5 tháng, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,6%
Theo thông tin Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/5, trong tháng 5/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 62,69 tỷ USD, giảm 4,7% so với tháng trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động bốc xếp hàng tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh minh họa: An Đăng/TTXVN
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 305,1 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 16,3%; nhập khẩu tăng 14,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 516 triệu USD.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2022 ước đạt 30,48 tỷ USD, giảm 8,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,25 tỷ USD, giảm 7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,23 tỷ USD, giảm 9,1%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2022, tăng 16,4%; trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 17,1%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,25 tỷ USD, tăng 20,8%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 112,56 tỷ USD, tăng 14,8%, chiếm 73,7%.
Trong 5 tháng đầu năm 2022 có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 62,3%
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 88,6%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,9%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm.
Video đang HOT
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2022 ước đạt 32,21 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12,03 tỷ USD, tăng 6,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,18 tỷ USD, giảm 4,8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Năm tăng 12,9%; trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 15,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,4%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 152,29 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 53,36 tỷ USD, tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,93 tỷ USD, tăng 14,9%.
Trong 5 tháng đầu năm 2022 có 28 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 85,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,9%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,8%, giảm 0,3 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,1%, tăng 0,4 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 46,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 49,6 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 13,4 tỷ USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 27,1 tỷ USD, tăng 15,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 17,9 tỷ USD, tăng 46,6%; nhập siêu từ ASEAN 6,5 tỷ USD, tăng 6,4%; nhập siêu từ Nhật Bản 742 triệu USD, tăng 18,2%.
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 516 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,24 tỷ USD); trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,11 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 13,63 tỷ USD.
Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới, Bộ Công Thương lưu ý các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài, cân nhắc thấu đáo trong lựa chọn các ngân hàng thanh toán trong bối cảnh cấm vận.
Hơn nữa, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các ưu đãi trong 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước để đa dạng hóa thị trường. Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo toàn bộ hệ thống Thương vụ tại các nước châu Âu có trách nhiệm cao nhất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đang có gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine để tìm cách chuyển hướng sang các thị trường phù hợp tại châu Âu.
Cùng với đó, Bộ Công Thương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, chú trọng triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, các cam kết trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Bên cạnh đó, hướng dẫn doanh nghiệp các cơ hội của các FTA quan trọng như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…
Xuất khẩu hàng hóa của Bình Dương tăng gần 27%
Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 xảy ra kéo dài tại địa phương, nhưng 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương ước đạt hơn 24,5 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 79,8% kế hoạch năm nay.
Hoạt động sản xuất sản phẩm linh kiện điện tử tại Công ty TNHH TPR Việt Nam tại KCN Vsip 2 Bình Dương. Ảnh minh họa: Hải Âu/TTXVN
Theo ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu của vực khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 4,6 tỷ USD, tăng 31,3%; trong khi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn áp đảo chiếm 19,8 tỷ USD, tăng 25,6%.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Dương giữ mức tăng khá so với cùng kỳ như: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, sắt thép các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử...
Một số ngành sản xuất khẩu tỷ đô gồm sản phẩm từ gỗ, giày dép các loại, hàng dệt may... giữ mức tăng trưởng dương. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ trong 9 tháng ước đạt hơn 4,98 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 20,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu; giày da ước đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 14,4%... Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Mỹ, kế tiếp là châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Qua kết quả khảo sát xu hướng kinh doanh của 450 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cho thấy, có 10,71% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2021 tốt hơn quý trước; 49,33% số doanh nghiệp đánh giá khó khăn và 39,96% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.
Về số lượng đơn đặt hàng mới, có 4,98% số doanh nghiệp đánh giá đơn đặt hàng quý III/2021 cao hơn quý trước; 46,83% số doanh nghiệp đánh giá đơn hàng giảm và 48,19% số doanh nghiệp đánh giá có đơn đặt hàng ổn định.
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới, có 3,61% số doanh nghiệp đánh giá quý III/2021 tăng hơn so với quý trước; 45,83% số doanh nghiệp đánh giá đơn hàng giảm và 50,56% số doanh nghiệp đánh giá ổn định.
Dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2021 so với quý III/2021, có hơn 87% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn; trong đó, trên 47% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 39% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và hơn 12,8% dự báo khó khăn hơn.
Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ cho biết hiện đơn hàng không thiếu, nhưng muốn duy trì sản xuất phải có đầy đủ nhân công, lao động.
Nhằm bảo đảm nguồn lao động cho các doanh nghiệp sau khi phục hồi lại sản xuất, lãnh đạo tỉnh Bình Dương kêu gọi người lao động không tự phát vể quê; khuyến cáo bà con ở lại để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống. Hiện tỉnh đang ưu tiên tiêm vaccine mũi 2 cho người lao động để có "thẻ xanh" vào nhà máy máy làm việc. Tính đến nay, tại Bình Dương đã có hơn 2 triệu người được tiêm ít nhất 1 mũi. Tuy nhiên, hiện mới có 258.057 người tiêm đủ 2 mũi.
Bình Dương đang tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hồi phục trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến nay, tỉnh đã có 85% doanh nghiệp đăng ký nối lại sản xuất trong điều kiện mới.
Tăng năng lực cảnh báo phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu Bộ Công Thương đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của 36 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo gồm 11 mặt hàng để thông tin cho các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp...