5 thách thức về bảo mật đám mây đe dọa doanh nghiệp Việt trong năm 2019
Ngày nay, các doanh nghiệp đang dành thời gian, nỗ lực và tài chính để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống luôn được an toàn. Bảo mật đám mây là một thị trường rất lớn và tăng trưởng nhanh: hơn 12 tỷ đô la sẽ được chi hàng năm cho bảo mật đám mây vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm sẽ đạt hơn 25%.
Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong an ninh mạng nhưng họ lại không hề nhận thức được điều này. Sau đây là 5 thách thức chính mà doanh nghiệp sẽ gặp phải với các vấn đề bảo mật hệ thống của mình.
1. Tài nguyên không xác định ( Unknown Asset) trên network
Có khá nhiều doanh nghiệp không hề sở hữu một kho để lưu trữ đầy đủ tất cả các tài sản CNTT, và đây chính là một vấn đề lớn mà họ đang không nhận thức được. Nếu không quản lý được tất cả các tài sản trên network, làm thế nào bạn có thể chắc chắn rằng network của tổ chức là an toàn?
Vì vậy doanh nghiệp cần phải rà soát tất cả các điểm truy cập khác nhau trên network là gì và điểm truy cập nào cần cập nhật bảo mật nhất.
2. Lạm dụng đặc quyền tài khoản người dùng
Theo Harvard Business Review, 60% cuộc tấn công được thực hiện bởi những người trong nội bộ tổ chức, cả vô tình (như việc gửi thông tin đến địa chỉ email sai hay bị mất thiết bị làm việc) và cố tình (có chủ ý để rò rỉ thông tin, tấn công phishing, tấn công social engineering thông qua tài khoản cá nhân).
Những mối đe dọa này vô cùng nguy hiểm bởi chúng đến từ chính những người dùng đáng tin cậy trong hệ thống, rất khó để phát hiện và ngăn chặn trước khi sự cố xảy ra.
Video đang HOT
3. Lỗ hổng bảo mật chưa được vá
Lỗ hổng zero-day là những lỗ hổng chưa được công bố hoặc chưa được khắc phục. Cho đến khi lỗ hổng được khắc phục, tin tặc có thể khai thác nó để ảnh hưởng xấu đến các chương trình máy tính, dữ liệu, máy tính bổ sung hoặc mạng. Tuy nhiên, các lỗ hổng zero day không phải là vấn đề mà các lỗ hổng đã biết nhưng lại chưa được vá mới là vấn đề quan trọng hơn.
Tuy nhiên, khi lỗ hổng zero day được sử dụng, nó hoàn toàn có thể được phát hiện bởi nhà cung cấp phần mềm. Ngoài ra, phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để khám phá ra một lỗ hổng mới. Vì vậy, những kẻ tấn công thường thích tận dụng các lỗ hổng, các khai thác cũ đã được biết đến.
4. Thiếu sự phòng ngừa chuyên sâu
Cuối cùng, bất chấp tất cả những nỗ lực, sẽ có một ngày kẻ tấn công thành công trong việc vi phạm network security. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại của cuộc tấn công sẽ có phụ thuộc vào cách cấu trúc mạng. Một số doanh nghiệp có cấu trúc mạng mở, kẻ tấn công ở trong một hệ thống đáng tin cậy sẽ có quyền truy cập vào tất cả các hệ thống trên network, điều này khá nguy hiểm.
Nếu network được cấu trúc với phân đoạn mạnh (strong segmentation), tách biệt tất cả các phần riêng biệt, thì bạn hoàn toàn có thể kéo dài thời gian tấn công của tin tặc, tận dụng quãng thời gian này để tập trung tìm ra lỗ hổng và ngăn chặn kịp thời.
5. Quản lý bảo mật CNTT kém
Một vấn đề khá phổ biến đối với doanh nghiệp là ngay cả khi họ có tất cả các giải pháp an ninh tốt nhất, nhưng họ lại không có đủ người để quản lý các giải pháp đó, hệ thống của tổ chức vẫn bị tấn công như thường. Các cảnh báo an ninh quan trọng có thể bị bỏ lỡ, tổ chức sẽ phải gánh chịu những thiệt hại đáng kể vì không kịp ngăn chặn tấn công.
Tuy nhiên, việc tìm một nhóm bảo mật CNTT nội bộ đủ lớn để quản lý tất cả các nhu cầu của tổ chức luôn là một quá trình tốn kém và mất thời gian. Để xây dựng đội ngũ nhân viên bảo mật CNTT một cách nhanh chóng, doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của một đối tác chuyên nghiệp.
