5 thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết
Uống mỗi ngày 6 ly trà, duy trì trong 8 tuần sẽ giúp bệnh nhân có đường huyết cao giảm 15-20% lượng đường trong máu so với trước.
Các chuyên gia dinh dưỡng trên trang Mnn cho biết, việc duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục và một chế độ ăn uống cân bằng sẽ góp phần kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt là bệnh nhân có đường huyết cao nên duy trì một chế độ ăn giàu protein và chất béo tốt, giàu carbohydrate… là những thành phần dinh dưỡng có nhiều trong 5 loại thực phẩm sau:
1. Trà
Nghiên cứu trên động vật cho thấy trà đen, xanh, trắng và trà ô long giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đã tìm ra sau khi uống 6 ly trà một ngày, duy trì trong 8 tuần, bệnh nhân có mức đường trong máu cao đã giảm 15-20% so với trước. Do đó các bác sĩ khuyên mọi người nên duy trì việc uống trà vừa là thói quen truyền thống vừa có vai trò tích cực trong việc kiểm soát đường huyết.
Chocolate đen giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Ảnh: Mnn.
2. Chocolate
Video đang HOT
Việc kiểm soát lượng đường trong máu còn phụ thuộc vào cơ chế xử lý insulin của cơ thể. Chocolate đen được tin là làm giảm đề kháng insulin, một phần quan trọng của việc giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định. Đây là một tin tốt lành cho những ai thích ăn chocolate đen, song phải đảm bảo ăn là loại tốt nhé.
3. Giấm
Một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ ĐH bang Arizona (Mỹ) đã phát hiện giấm có những tác dụng tương tự như thuốc chữa bệnh tiểu đường.
4. Các loại hạt
Bệnh nhân tiểu đường ăn thực phẩm giàu carbohydrate từ các loại hạt có thể làm giảm dần lượng đường trong máu. Các loại hạt là nguồn protein lành mạnh, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin E và selen. Các bác sĩ cho rằng ăn thêm các loại hạt là sự bổ sung thực phẩm thông minh cho lối sống lành mạnh của bạn.
5. Đậu
Thức ăn giàu chất xơ và protein như các loại đậu được chứng minh giúp giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cũng như giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Vì vậy nếu bạn muốn ngăn chặn những vấn đề trong tương lai, hoặc đang bị bệnh tiểu đường, hãy bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn hàng tuần của mình nhé.
Theo VNE
Rau càng cua dưỡng huyết - thanh nhiệt
Rau càng cua dùng dưới dạng thức ăn phòng chữa cảm mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp.
Ở nước ta, rau càng cua mọc hoang khắp mọi nơi, quanh các khu dân cư, chân tường, trên chậu cảnh... Rau càng cua dùng ăn sống trộn dầu giấm đường, xào, nấu canh suông hoặc với tôm nõn, thịt lợn, cho vào cháo nóng, lẩu, đặc biệt ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om; rau càng cua làm dầu giấm với đậu phụ chiên giòn, gỏi càng cua... là những món ăn hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Rau càng cua dùng dưới dạng thức ăn phòng chữa cảm mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp. Để tăng hiệu quả trị bệnh, phải ăn cả hoa, quả của nó.
Theo kinh nghiệm dân gian, rau càng cua tính chua cay, hàn, có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi đại tiểu tiện. Chữa phế nhiệt, miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh lở ngứa, mụn nhọt và chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.
Rau càng cua trộn thịt bò tốt cho người thiếu máu (Ảnh: Internet)
Chữa phế nhiệt, viêm họng, khô cổ khản tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.
Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.
Chữa tiểu dắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g.
Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
Chữa nhiễm khuẩn đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.
Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Theo VNE
Thảo dược giúp kiểm soát hiệu quả đường huyết Theo nhiều nghiên cứu, những thảo dược quý như dây thìa canh, mướp đắng, diệp hạ châu, quả nhàu... có tác dụng hạ đường huyết tốt, cải thiện các triệu chứng lâm sàng cho người bệnh mà không có hại khi sử dụng đúng. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, khoảng 346 triệu người bị tiểu đường trên thế...