5 thực phẩm có thể gây ra đột quỵ, đáng nói nhất là toàn những món ăn yêu thích của nhiều người
Đột quỵ là một trong những tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Vì thế, việc chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày là cách tốt nhất để ngăn ngừa nó xảy ra.
Đột quỵ rất đáng sợ, nó có thể xảy ra mà không báo trước. Một khi mạch máu dẫn tới não bị vỡ hoặc tắc nghẽn bởi các cục máu đông, khiến các tế bào não thiếu oxy và các chất dinh dưỡng, đột quỵ sẽ xuất hiện. Người ta cho rằng, đột quỵ là “kẻ giết người” thầm lặng, nhưng chúng ta có thể đề phòng bằng cách hạn chế một số loại thực phẩm có nguy cơ cao sau đây:
1. Bánh quy giòn, khoai tây chiên, bánh ngọt
Những món ăn này thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa, loại dầu hydro hóa phổ biến ở các tiệm bánh thương mại vì chúng trong trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng. Trong nhiều năm, các nhà khoa học nhận ra chất béo chuyển hóa là nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch, làm tăng nồng độ lipid và cholesterol xấu trong máu, làm giảm cholesterol tốt.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina, Mỹ đã phát hiện ra rằng, những phụ nữ ăn 7 gram chất béo chuyển hóa mỗi ngày, tương đương với 2 chiếc bánh rán hoặc một nửa khẩu phần khoai tây chiên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 30% so với những người chỉ ăn 1 gram mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác gần đây cũng ở phụ nữ cho thấy chất béo chuyển hóa thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
2. Thịt hun khói và thịt biến sẵn
Thịt hun khói và các loại thịt chế biến luôn được khuyến cáo là thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Sở dĩ chúng có nguy cơ gây ra đột quỵ là do quá trình bảo quản chứa nhiều natri. Natri và nitrit được tìm thấy trong những sản phẩm này được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nó có thể gây hại trực tiếp đến mạch máu, khiến động mạch bị xơ cứng và thu hẹp.
Thịt hun khói và các loại thịt chế biến luôn được khuyến cáo là thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation cho thấy, những người ăn thịt chế biến sẵn mỗi ngày như xúc xích, thịt hun khói tăng 42% bệnh tim mạch vành.
Các tạp chí ung thư đã báo cáo nhiều nghiên cứu trong vài năm qua cho thấy, việc tiêu thụ thịt hun khói có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu và ung thư.
Mặc dù soda ăn kiêng có thể là giải pháp hiệu quả dành cho những người kiêng đường và muốn giảm cân. Thế nhưng trên thực tế, loại soda này có nguy cơ cao gây ra đột quỵ.
Loại soda này có nguy cơ cao gây ra đột quỵ.
Những người uống soda ăn kiêng mỗi ngày có thể tăng 48% nguy cơ đột quỵ. Một nghiên cứu của Đại học Columbia được trình bày tại Hội nghị Đột quỵ Quốc tế năm 2011 của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, sau khi theo dõi 2.500 người từ 40 tuổi trở lên và phát hiện ra rằng, những người uống soda ăn kiêng hằng ngày bị đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành nhiều hơn 60% so với những người không uống soda ăn kiêng.
4. Thịt đỏ
Tạp chí Stroke công bố một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ tiêu thụ một phần lớn thịt đỏ mỗi ngày có tỷ lệ đột quỵ cao hơn 42%. Hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt đỏ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, nó dần dần làm tắc nghẽn động mạch do tích tụ các mảng protein.
Hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt đỏ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Ảnh: grillseeker
Hemoglobin là chất cung cấp hàm lượng sắt cao cho thịt đỏ, có thể khiến cho máu đặc và nhớt hơn, tiêu thụ thường xuyên làm tăng nguy cơ đột quỵ.
5. Súp đóng hộp và thức ăn chế biến sẵn
Cho dù đó là súp đóng hộp, mì Ý hay bữa tối đông lạnh có vẻ lành mạnh nhưng chúng đều là thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều natri để tăng hương vị tươi ngon. Một hộp súp đóng hộp có chứa hơn 1.100mg natri. Muối hoặc natri ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ đột quỵ.
Trong súp đóng hộp chứa rất nhiều natri. Ảnh: Psy
Trong một nghiên cứu gần đây, những người tiêu thụ hơn 4.000mg natri mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp đôi so với những người ăn 2.000mg hoặc ít hơn. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh ở Mỹ ước tính rằng, hầu hết mọi người thường tiêu thụ vượt quá lượng natri cho phép.