Để vượt qua 5 thách thức kể trên, doanh nghiệp nên cân nhắc các giải pháp như BizFly Cloud – nền tảng dịch vụ đám mây hàng đầu sử dụng các nguyên tắc bảo vệ chủ động, tự động hóa và thông minh.
Sử dụng nền tảng BizFly Cloud để tạo các rào chắn cho môi trường đám mây, các tổ chức có thể nhận được cảnh báo theo thời gian thực khi hệ thống gặp phải các vấn đề như vi phạm dữ liệu, sử dụng trái phép, vi phạm tuân thủ và zero-day threat… trước khi hệ thống gánh chịu hậu quả.
BizFly Cloud cung cấp cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô và lĩnh vực, mang lại cho các nhà quản trị sự an tâm tuyệt đối, giúp doanh nghiệp dễ dàng di chuyển nhiều dữ liệu và khối lượng công việc quan trọng lên đám mây một cách an toàn.
Dành cho các độc giả tham khảo thêm thông tin về BizFly Cloud – dịch vụ đám mây với độ bảo mật hàng đầu:
Website: https://cloud.bizfly.vn/
Hotline: (024) 7302.8888 – (028) 7302.8888
Theo Genk
8.319 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam
Theo ghi nhận của VNCERT, tính đến hết quý III năm 2018, đã có 8.319 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam cả 3 loại hình phishing, malware và deface
Ngày 25-11, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và Công ty PwC Việt Nam đồng tổ chức cuộc diễn tập an ninh mạng với chủ đề "Nâng cao kỹ năng phân tích, điều tra, ứng cứu và xử lý sự cố an toàn thông tin mạng" tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
Chương trình diễn tập "Nâng cao kỹ năng phân tích, điều tra, ứng cứu và xử lý sự cố an toàn thông tin mạng" thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu là các cán bộ phụ trách, cán bộ kỹ thuật CNTT, an toàn thông tin đến từ các cơ quan, đơn vị là thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia, các Sở thông tin và truyền thông tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp đang vận hành hệ thống thông tin quan trọng tại khu vực miền Nam.
Các đơn vị đồng phối hợp tổ chức cuộc diễn tập gồm có Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG; Cục Bưu điện Trung ương; Cục Tần số vô tuyến điện và Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tại buổi diễn tập, các đơn vị tham gia tại 3 đầu cầu thi là Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng thực hiện phân tích điều tra một cuộc tấn công APT (Advanced Persistent Threat - tấn công có chủ đích). Các đội phải thể hiện khả năng phân tích, điều tra sự cố, từ đó xác định được nguồn gốc kẻ tấn công, danh sách các địa chỉ IP mà mã độc kết nối đến, các lỗ hổng, kỹ thuật tấn công đã được sử dụng để xâm nhập hệ thống, cũng như mức độ, phạm vi ảnh hưởng của cuộc tấn công. Với kịch bản diễn tập bám sát thực tế, buổi diễn tập cung cấp cho các đội tham gia những kỹ năng quan trọng mang tính ứng dụng cao.
Ông Grant Dennis - Chủ tịch Công ty PwC Việt Nam nói: "Chúng tôi tin rằng giờ là lúc các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác và chia sẻ thông tin về các mối đe dọa với nhau, với sự điều phối của các cơ quan như Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và VNCERT.
Việc chia sẻ và phối hợp chặt chẽ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho những tổ chức tham gia vì quý vị có thể trao đổi không chỉ các thông tin về các mối đe dọa liên quan mà còn về các biện pháp kỹ thuật, các kinh nghiệm thực tế về quy trình ứng phó sự cố và những chiến lược chủ động phòng chống sự cố hiệu quả".
Bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn 2010-2011 cho đến nay, tấn công APT luôn nằm trong tốp đầu về hiểm họa an toàn, an ninh mạng do phương thức tấn công tinh vi, liên tục khác nhau từ kỹ thuật cao đến kỹ thuật khai thác tâm lý xã hội (social engineering) tạo ra các biến thể qua mặt các giải pháp an toàn, an ninh và gây thiệt hại to lớn đặc biệt là các hạ tầng quan trọng quốc gia.
Theo ghi nhận của VNCERT, tính đến hết quý III năm 2018, đã có 8.319 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam cả 3 loại hình phishing, malware và deface, trong đó tấn công mã độc (malware) là 1.575 trường hợp; tấn công thay đổi giao diện (deface) là 4.829 trường hợp, và tấn công lừa đảo (phishing) là 1.915 trường hợp.
Theo Báo Mới