5 thực phẩm ăn khuya giúp ngủ ngon
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yamaguchi (Nhật Bản) đã phát hiện ra rằng một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate vào buổi tối có thể thiết lập lại đồng hồ sinh học, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn.
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng insulin có ảnh hưởng đến gen PER2 điều tiết giấc ngủ ở chuột thí nghiệm. Điều này khiến các nhà khoa học đến kết luận: Thúc đẩy bài tiết insulin cũng có thể góp phần mang lại giấc ngủ ngon hơn.
Sữa ít béo
Sữa ít béo cũng cung cấp dồi dào lượng tryptophan – một loại acid amin chuyển đổi thành serotonin và melatonin trong não, có tác dụng an thần.
Ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu carbohydrate giúp bạn dễ chìm sâu vào giấc ngủ. Hãy thử dùng ngũ cốc kèm với sữa ít béo để tăng tác dụng tối đa. Hoặc một bánh ngũ cốc nguyên hạt cũng là lựa chọn sáng suốt.
Các loại thực phẩm giàu carbohydrate chính là nguồn tăng cường insulin tự nhiên và hiệu quả nhất.
Ngoài tác dụng bổ trợ cho giấc ngủ ngon, tất cả các loại hạt nguyên vỏ còn có khuynh hướng giảm tốc nhiều bệnh như tai biến mạch máu não, hen suyễn và ung thư ruột kết. Những người thường xuyên đưa ngũ cốc vào thực đơn có thể tránh được nguy cơ táo bón hoặc tiêu chảy.
Video đang HOT
Quả anh đào (quả cherry)
Quả anh đào chứa khá nhiều carbohydrate (khoảng 24 gram mỗi cốc) và cũng là nguồn tự nhiên duy nhất cung cấp melatonin – một hormone giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ của bạn.
Hơn nữa, quả anh đào còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời như chống viêm, tốt cho não bộ, chứa nhiều chất chống ôxy hoá và lượng vitamin A gấp 20 lần dâu tây.
Hạnh nhân (quả óc chó)
Hạnh nhân chứa nhiều magnesium (magiê) có tác dụng thư giãn cơ bắp và thúc đẩy giấc ngủ.
Trong hạnh nhân có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho hệ tim mạch như: Magiê, Vitamin E, chất xơ … Ngoài ra hạnh nhân có chứa chất béo không bão hòa đơn, là các chất béo tốt cho cơ thể. Các chất này giúp máu lưu thông tốt, giảm triệu chứng bệnh tim mạch, huyết áp, tăng sức đề kháng.
Theo Người lao động
Những phát hiện sốc về dầu cá
Trước đây, dầu cá được biết đến là một loại dược chữa các bệnh như vẩy nến, khô mắt, tốt cho tim mạch và não bộ... Tuy nhiên, theo kết quả công bố của nhiều cuộc nghiên cứu gần đây, những tác dụng được biết đến trước đó của dầu cá đã bị loại bỏ.
Ảnh minh họa: Internet
Bất kỳ một sản phẩm nào, dù là thực phẩm hay thuốc đều có tác dụng hai mặt, dầu cá- loại thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh cũng không ngoại lệ.
Những công bố bất ngờ về dầu cá
Cá không có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và đột tử. Đây là công bố của bài báo tổng hợp 20 nghiên cứu được đăng trên tạp chí American Medical Association .
Tạp chí điện tử BMJ đã xem xét những thông tin từ 38 bài nghiên cứu cho thấy rằng ăn 2-4 món cá mỗi tuần giảm 6% nguy cơ đột quỵ so với những người ăn 1-2 món, và ăn 5 món cá mỗi tuần sẽ làm giảm 12% nguy cơ đột quỵ. Nhưng những kết quả này lấy từ những người tình nguyện ngẫu nhiên sử dụng dầu cá không cho thấy dầu có tác dụng lớn nào đến việc ngăn ngừa đột quỵ.
Một bài phê bình các nghiên cứu trên đăng trên Cochrane Collaboration kết luận rằng, viên dầu cá không có khả năng điều trị giảm trí nhớ. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho biết, việc tiêu thụ dầu cá giúp chống trầm cảm, nhưng một bản phân tích vào năm 2011 của các chuyên gia thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã chỉ ra omega-3 không có tác dụng này.
Các tác dụng phụ từ dầu cá
Khi sử dụng các thực phẩm chức năng, chúng ta thường có thói quen không xem tác dụng phụ vì cứ nghĩ rằng đây là những chất có ích cho sức khỏe. Thực tế, dầu cá cũng có những tác dụng phụ, vì vậy, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những tác dụng phụ của dầu cá được nêu từ tạp chí Mayo Clinic.
- Bổ sung dầu cá có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, táo bón. Nên sử dụng dầu cá kèm theo trong bữa ăn với liều lượng từ thấp và tăng dần.
- Vài trường hợp hiếm hoi dầu cá gây ra rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nặng. Cảm giác bồn chồn và khó chịu như kiến bò trên da cũng được tìm thấy ở một số người dùng.
- Các tác dụng phụ khác bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, đau đầu, rối loạn soma, tăng nguy cơ ung thư ruột kết, viêm mũi họng, hen suyễn, giảm hoạt động thể chất, tăng sự thèm ăn và tăng huyết áp.
- Omega-3 có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, những người dùng thuốc, thảo dược có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Axit béo omega-3 có thể làm tăng mức độ lipoprotein cholesterol là chất làm tăng nhịp tim, tăng nguy cơ chảy máu và giảm huyết áp.
- Dầu cá lưu trữ trong thời gian dài có thể bị thiếu hụt vitamin E và tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A hoặc D. Vì vậy cần thận trọng khi dùng với số lượng lớn.
- Theo Tri thức trẻ, bệnh nhân bị bệnh hen suyễn, viêm ruột, gan, ung thư ruột kết cũng nên thận trọng khi sử dụng do những tác dụng phụ của dầu cá.
Theo SKGD
Cà tím: 'Thuốc quý' giúp bạn bỏ thuốc lá, chống ung thư Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên hoặc một liệu pháp thay thế nicotine để bỏ thuốc lá, cà tím là một lựa chọn tuyệt vời. Điều này là do cà tím cũng chứa một lượng nicotine nhưng không gây "nghiện" như thuốc lá. Ngoài ra, cà tím còn có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe đó là chống...