Các nghiên cứu cho thấy natri làm tăng huyết áp, yếu tố chính gây đột quỵ. Natri không chỉ có trong các món ăn mặn, mà còn xuất hiện trong một số thành phần thoạt trông có vẻ an toàn như baking soda, bột nở, bột ngọt… Vì vậy, để hạn chế nguy cơ đột quỵ, cần hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp.
Trưởng bộ môn Thần kinh, ĐH Y Dược TP.HCM - BS Lê Văn Tuấn "mổ xẻ" bệnh đột quỵ của nghệ sĩ Chí Tài
Bác sĩ Lê Văn Tuấn - Trưởng bộ môn Thần kinh, ĐH Y Dược TP.HCM, Phó trưởng khoa Nội - Thần kinh (BV Chợ Rẫy) "mổ xẻ" bệnh đột quỵ của nghệ sĩ Chí Tài, từ đó rút ra bài học chắc chắn bạn nên biết.
Hình chụp nghệ sĩ Chí Tài trong video tập luyện ở cầu thang bộ (Nguồn: FBNV)
Đột quỵ dẫn tới nguy cơ tử vong cực nhanh
Phóng viên: - Thưa bác sĩ, về các triệu chứng của đột quỵ như tê cánh tay, tê liệt, khó nói, lú lẫn, mắt kém, đi lại khó khăn, mất thăng bằng, chóng mặt... Nhưng trong trường hợp của nghệ sĩ Chí Tài, có vẻ như khó có thể phát hiện triệu chứng nào trong số này?
BS Lê Văn Tuấn: - Tất cả các biểu hiện kể trên mới chỉ là những dạng đột quỵ nhẹ. Nếu đột quỵ nặng, bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê liền, thậm chí có thể tử vong rất nhanh. Có thể có những đột quỵ do căn nguyên từ tim nếu cơ quan giám định pháp y đã công bố là đột quỵ thì chắc là nghệ sĩ Chí Tài bị tai biến mạch máu não.
Đột quỵ có 3 loại chính và quan trọng: thứ nhất là đột quỵ nhồi máu não; thứ hai là đột quỵ xuất huyết não; thứ ba là đột quỵ xuất huyết màng não. Cả ba trường hợp này đều dẫn tới tử vong rất nhanh, tuỳ thuộc vào mức độ và vị trí.
Nhồi máu não thường là dạng nhẹ nhất nhưng nếu nhồi máu não mà tắc động mạch thân nền thì bệnh nhân có thể tử vong vì đó là trung tâm não. Xuất huyết não nếu kích thước nhỏ 1cm thì khác với xuất huyết kích thước trên 10cm. Có những kích thước xuất huyết rất lớn, thì tử vong rất nhanh. Còn xuất huyết màng não thì tử vong cực nhanh, nhiều trường hợp tử vong ở nhà trước khi kịp đưa đến bệnh viện.
Rất cần được nhận biết sớm, đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, để bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị. Chẳng hạn như đột quỵ nhồi máu não thì bác sĩ sẽ quyết định cách thức lấy cục máu đông, mạch sẽ phục hồi nhanh. Còn xuất huyết não hoặc xuất huyết màng não thì cách thức điều trị phải khác.
Bác sĩ Lê Văn Tuấn - Trưởng bộ môn Thần kinh, ĐH Y Dược TP.HCM, Phó trưởng khoa Nội - Thần kinh (BV Chợ Rẫy) - Ảnh: TB
* Như chính nghệ sĩ Chí Tài công bố trên trang cá nhân thì ở lứa tuổi 62, mỗi ngày anh đều leo lên 36 tầng cầu thang bộ, có ý kiến cho rằng trường hợp này có vẻ hơi bất cẩn khi đã có tiền sử bệnh tiểu đường và huyết áp nhưng lại tập luyện quá sức, dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng lên, điều này có đúng không thưa bác sĩ?
BS Lê Văn Tuấn: - Khi hoạt động nhiều, tim sẽ co bóp nhiều hơn để cung cấp một lượng máu đủ cho cơ thể, những trường hợp mạch vành bị hẹp thì khi tim hoạt động nhiều, lượng máu nuôi cơ tim sẽ kém đi, ảnh hưởng đến thay đổi hoạt động của tim, và hậu quả của nó chính là ảnh hưởng đến hoạt động của não. Hơn nữa, chưa biết cách thức mà nghệ sĩ Chí Tài đi thế nào, đi một mạch không nghỉ hay là đi từng bước, có dừng lại nghỉ giữa các tầng hay không? Lượng ô-xy ở thang bộ của chung cư có đủ hay không? Theo quan sát của tôi, thang bộ ở nhiều chung cư bây giờ khá thiếu ôxy vì quá kín.
