5 thời điểm dù thèm cũng không nên ăn trái cây
Chúng ta đều biết đến những lợi ích mà trái cây mang lại cho cơ thể, tuy nhiên không phải lúc nào ăn trái cây cũng tốt, đặc biệt là 5 thời điểm dưới đây.
Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khẳng định việc ăn trái cây có đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa thiết yếu giúp thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trái cây và rau nên chiếm ít nhất một nửa trong khẩu phần ăn của bạn. Mặc dù rau được cho là có thể tiêu thụ bất cứ lúc nào, nhưng trái cây lại được khuyên nên ăn vào những thời điểm nhất định để tránh lượng đường của chúng có thể gây hại.
Trái cây lại được khuyên nên ăn vào những thời điểm nhất định để tránh lượng đường của chúng có thể gây hại.
Dưới đây là 5 thời điểm mà các chuyên gia về y tế khuyên bạn nên tránh ăn trái cây.
1. Ngay sau khi ăn xong
Theo chuyên gia dinh dưỡng Shilpa Arora chia sẻ trên trang NDTV: Trái cây là “siêu thực phẩm”, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không nên ăn trái cây khi vừa ăn xong bữa chính. Nguyên nhân bởi hoa quả có chứa nhiều đường và carbohydrate, nếu kết hợp với vi khuẩn trong ruột có thể dẫn đến quá trình lên men thực phẩm, gây cản trở hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, việc ăn trái cây sau bữa ăn sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong chúng không được hấp thụ đúng cách, gây lãng phí. Chuyên gia khuyên bạn nên để khoảng cách ít nhất 30 phút giữa bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ bằng trái cây.
2. Trước khi đi ngủ buổi tối
Video đang HOT
Ăn trái cây ngay trước khi ngủ không phải là một ý kiến hay, trên thực tế, đó là điều tồi tệ nhất bởi lượng đường trong hoa quả sẽ khiến lượng đường trong máu bạn tăng cao, khiến đầu óc bạn tỉnh táo hơn nên khó đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, ăn hoa quả gần giờ đi ngủ cũng gây khó tiêu và tăng cân rất nhanh. Bạn nên ăn trái cây trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng.
3. Ăn kèm trong bữa ăn
“Bản thân trái cây là một bữa ăn nhẹ, vì vậy không bao giờ được kết hợp chúng với các bữa ăn chính“, tiến sĩ Zamurrud Patel, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Toàn cầu Mumbai cho hay.
Theo tiến sĩ, ăn trái cây trong bữa ăn sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến trái cây nằm lâu hơn trong dạ dày và cũng có thể dẫn đến quá trình lên men của chúng.
4. Khi vừa ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ tránh ăn hoa quả lạnh
Vừa ăn đồ nhiều dầu mỡ vừa ăn trái cây lạnh sẽ dễ gây kích ứng mạnh đối với những người yếu dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu, khiến dạ dày khó chịu. Vì vậy, khi vừa ăn đồ dầu mỡ, bạn nên đợi hoa quả trở lại nhiệt độ bình thường rồi mới ăn.
Khi vừa ăn đồ dầu mỡ, bạn nên đợi hoa quả trở lại nhiệt độ bình thường rồi mới ăn.
5. Bệnh nhân suy tim tránh ăn trái cây mọng nước
Bệnh nhân suy tim nặng và phù nề nên tránh ăn trái cây có nhiều nước, nếu ăn nhiều dưa hấu hoặc uống quá nhiều nước dừa thì tình trạng suy tim, phù nề sẽ nặng thêm.
Vậy thời điểm nào tốt nhất để ăn hoa quả?
Theo Tiến sĩ Patel (chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Toàn cầu Mumbai): Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là vào buổi sáng, sau khi uống một cốc nước lọc. Ăn trái cây vào lúc này sẽ đóng vai trò trong việc giải độc cơ thể, cung cấp cho bạn một lượng lớn năng lượng để bắt đầu ngày mới.
