5 thay đổi rất nhỏ trong chi tiêu giúp người phụ nữ 30 tuổi đạt mục tiêu nghỉ hưu an nhàn, không lo nghĩ ở tuổi 50
Jen Glantz (33 tuổi) muốn nghỉ hưu ở độ tuổi 50, vì vậy cô đã lên kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình: lập ngân sách, tránh nợ nần, đa dạng hóa khoản tiết kiệm và thực hiện kiểm tra tài chính hàng tuần.
*Bài viết là chia sẻ của Jen Glantz. Cô là người sáng lập dịch vụ nổi tiếng Bridesmaid for Hire, người sáng tạo dự án Finally the Bride, lồng tiếng cho podcast “Youre Not Getting Any Younger” và là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất Amazon “All My Friends are Engaged “và “Always a Bridesmaid for Hire”.
Ở độ tuổi 20, tôi không hề nghĩ đến việc lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu. Tôi không quan tâm đến việc để dành tiền cho tương lai vì quá tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn như thanh toán hóa đơn bằng thẻ tín dụng và trả tiền thuê nhà ở New York.
Nhưng khi bước sang độ tuổi 30, quan điểm về tài chính cá nhân của tôi đã thay đổi. Tôi nhận ra mình cần xây dựng một chiến lược cho việc sử dụng những đồng tiền mình có để không chỉ trang trải cho cuộc sống hiện tại mà cho cả tương lai sau này.
Trong vài năm qua, tôi cố gắng xây dựng kế hoạch từ những ngày đầu nghỉ hưu. Tôi muốn nghỉ hưu ở độ tuổi 50 chứ không phải tuổi 62 như thông thường.
Để làm được điều này, tôi đóng tiền đều đặn hàng tháng vào quỹ hưu trí SEP IRA và một số quỹ khác. Những quỹ này sẽ giúp tôi có tiền sinh sống sau khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, vì cảm thấy đang bắt kịp các kế hoạch nghỉ hưu của mình, tôi còn cam kết thực hiện một số thay đổi trong cuộc sống để sớm đạt được mục tiêu đã đề ra.
1. Lập ngân sách chi tiêu sát với thực tế và tuân thủ thực hiện
Để có thể tiến hành đúng kế hoạch nghỉ hưu, tôi cần phải có cơ sở tài chính vững vàng. Đối với tôi, điều này đến từ việc lập được ngân sách chi tiêu sát thực tế và tuân thủ thực hiện mỗi tháng. Năm nay, kể từ khi bắt tay vào thực hiện theo kế hoạch, tôi đã có thể kiểm soát chi tiêu và có đủ tiền mặt hàng tháng để đóng vào các quỹ hưu trí của mình.
Trước đây, thay vì để dành cho tương lai, tôi luôn viện lý do để sử dụng số tiền đó để thanh toán hóa đơn hoặc mua thứ khác. Bây giờ, số tiền tôi để dành cho việc nghỉ hưu được cố định và đưa vào ngân sách chi tiêu trong tháng.
2. Thay đổi thái độ và tiết kiệm có chủ đích
Ở độ tuổi 20, tôi nghĩ rằng tiết kiệm để nghỉ hưu là vô nghĩa. Giờ tôi không chỉ nhận ra mình đã sai lầm như thế nào mà còn nhận ra rằng thái độ tiêu cực của mình khiến tôi không thể để dành tiền được.
Hiện tại, tôi tiếp cận việc tiết kiệm tiền cho việc nghỉ hưu theo cách có chủ đích hơn. Thay vì chỉ tuyên bố mục tiêu nghỉ hưu sớm, tôi còn vạch ra những điều tôi muốn làm khi nghỉ hưu, chẳng hạn như những chuyến đi cụ thể mà tôi muốn đi và những tài sản mà tôi muốn sở hữu. Có nhiều mục tiêu cụ thể hơn khiến giờ đây, việc tiết kiệm tiền cho tương lai cũng trở nên thú vị hơn.
