5 thời điểm chỉ cần uống nước cũng có thể tự cứu sống chính mình
Nước chính là cội nguồi của sự sống. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Vậy nước có tác dụng như thế nào đối với cơ thể và khi nào thì ta nên uống nước để tốt cho sức khỏe nhất?
Tác dụng sinh lý của nước trong cơ thể con người
1. Giúp tiêu hóa
Khi thức ăn vào miệng, thông qua hoạt động nhai và dịch nước bọt bôi trơn thức ăn sẽ đi từ thực quản đến dạ dày hoàn thành quá trình tiêu hóa và được hấp thụ.
Suốt cả quá trình này đều cần sự góp mặt của nước để gia tăng tốc độ hòa tan của dịch thể đối với thành phần chất dinh dưỡng.
2. Bài tiết chất thải
Chất dinh dưỡng của thực phẩm sau khi được tiêu hóa, hấp thụ còn lại là các chất cặn bã sẽ thông qua con đường ra mồ hôi, hô hấp và bài tiết để được đào thải ra ngoài cơ thể. Tất cả các cách đào thải này muốn diễn ra suôn sẻ đều cần đến sự giúp đỡ của nước.
3. Bôi trơn khớp xương
Giữa các khớp xương trong cơ thể cần có dịch bôi trơn để tránh gây tổn thương giữa các xương khi ma sát mà nước chính là nguồn gốc của dịch bôi trơn.
4. Cân bằng nhiệt độ cơ thể
Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, để duy trì nhiệt độ cơ thể giúp bảo đảm hoạt động sinh lý bình thường, lúc này nước trong cơ thể sẽ được giữ lại do lỗ chân lông thu nhỏ nên làm giảm thoát hơi nước.
Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể, nước sẽ thông qua lỗ thở mao mạch đang nở rộng để thoát ra ngoài giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Cơ thể thông qua việc phân tán của nước để bảo đảm chức năng sinh tồn.
5. Bảo vệ tế bào
Nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, duy trì trạng thái bình thường của tế bào, giúp da căng bóng và có tính đàn hồi.
Video đang HOT
6. Cân bằng máu
Nước giúp cải thiện việc tuần hoàn máu, dịch mô, hỗ trợ cân bằng độ nhớt và độ pH.
5 thời điểm uống nước tốt nhất cho sức khỏe
1. Uống một cốc nước vào sáng sớm sau khi ngủ dậy
Thời điểm này, uống một cốc nước có thể làm thay đổi tình trạng sức khỏe của cơ thể bạn. Buổi sáng là thời điểm huyết áp sinh lý tăng lên ở mức cao, hoạt động của các tiểu cầu gia tăng, dẫn đến dễ hình thành nên các cục máu đông.
Trong quá trình đó, những mảng mỡ tích tụ hàng ngày bám trong thành mạch máu cũng rơi ra.
Không những thế, sau một đêm ngủ dài, cơ thể bị mất nước, bài tiết qua nước tiểu, nước thoát qua da, qua đường hô hấp sẽ khiến cho lượng thủy phân trong cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng.
Khi đó, lượng máu có thể sẽ càng cô đặc thêm làm cho tỉ lệ nhớt máu tăng cao, hình thành hiện tượng máu đông vón cục.
Người bị bệnh tim mạch rất dễ gặp trạng thái nguy hiểm, vì thế, cốc nước này sẽ được xem là vị “cứu tinh” để làm mềm các huyết mạch, giúp bạn vượt qua cơn nhồi máu cơ tim một cách dễ dàng.
2. Uống một cốc nước trước khi đi ngủ 30 phút
Cũng giống như buổi sáng sớm, vào buổi đêm trong giấc ngủ, là thời điểm máu lưu thông chậm hơn, yếu hơn ban ngày. Do đó, nếu độ dính nhớt của huyết dịch tăng cao, chúng sẽ tích tụ lại bám vào thành mạch máu, đông cứng và vón cục nhiều hơn.
Để tránh sự mất an toàn trong khi ngủ, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cốc nước “thần kỳ” này sẽ giúp bạn làm loãng nhớt máu, giảm máu đông, ngăn ngừa máu vón cục, tạo thuận lợi cho mạch máu hoạt động ổn định.