Ngoài ra, ăn một vài miếng trái cây 30 phút trước bữa trưa cũng giúp kiểm soát việc ăn quá nhiều và góp phần giảm cân hiệu quả. Ăn trái cây trước bữa ăn cũng sẽ làm tăng lượng chất xơ, khi bạn nạp đủ chất xơ, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn và nó cũng có xu hướng thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Trái cây giàu chất xơ bao gồm táo, lê, chuối và quả mâm xôi.
Theo các chuyên gia, trước khi tập thể dục, thể thao cũng là thời điểm vàng để ăn trái cây. Lúc này nguồn năng lượng từ trái cây sẽ cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng lành mạnh cần thiết cho quá trình tập luyện. Sau một buổi tập luyện, cơ thể bạn mất dần năng lượng và không có món ăn nhẹ nào tốt hơn trái cây để lấy lại năng lượng bởi chúng ít calo, nhiều khoáng chất và chất xơ, trái cây thật sự giúp bạn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
5 nguồn carb lành mạnh người bệnh tiểu đường nên có
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh là rất cần thiết khi bạn đang mắc một bệnh mạn tính như tiểu đường. Để kiểm soát các triệu chứng, bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao và giúp kiểm soát lượng đường trong máu - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người bệnh tiểu đường có thể ăn carb
Carbohydrate (carb - chủ yếu là tinh bột, đường và chất xơ) là thứ đầu tiên mà hầu hết mọi người loại bỏ khỏi chế độ ăn uống sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Điều này là do carb không được coi là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
Giống như bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, điều quan trọng là phải bao gồm carb trong chế độ ăn uống của bạn. Tránh xa carb hoàn toàn có thể dẫn đến táo bón và mệt mỏi. Tất cả những gì bạn cần làm là hoán đổi nguồn carb không lành mạnh với một số lựa chọn lành mạnh.
Dưới đây là 5 nguồn carb lành mạnh mà mọi bệnh nhân tiểu đường phải có, theo Times of India.
1. Yến mạch
Bột yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bột yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng. Chứa đầy đủ chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, bột yến mạch có thể giúp bạn no lâu hơn và giảm lượng đường trong máu lúc đói.
2. Trái cây
Nhiều bệnh nhân tiểu đường lo lắng rằng trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu của họ. Nhưng điều này không đúng. Trái cây chứa đường tự nhiên và là nguồn cung cấp carb lành mạnh. Bên cạnh đó, nó cũng rất giàu chất dinh dưỡng và vitamin.
Vì vậy, không nên bỏ trái cây. Hãy chọn các loại thực phẩm lành mạnh như táo, chuối, quả mọng... Điều quan trọng là "ăn uống chừng mực", đừng ăn cái gì nhiều, theo Times of India.
3. Đậu lăng
Đậu lăng lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, kali và các loại vitamin khác nhau. Chúng có chứa một số lượng carb, nhưng chúng tốt cho sức khỏe và không ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu của bạn.
Đậu lăng cũng rất hữu ích trong việc kiểm soát mức huyết áp, bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
4. Khoai lang
Khi chúng ta nói rau củ, điều đầu tiên mà bất cứ ai nghĩ đến là khoai tây, một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Nhưng không phải tất cả các loại rau củ đều giống nhau. Một số loại tốt cho sức khỏe và chứa ít carb hơn là khoai lang và cà rốt.
Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Xin nhắc lại, điều quan trọng là "ăn uống chừng mực", đừng ăn cái gì nhiều, theo Times of India.
5. Ngũ cốc nguyên hạt
Hãy thay đổi mì ống trắng tinh chế không tốt cho sức khỏe, gạo trắng và bánh mì bằng thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt, như lúa mạch, hạt quinoa và bánh mì nguyên hạt là những nguồn cung cấp carb lành mạnh. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất lành mạnh, theo Times of India.
Loại vitamin có khả năng kéo dài tuổi thọ Các nhà nghiên cứu tại Đại học East Anglia (UEA) phát hiện ra rằng vitamin C có trong nhiều loại thực phẩm, có khả năng giúp duy trì khối cơ sau tuổi 50. Vitamin cũng giúp bảo vệ các tế bào và mô trong cơ thể khỏi các gốc tự do có hại gây ra tình trạng lão hóa sớm. Ảnh minh họa...