Video đang HOT
Những thay đổi đáng kể trong suy nghĩ đã cho phép tôi thay đổi cách tiếp cận với việc tiết kiệm tiền cho tương lai và khiến tôi háo hức đạt được mục tiêu đóng góp vào quỹ hưu trí hàng tháng.
3. Đa dạng hóa kế hoạch nghỉ hưu và tìm kiếm thu nhập thụ động
Sau khi mở tài khoản hưu trí SEP IRA và đã đóng tiền vào đó hàng tháng trong vài năm, tôi đã quyết định rằng cần có thêm các kế hoạch tiết kiệm tiền cho việc nghỉ hưu.
Đó là lý do tại sao tôi bắt đầu tìm cách đa dạng hóa kế hoạch tiết kiệm hưu trí của mình. Tôi không chỉ có quỹ hưu trí mà còn bắt đầu tiết kiệm để mua bất động sản. Trong tương lai, tôi có thể cho thuê để kiếm thu nhập thụ động.
Tôi cũng đã bắt đầu nghiêm túc trong việc tìm cách tạo ra các hình thức thu nhập thụ động khác, cho dù đó là đầu tư vào kinh doanh nhỏ hay tạo ra các nguồn thu nhập riêng thông qua việc bán các khóa học, sách và hàng hóa. Tôi có thể sử dụng thu nhập đó để thanh toán cho các hóa đơn hiện tại và để dành ra một phần cho việc nghỉ hưu.
4. Kiểm soát nợ và tiết kiệm tiền cho những trường hợp khẩn cấp
Cách duy nhất để tôi có thể nghỉ hưu sớm là đảm bảo rằng tôi luôn kiểm soát được số nợ của mình. Hiện tại, tôi không mắc nợ. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra và tôi không có tiền để trang trải, hoặc nếu tôi mất tất cả thu nhập của mình. Để giúp quản lý rủi ro này, hàng tháng tôi đều tích cực gửi tiền mặt vào tài khoản tiết kiệm khẩn cấp của mình.
Để giảm bớt nợ, tôi theo dõi bảng sao kê thẻ tín dụng của mình để không bị bội chi và lên kế hoạch trước cho những khoản mua sắm đắt tiền, đảm bảo rằng tôi có đủ tiền mặt để chi trả.
Thực hiện những điều này giúp tôi đi đúng hướng với các kế hoạch nghỉ hưu của mình mà không phải sử dụng tiền dành cho những mục tiêu đó để giải quyết khoản nợ mới phát sinh.
5. Kiểm tra tình hình tài chính hàng tuần
Một trong những cách tốt nhất mà tôi có thể làm để thay đổi thói quen tài chính và đạt được mục tiêu tiết kiệm hàng tháng cho việc nghỉ hưu là kiểm tra tình hình tài chính của bản thân hàng tuần.
Mỗi sáng thứ sáu, tôi ngồi xuống và xem xét tất cả các việc liên quan đến tài chính của mình, từ bảng sao kê thẻ tín dụng đến quỹ hưu trí SEP IRA. Điều này giúp tôi nắm được số tiền tôi đang chi tiêu và tiết kiệm hàng tuần, đồng thời nó cũng cho phép tôi hiểu rõ về tình trạng tài chính của bản thân.
Trước đây, tôi chỉ kiểm tra các tài khoản của mình mỗi tháng một lần. Điều đó khiến tôi dễ dàng chi tiêu quá mức, lười làm kế toán cá nhân và không đặt mục tiêu tài chính lên hàng đầu.
3 thói quen này đang thực sự khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn
Đây là những thói quen có thể dẫn bạn đến việc chi tiêu nhiều hơn. Từ bỏ những thói quen này là cách để bạn tiết kiệm được nhiều hơn, ngày càng đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
Khi nói đến quản lý tài chính, bạn có thể đặt ra những mục tiêu rất tốt song trong quá trình thực hiện lại mắc phải sai lầm. Bạn có thể cảm thấy chán nản khi lập ngân sách nhưng vẫn chi tiêu quá mức hoặc tự nhủ chỉ uống một cốc trà sữa tuần này nhưng cuối cùng lại uống tới 4 ly. Bạn cũng có thể thử thách bản thân tiết kiệm 50 đô la mỗi tháng, nhưng sự thật là cuối tháng chỉ thấy mình để được 25 đô la.
