5 thực phẩm “cấm kị” cho bệnh tim mạch
Thực phẩm có thể nuôi dưỡng cơ thể, tuy nhiên một số loại thực phẩm nếu ăn nhiều thì không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm được đánh giá là có thể gây hại đối với sức khỏe tim mạch.
Hạn chế ăn thịt chế biến sẵn
Thịt nguội và loại thịt ướp muối (như thịt xông khói và xúc xích) có thể chứa nhiều chất béo bão hòa. Nhưng ngay cả khi bạn chọn loại ít chất béo thì thực phẩm này vẫn có xu hướng rất nhiều muối. Theo Hiện hội Tim mạch Mỹ, chỉ cần sáu lát mỏng thịt ướp muối có thể chứa một nửa mức khuyến cáo hàng ngày của natri.
TS. Laxmi Mehta, giám đốc Chương trình Sức khỏe tim mạch của phụ nữ tại Trung tâm Y tế Đại học Wexner bang Ohio, Mỹ nói, đa số mọi người nên ăn hạn chế muối vì có liên quan đến huyết áp cao. Hơn nữa, đối với những người bệnh mắc huyết áp cao, đôi khi không cần sử dụng thuốc mà có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.
Không nên ăn các loại thực phẩm chiên rán
Một số nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ các loại thực phẩm chiên, như khoai tây chiên, gà chiên và đồ ăn nhẹ chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Phương pháp chiên thông thường tạo ra chất béo trans, một loại chất béo làm gia tăng cholesterol xấu và hạ thấp cholesterol tốt. Tất nhiên, một ít chất béo từ dầu ô liu hay dầu dừa trong các món xào như rau xào ở nhà sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim.
Hạn chế nước giải khát có đường
Đối với nhiều người Mỹ, nguồn lớn nhất của đường được thêm vào trong chế độ ăn không phải từ thực phẩm mà là từ đồ uống. Các báo cáo của chính phủ từ năm 2001 và 2014 cho thấy hơn 60% trẻ em, 54% nam giới trưởng thành và 45% phụ nữ trưởng thành uống ít nhất một chai soda hoặc một đồ uống có đường mỗi ngày.
Video đang HOT
Không nên ăn kẹo thường xuyên
Trong nhiều năm, chất béo được coi là nguyên nhân lớn nhất trong chế độ ăn uống gây nên bệnh tim. Nhưng một báo cáo được công bố vào năm ngoái trong Tạp chí Thuốc quốc tế cho thấy rằng đường mới là thực phẩm chủ yếu chịu trách nhiệm về sức khỏe tim mạch. Bây giờ, các chuyên gia nói rằng chế độ ăn thêm đường có thể là một mối đe dọa lớn đối với béo phì, cholesterol cao và bệnh tiểu đường, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim. Do vậy, để tránh mắc bệnh tim mạch, đường phải được sử dụng ở mức độ vừa phải dưới mọi hình thức.
Các loại bánh nướng không nên ăn nhiều
Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada, bất cứ loại thực phẩm nào có chứa các loại “đường ăn, đường nâu, si rô ngô, si rô lá phong, mật ong, mật đường và những chất làm ngọt khác” đều làm gia tăng sự xuất hiện của các stress oxy hóa trong cơ thể. Hậu quả là những thực phẩm chứa nhiều đường – như bánh ngọt – có thể gây tắc động mạch, cao huyết áp, suy tim và những bệnh tim mạch khác.
Trúc Chi
Theo phununews
Quỹ Nghiên cứu ung thư khuyến cáo mỗi tuần chỉ ăn bao nhiêu thịt đỏ?
Với khuyến nghị "cứ ăn thoải mái" thịt đỏ của nhóm nghiên cứu NutriRECS, TS.BS Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - cho rằng chưa đủ thuyết phục.
Lượng thịt đỏ ăn cho mức cho phép là không quá 350-500gram/người/tuần - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Phải thuộc xu hướng chung
Theo TS Cường, trong khoa học, tác giả/nhóm tác giả có quyền đưa ra kết quả nghiên cứu trái chiều với xu hướng chung. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu để người dân ứng dụng trong cuộc sống phải là xu hướng chung.
Chẳng hạn, hàng trăm nghiên cứu cùng chủ đề, nếu số lượng nhiều nghiên cứu có chung kết luận thì đó là xu hướng chung. Những kết luận từ nghiên cứu đơn lẻ, trái ngược xu hướng chung thì ý nghĩa ứng dụng trong cuộc sống rất thấp.
TS Cường cho biết chủ đề thịt đỏ đã được giới khoa học nghiên cứu từ hàng chục năm trước.
Thông qua PubMed (truy cập về các tài liệu tham khảo và tóm tắt về các chủ đề khoa học đời sống và y sinh học), ngày càng nhiều các ấn phẩm nghiên cứu liên quan về thịt đỏ. Cụ thể, vào năm 1990 thông kê chỉ có 65 ấn phẩm, sau hơn 25 năm (2015) lên đến 400 ấn phẩm.
Hầu hết kết luận các ấn phẩm này đều chỉ ra rằng việc tiêu thụ thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến sẵn có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
Năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố danh sách các loại thịt có khả năng gây ung thư cao gồm các loại thịt đã qua chế biến như thịt hun khói, giăm bông, xúc xích và kể cả các loại thịt đỏ chưa qua chế biến cũng mang nguy cơ tương tự.
"Tôi tôn trọng kết quả nhóm nghiên cứu NutriRECS. Tuy nhiên, chúng còn hơi cường điệu hóa, chưa đủ mạnh để bác bỏ những trường phái, quan điểm đi vào cuộc sống người dân bao lâu nay.
Tôi nghĩ cần thêm những nghiên cứu khác, nếu cùng kết luận với nhóm nghiên cứu NutriRECS thì mới có ý nghĩa" - TS Cường nói.
Hàm lượng khuyến cáo bao nhiêu?
Quỹ Nghiên cứu ung thư thế giới khuyến cáo lượng thịt đỏ ăn mức cho phép là không quá 350-500gram/người/tuần.
TS Cường cho hay thịt đỏ là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, chứa hàm lượng axit amin thiết yếu, vitamin B12 và một số khoáng chất như sắt, kẽm...
Thịt đỏ bao gồm 2 nhóm: tự nhiên (thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu...) và chế biến sẵn (xúc xích, giò chả, dăm bông...).
Tuy nhiên, nếu ăn vượt khuyến cáo thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ và ung thư (đại trực tràng, gan, tụy, tiền liệt tuyến, phổi, thực quản...) vẫn có thể xảy ra.
Tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn khi ăn nhiều thịt đỏ chế biễn sẵn vì chúng chứa các chất béo bão hòa, nitrite, nitrat, nitrosamine...
Theo TS Cường, mỗi thực phẩm đều có những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể vì thế cần ăn đa dạng, mỗi thứ ăn một ít, không tẩy chay thực phẩm nào cũng như không ăn quá nhiều thực phẩm nào.
Theo tuoitre
Xuất hiện nghiên cứu đánh bật lại việc khuyên cắt giảm thịt đỏ và thịt chế biến sẵn: Giới chuyên gia lật tẩy sự lừa dối trắng trợn! Báo cáo mới đây cho biết, không cần phải cắt giảm các loại thịt đỏ và chế biến. Lời khuyên này đến từ 14 nhà nghiên cứu đến từ 7 quốc gia. Đâu mới là sự thật để bạn ăn uống lành mạnh? Trong nhiều năm, các quan chức y tế công cộng đã kêu gọi mọi người cắt giảm ăn thịt đỏ...