3. Nửa đêm thức giấc, hãy uống ngay một cốc nước
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh về não đa phần đều xuất hiện vào khoảng 2 giờ sáng. Đặc biệt vào mùa hè, được xem là thời gian “cao điểm” xuất hiện các chứng nhồi máu cơ tim và tim mạch nói chung.
Do thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao, cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước, thậm chí nhiều người bị tiêu chảy hoặc xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn ọe hoặc lợm giọng.
Để phòng và điều trị các bệnh về tim mạch, uống một một cốc nước vào 3 thời điểm trên sẽ có những tác động và ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe.
Đó cũng là 3 thời điểm “vàng” giúp bạn “cứu nguy” nếu xảy ra tình huống bất ngờ không mong muốn đối với người có nguy cơ bệnh tim.
4. Trước khi ăn nhẹ hoặc ăn vặt
Khi bạn uống một cốc nước trước khi nhai đồ ăn nhẹ hoặc cùng với đồ ăn nhẹ, nó sẽ giúp ngăn chặn sự thèm ăn và giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
5. Khi bạn bị bệnh
So với những ngày bình thường, uống nhiều nước dưới dạng nước trái câykhi bạn bị ốm là rất cần thiết. Điều này giúp giữ cho cơ thể ngậm nước và ngăn ngừa mất nước. Đồng thời cũng giúp bạn tránh xa vi khuẩn và virus.
Theo www.phunutoday.vn
4 lầm tưởng tai hại nhiều mẹ mắc phải khi cho con uống nước
Nước rất tốt cho sức khỏe mọi người nên ai cũng được khuyên nên uống nhiều nước mỗi ngày, tuy nhiên điều này không hề đúng với trẻ nhỏ.
Việc duy trì và cung cấp đủ nước cho cơ thể là một yếu tố then chốt để giữ gìn sức khỏe không chỉ với người lớn mà còn đối với cả trẻ em. Thế nhưng, cho bé uống nước như thế nào, khi nào uống, uống bao nhiêu cho hợp lý lại là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Chính vì vậy, đã có không ít những lời đồn thổi và hiểu lầm tai hại về việc cho trẻ uống nước mà nhiều bậc cha mẹ đang mắc phải.
Hiểu lầm số 1: Trẻ sơ sinh cần uống nước để duy trì đủ nước cho cơ thể
Trẻ sơ sinh uống nhiều nước có thể gây ra hiện tượng co giật và thậm chí là tử vong (Ảnh minh họa)
Từ việc đúc kết những lợi ích của việc uống nước, đặc biệt là trong những ngày oi nóng, đối với cơ thể của người lớn, nhiều bậc cha mẹ đã áp dụng điều đó đối với những đứa con của mình. Thế nhưng, mẹ có biết "uống nhiều nước" đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh uống nhiều nước có thể gây ra hiện tượng co giật và thậm chí là tử vong.
Các chuyên gia đều cho rằng, trẻ sơ sinh có thể nhận đủ lượng chất lỏng thông qua sữa mẹ hoặc sữa bột. Kể cả trong thời tiết nóng nực thì lượng nước trẻ nhận được từ sữa mẹ hay sữa công thức vẫn đảm bảo đủ cho bé và tỷ lệ nước này là an toàn với trẻ. Việc cho bé uống thêm nước có thể khiến cơ thể trẻ mất cân bằng các chất điện giải. Lúc này, nồng độ những chất rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thần kinh của trẻ là kali và natri bị pha loãng có thể dẫn đến tình trạng mất phương hướng, co giật và thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, theo quy định, các bác sĩ nhi khoa khuyên các mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước. Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi có thể uống từ 1 - 2 thìa nhỏ nước lọc sau khi ăn dặm, mỗi lần nhiều nhất chỉ 15 - 30ml để làm sạch khoang miệng. Khi trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể cho con uống nước theo nhu cầu.