Trích đoạn clip nghệ sĩ Chí Tài luyện tập ở khu vực thang bộ (Nguồn: FBNV)
Nghệ sĩ Chí Tài-tập luyện trong thang bộ. Vì đây là khu vực thoát hiểm nên sẽ không có ai ở đây (Ảnh chụp video do nghệ sĩ chia sẻ)
Cần nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ
*Có vẻ khá rắc rối để nhận biết những dấu hiệu đầu tiên và sớm nhất của đột quỵ, trong khi đó, căn bệnh này mỗi năm cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người Việt mỗi năm, hàng trăm ngàn người khác phải chịu những di chứng về thần kinh và vận động. Vậy phải làm thế nào để cảnh báo đúng tới người đọc về căn bệnh nguy hiểm này thưa bác sĩ?
BS Lê Văn Tuấn: - Với đối tượng nguy cơ cao, BS thường khuyến cáo nên cảnh giác. Chẳng hạn như gia đình có nhiều người bị đột quỵ, hoặc đối tượng đã từng bị cơn thoáng thiếu máu não (đột quỵ nhẹ) thì nên đi tầm soát, phải dùng kỹ thuật chụp mạch máu, khá phức tạp, để xác định nguy cơ.
Trong các nguy cơ, cũng cần phân biệt rõ nguy cơ có thể thay đổi được và nguy cơ không thể thay đổi, ví dụ như gia đình, tuổi tác, giới tính (nam giới đột quỵ nhiều hơn nữ giới), chủng tộc (người da đen đột quỵ nhiều hơn người da trắng)... thuộc nguy cơ không thể thay đổi.
Rất nên lưu ý các nguy cơ có thể thay đổi được gồm có: tăng cân, tiểu đường, tăng cholesterol, không vận động, thói quen ăn uống... Cần thay đổi thói quen, hành vi, lối sống, kiểm tra sức khoẻ định kỳ để xác định giữa các triệu chứng nhầm lẫn và triệu chứng không nhầm lẫn. Còn khi đã có các triệu chứng của đột quỵ, thì rất cần phải tới ngay cơ quan y tế có đủ điều kiện để xác định, đặc biệt là được cấp cứu trong thời gian vàng đối với nhồi máu não sẽ giúp các vùng có khả năng sống lại, để lại di chứng ít nhất cho bệnh nhân.
*Thưa bác sĩ, trường hợp của diễn viên Chí Tài mới đây mất vì đột quỵ, trước đó, như nghệ sĩ chia sẻ thì anh đã thực hiện bài tập nhắm mắt đứng thăng bằng trên một chân nhưng không vượt quá 20 giây mà chỉ thực hiện được 5-7 giây, biểu hiện của việc có thể đã tắc nghẽn một động mạch nhỏ nằm sâu trong não. Xin bác sĩ cho biết, có thể nhận định thế nào về bài tập mà cư dân mạng đang chia sẻ rầm rộ này?
HÌnh chụp video nghệ sĩ Chí Tài trong thử thách đứng thăng bằng trên 1 chân
BS Lê Văn Tuấn: - Nhắc đến phương pháp nhắm mắt đứng một chân thăng bằng, xin thưa rằng giới khoa học muốn nói về điều đó cần đọc bài nghiên cứu gốc, xem kỹ bài đăng trên tạp chí gì, được giới chuyên môn đánh giá ra sao, tác giả muốn nói điều gì.
Cơ bản mà nói thì một người thăng bằng kém là đã có nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu. Về bài tập nhỏ đứng thăng bằng nói trên, chưa thể khẳng định kết quả của nó có thật sự "tiên đoán" được về bệnh tật hay không, nhưng khoa học đã nghiên cứu và có thể khẳng định rằng nếu đã mất cân bằng thì nghĩa là có nguy cơ với nhiều bệnh lý khác đều rất cao, chứ không riêng với đột quỵ và cũng không có nghĩa là cứ đứng thăng bằng được trên 20 giây là không có nguy cơ đột quỵ. Nhiều bệnh nhân không có bất cứ biểu hiện gì, hoàn toàn bình thường cũng vẫn đột quỵ, có thể phút trước bình thường nhưng phút sau đã không còn bình thường nữa rồi.
Để phân tích sâu hơn về bài tập đứng thăng bằng trên một chân, chúng tôi sẽ trở lại với bạn đọc trong bài viết tiếp theo.
Tập luyện trong trời đông lạnh, những nguy cơ cần biết để tránh khỏi đột quỵ Các chuyên gia cảnh báo, tập luyện dưới thời tiết lạnh giá của mùa đông cần phải thận trọng, bởi có rất nhiều nguy cơ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ. Theo thống kê hàng năm từ Hội nghị khoa học Đột quỵ và Thần kinh toàn quốc lần thứ 7, mỗi năm ở nước ta có...