Đừng chán nản bởi suy cho cùng, chúng ta là con người và việc mắc sai lầm không có gì đáng xấu hổ. Điều quan trọng là nhất là chúng ta có thể nhìn nhận ra sai lầm đó và không để mắc lại lần sau. Trong những trường hợp trên, việc hiểu được tâm lý vì sao chúng ta lại chi tiêu nhiều hơn dự định sẽ giúp chúng ta phát triển những thói quen tốt để tránh bội chi.
Mariel Beasley, người đồng sáng lập Common Cents Labs, đã đề cập đến 3 thói quen thực sự khiến chúng ta tiêu nhiều tiền hơn và cách để tránh điều đó.
Thói quen số 1: Chỉ dựa vào ý chí để hạn chế chi tiêu
Beasley nói: "Động lực cũng giống như nhiều thứ khác, luôn biến đổi và dễ trôi đi. Vì vậy, nếu bạn chỉ dựa vào sức mạnh ý chí để ngăn bản thân mua hàng, theo thời gian động lực sẽ hao mòn và không phải lúc nào cũng hiệu quả."
Một trong những cách hiệu quả để bạn hạn chế chi tiêu của mình là thông qua việc lập ngân sách. Ngân sách có thể giúp bạn biết tiền của mình đi đâu, đâu là nơi mình chi tiêu nhiều tiền nhất. Tuy nhiên, vấn đề là nhiều người có xu hướng rơi vào vòng xoáy bù đắp quá mức khi họ đang cố gắng kiềm chế chi tiêu của mình.
Đó là khi nhiều người cố bám vào ngân sách của mình và chi tiêu ít hơn trong 1 tuần đầu, nhưng ngay vào tuần sau đó lại tiêu bù quá mức và vượt quá ngân sách. Khi họ nhận ra mình đã vượt quá ngân sách, họ sẽ lại giảm chi tiêu một lần nữa, để mình rơi vào tình trạng thiếu thốn và chu kỳ cứ như vậy tiếp tục theo cách này.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không nên lập ngân sách. Điều quan trọng là chúng ta không nên chờ đợi quá nhiều và cho rằng chỉ cần lập ngân sách 1 lần có thể giải quyết tất cả vấn đề và khi mọi thứ không được như mong muốn lại sinh ra chán nản. Cảm giác đó giống như bạn tiến được 1 bước lại lùi 2 bước vậy.
"Lập ngân sách là điều rất quan trọng nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Về lâu dài, nếu bạn không có sự điều chỉnh phù hợp và thiết lập những thói quen, quy định khác tự đặt ra cho mình, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng cảm thấy tệ khi không đạt được mục tiêu ngân sách đã đặt ra cho mình", Beasley nói.
Thói quen số 2: Tập trung nhiều hơn vào sự hài lòng trước mắt thay vì lợi ích lâu dài
Là con người, chúng ta thường muốn đạt được những thứ mình muốn ngay bây giờ. Nhưng đôi khi, sự hài lòng tức thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang ít chú trọng hơn vào lợi ích trong tương lai.
Beasley giải thích: "Chúng ta thường tập trung hơn vào những lợi ích trong hiện tại hơn là nghĩ cho tương lai về lâu về dàu. Chúng ta vốn dĩ có xu hướng làm những gì khiến mình cảm thấy tốt hơn ở hiện tại. Điều này bởi việc trì hoãn sự hài lòng khiến chúng ta không cảm thấy thoải mái. Do đó, chúng ta dễ chỉ đưa ra những quyết định mang lại cho mình sự hài lòng ngay lập tức".
Đây là một trong những lý do chính khiến bạn khó bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu khi còn trẻ. Việc nghỉ hưu chỉ còn rất xa trong tương lai và chúng ta nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể tiết kiệm sau, để rồi lại trì hoãn việc này. Nhớ rằng không bao giờ là quá sớm để tiết kiệm và càng tiết kiệm sớm, bạn sẽ càng được hưởng sức mạnh của lãi suất kép mang lại. Trước khi chi tiêu cho những thứ không cần thiết, hãy nhắc bản thân rằng mình sẽ làm được những điều quan trọng hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn trong tương lai nếu cất số tiền đó vào tiết kiệm.