Hiểu lầm số 2: Nước đóng chai thì tốt cho trẻ hơn là nước máy
Nhiều người nghĩ rằng nước đóng chai tốt hơn cho trẻ (Ảnh minh họa).
Tác hại của chì và đặc biệt là hiệu ứng từ cuộc khủng hoảng nước nhiễm độc chì tại thành phố Flint, bang Michigan, Mỹ đã khiến nhiều người nghĩ rằng nước đóng chai tốt hơn cho trẻ. Điều này chỉ đúng khi trong nước máy của bạn có chứa chì mà thôi. Và nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nguy cơ tiếp xúc với chì trong nước máy là rất nhỏ nên nếu cho trẻ uống hoàn toàn nước đóng chai nghĩa là mẹ đã tước đi cơ hội để trẻ hưởng những lợi ích về nha khoa của việc florua hóa nguồn nước của thành phố.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những mẫu nước đóng chai có chứa các các hạt nhựa siêu nhỏ và cho đến nay, người ta vẫn chưa kết luận được liệu việc hấp thu các mẩu vi hạt đó có gây ra những vấn đề lâu dài về sức khỏe hay không. Chính vì vậy, trừ phi bạn đang sống tại thành phố Flint, Mỹ, hãy tin rằng một ly nước máy được cho là an toàn nhất đối với cả bạn và con.
Hiểu lầm số 3: Nước hoa quả cũng tốt như nước lọc
Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước trái cây đóng hộp (Ảnh minh họa)
Mặc dù cả nước hoa quả và đồ uống thể thao đều có thể làm dịu nhanh cơn khát của những đứa trẻ, thế nhưng trong các loại nước này lại chứa một thứ mà nước lọc không có đó là lượng calo lớn được bổ sung từ đường. Trong khi dịch béo phì đang hoành hành khắp thế giới và đặc biệt cảnh báo đối với trẻ em, Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho con cái uống nhiều nước trái cây đóng hộp và đồ uống thể thao. Trừ phi con bạn là một vận động viên thể thao và đổ nhiều mồ hôi trong quá trình tập luyện và việc bổ sung các chất điện giải từ các đồ uống thể thao là cần thiết thì nước lọc mới là thứ con bạn cần mà không làm cho con béo phì.
Hiểu lầm số 4: Trẻ em không thích uống nước lọc
Nếu một đứa trẻ được bố mẹ tập thói quen uống nước lọc ngay từ đầu, trẻ sẽ quen với việc uống nó khi khát (Ảnh minh họa)
Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ em không thích uống nước lọc vì nó nhạt nhẽo. Thế nhưng, việc nhiều trẻ được tiếp xúc quá sớm và quá nhiều với đồ uống ngọt mới là nguyên nhân khiến trẻ không thích uống nước lọc. Và nếu một đứa trẻ được bố mẹ hình thành thói quen uống nước lọc ngay từ đầu, trẻ sẽ quen với việc uống nó khi khát. Tốt nhất là bố mẹ hãy tập cho bé uống nước lọc ngay khi bé bắt đầu uống nước (khi trẻ được khoảng 1 tuổi) để trẻ phát triển dần thói quen làm dịu cơn khát của chúng bằng nước lọc thay vì những thứ ngọt ngào khác.
Mặc dù bản thân nước không có nhiều mùi vị nhưng không có nghĩa là nó nhạt nhẽo. Bố mẹ hãy thử cho nước vào những chiếc cốc màu rực rỡ, hình thù đáng yêu và những chiếc ống hút ngộ nghĩnh, trẻ em sẽ bị thu hút bởi những điều ngạc nhiên nhưng đơn giản này đấy.
Nguồn: Fatherly
Theo Helino
Bỏ đường khỏi khẩu phần ăn của con, người mẹ phát hiện điều bất ngờ chỉ sau một ngày Quyết định cắt đường khỏi chế độ ăn uống của con gái, người mẹ này đã chứng kiến điều tuyệt vời xảy ra ngay sau đó. Cô con gái 4 tuổi của Anna Larsson - một người mẹ ở Thụy Điển đã trở nên giận dữ sau khi bị mẹ từ chối cho ăn những món ngọt. Cô bé không muốn ăn bất...