàu Bay. Hiện tại, quán đang tạm ngưng bán để sữa chữa. Đối với nhiều người Sài Gòn, đó không chỉ đơn giản là một quán phở mà là một phần của ẩm thực Sài Gòn, gắn liền với rất nhiều giai thoại, kỷ niệm. Nhiều người xa quê hương, về đến Sài Gòn nhất định phải ghé phở Tàu Bay (433 Lý Thái Tổ, quận 10), mà phải để bụng rất đói, để ăn hết một “tô xe lửa” – tô to đùng đặc biệt của tiệm phở danh tiếng này.
Phở Tàu Bay là phở Bắc, có mặt ở Sài Gòn năm 1954 và nhanh chóng trở thành tiệm phở Bắc được yêu thích nhất nhì Sài Gòn. Cũng như nhiều quán phở Bắc khác, phở Tàu Bay ban đầu không rau không giá không tương đen dọn kèm. Nên nhiều người trót nhung nhớ vị phở đậm đà của Tàu Bay khi có dịp quay lại thưởng thức đã hơi bất ngờ khi thấy phở có rau.
Cũng bởi vì phở Tàu Bay là món ăn mang nhiều hoài niệm nên đây là quán phở nhận được nhiều lời khen, chê nhất. Tuy vậy, đó vẫn là quán phở lâu đời mà mỗi khi nhắc đến ẩm thực Sài Gòn xưa và nay thì không thể thiếu tên.
Theo Anh Nghi / Báo Phụ Nữ TP HCM
Người dân khai quật địa đạo bị chôn vùi 50 năm
Địa đạo dài khoảng 6km đang được người dân Quảng Nam khai quật sau khi bị vùi lấp từ năm 1965.
Ngày 18/4, hàng chục người dân thôn Bình Tuý (xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) tiếp tục khai quật địa đạo bị vùi lấp từ 50 năm trước.
Ông Nguyễn Văn Anh, Chủ tịch UBND xã Bình Giang cho hay, hệ thống địa đạo này dài khoảng 6 km, toả đi 3 hướng trong thôn. Địa đạo được đào từ thời kháng chiến chống Pháp và mở rộng thêm những năm sau đó để nuôi giấu cán bộ và người dân địa phương trong thời kỳ chiến tranh.
Ông Trương Hoàng Lâm bên miệng địa đạo nằm trong khu vườn, nơi chị gái ông hy sinh 50 năm trước. Ảnh. Tiến Hùng.
Trong trận càn ngày 22/2/1965, miệng địa đạo nằm ở khu vườn của bà Trương Thị Xáng bị lộ. Biết tin lính Việt Nam Cộng hòa sẽ tăng cường chi viện để công phá địa đạo, bà Xáng tìm cách đánh lạc hướng rồi báo tin, hướng dẫn toàn bộ 300 cán bộ, du kích thoát khỏi vòng vây.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bà Xáng quay trở lại và bị bắn chết ngay miệng hầm khi mới 18 tuổi. Địa đạo bị vùi lấp bằng lựu đạn và thuốc nổ từ đó đến nay. Năm 2012, bà Xáng được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo người dân địa phương, địa đạo được thiết kế theo hình dích dắc, nằm cách mặt đất khoảng 3m, lấy các bụi tre để làm điểm nối ống thông hơi. Chiều cao ban đầu của địa đạo này hơn 1,2m, rộng khoảng 1m, đủ để 3 người cùng đi bên trong.
Địa đạo nằm cách mặt đất khoảng 3m, trong thời chiến địa đạo đủ rộng để 3 người cùng đi bên trong. Ảnh. Tiến Hùng.
Ông Võ Công Thăng (88 tuổi, thôn Bình Tuý), người nhiều năm tham gia đào địa đạo này cho hay, trong 2 cuộc kháng chiến, xã Bình Giang là một trong những điểm bị địch càn quét ác liệt. Người dân trong xã đã nảy ra sáng kiến đào địa đạo bí mật dưới lòng đất để làm nơi nuôi dưỡng cán bộ, chiến sỹ cách mạng.
"Để nhanh hoàn thành, có lúc làng ra chỉ tiêu cho mỗi người dân một ngày phải đào được 3m hầm. Nhằm tránh bị phát hiện, số đất đào lên được người dân cẩn thận bỏ trong rổ rồi mang ra sông Trường Giang đổ. Đến khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, khi chiến tranh bước vào giai đoạn ác liệt, hệ thống địa đạo với nhiều ngóc ngách, lối thoát hiểm được người dân hoàn thành", ông Thăng nhớ lại.
Ông Trương Hoàng Lâm (61 tuổi, em ruột của bà Xáng), cho hay mặc dù không nhớ chính xác nhưng trong ký ức của ông cũng như nhiều người trong thôn thì miệng địa đạo bắt đầu từ chính khu vườn của gia đình, điểm cuối hướng ra sông Trường Giang.
Mặc dù chính quyền đã cho dừng việc khai quật vì lo ngại vật liệu nổ sót lại, nhưng người dân vẫn tiếp tục đào bới ở nhiều khu vực trong thôn. Ảnh. Tiến Hùng.
"Địa đạo là nơi gắn liền với rất nhiều chiến tích, nhiều lần người dân trong thôn mong muốn được khai quật nhưng còn vướng mắc chuyện hồ sơ, thủ tục cũng như kinh phí nên vẫn chưa thực hiện được", ông Lâm nói và cho biết cách đây 2 ngày hàng xóm của ông đã vô tình phát lộ miệng địa đào trong lúc đào gốc tre và người dân đã tiến hành khai quật.
Do lo ngại vật liệu nổ còn sót lại, UBND xã Bình Giang đã cho dừng việc khai quật ngay sau đó nhưng người dân vẫn tiếp tục đào bới. Đến hôm nay, nhiều điểm thoát hiểm nằm trong hệ thống địa đạo được phát lộ.
Tiến Hùng
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ, Cuba gặp gỡ sau hơn 50 năm Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, ngoại trưởng Mỹ và Cuba đã có cuộc gặp gỡ, trong bối cảnh hai nước đang tiến tới mở đại sứ quán và thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ, theo Reuters ngày 10.4. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez gặp nhau tại Panama - Ảnh: Reuters Reuters...