Thói quen số 3: Chạy theo đám đông
Khi bạn mang suy nghĩ phải bằng bạn bằng bè, mọi người có mình cũng phải có, những đồng tiền khó khăn mới kiếm được của bạn sẽ dễ dàng chảy ra khỏi túi.
Beasley nói: "Nhiều người thường nhìn ra những người xung quanh họ để biết những gì mình nên làm. Về mặt tài chính, họ bị thúc đẩy bởi những gì họ thấy người khác làm và trong đó bao gồm cả thói quen chi tiêu của họ."
Thời buổi mạng xã hội phát triển, chúng ta càng biết nhiều hơn về những gì người xung quanh mặc, chiếc xe họ đi hay chuyến du lịch mà họ hưởng. Song nhớ rằng đó chỉ là bề nổi, cuộc sống mà họ muốn bạn thấy ở họ. Bạn không thể biết họ đã mua những món đồ đó bằng cách nào, tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho việc nghỉ hưu...
Trên thực tế, nghiên cứu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia cho thấy, nếu hàng xóm của bạn trúng xổ số, bạn là người dễ có khả năng bội chi, rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Đó là bởi khi thấy hàng xóm không ngừng sắm sửa, đổi xe đẹp hơn, sửa nhà thay đổi nội thất, bạn thấy mình cũng cần đổi những thứ tốt hơn và rồi dù không trúng giải, bạn vẫn sống lối sống xa hoa mà lẽ ra mình không nên.
Làm thế nào để phá vỡ những thói quen này?
Các chiến lược để kiểm soát chi tiêu của bạn sẽ hiệu quả hơn khi chúng phù hợp với tâm lý của bạn thay vì chống lại nó.
Beasley nói: "Việc tạo ra các quy tắc chi tiêu cho bản thân sẽ hiệu quả hơn việc lập ra một kế hoạch hạn chế số tiền bạn có thể chi tiêu. Đặt ra các quy tắc dựa trên hành động có xu hướng giúp bạn dễ duy trì lâu dài hơn so với việc chỉ lập ra 1 ngân sách".
Một ví dụ về quy tắc dựa trên hành động mà Beasley tự tuân theo là chỉ mua đồ uống bên ngoài nếu hôm đó cô ấy đi gặp bác sĩ. Bạn có thể đặt ra những quy tắc tương tự như chỉ dùng tiền mặt khi đi ăn với bạn bè để hạn chế số tiền mình có thể chi theo những gì bạn có trong ví, thay vì quẹt thẻ vô tội vạ.
Một quy tắc khác có thể giúp bạn cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm là gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi khi bạn thực hiện 1 giao dịch mua sắm không cần thiết. Ví dụ, bạn có thể tự đặt ra quy tắc là mỗi khi mua một trò chơi điện tử mới hay cốc nến từ cửa hàng nến yêu thích, bạn sẽ lập tức gửi 10 đô la hoặc số tiền cụ thể nào đó vào tài khoản tiết kiệm.
Và cuối cùng, hãy nhớ rằng không có giới hạn nào đối với các loại quy tắc dựa trên hành động mà bạn có thể đặt ra cho chính mình để chi tiêu hợp lý hơn. Quan trọng là phù hợp, giúp bạn có thể thực hiện lâu dài và hướng đến sự giàu có, tài chính tự do.
70% phụ nữ dễ stress khi phải tiết kiệm, chuyên gia đưa ngay 3 lời khuyên quan trọng Theo một cuộc khảo sát gần đây của Fidelity thì 70% phụ nữ gặp vấn đề căng thẳng trong đó lớn nhất là do các khoản tiết kiệm và đầu tư dài hạn. Những người phụ nữ đã chia sẻ trong khảo sát của Fidelity về các yếu tố khiến họ cảm thấy căng thẳng hơn như sức khỏe tinh thần trước tài...