5 tác hại của việc nằm võng cha mẹ cần biết
Nằm võng là thói quen của người Việt từ rất lâu thậm chí trẻ nhỏ dành cả tuổi thơ để nằm võng nhưng tác hại của nó ít ai biết đến.
Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết những bé hay khóc quấy thì chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều người mẹ còn tỏ ra sung sướng khi thấy con có vẻ thích thú mỗi khi nằm trên chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, chuyện nằm võng có thể là giải pháp trước mắt, thi thoảng nằm thư giãn, ngả lưng thì được còn nếu nằm rất lâu để ngủ thì không tốt cho sự phát triển chung của trẻ.
Võng là vật dụng có độ con rất lớn, nằm võng lại thường đung đưa cảm giác dễ chịu nhưng thực tế có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc nằm võng đung đưa hại nhiều hơn lợi.
Thứ nhất, bác sĩ Thanh cho biết, khi nằm võng trẻ bị hội chứng rung lắc. Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức.
Thứ hai, ức chế thần kinh, khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao khi bạn bế trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu vào ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.
Nằm võng gây nhiều bất lợi cho sức khỏe.
Thứ ba, ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực, do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi.
Thứ tư, BS Thành cho biết nằm võng sẽ khiến hệ thần kinh vận động kém phát triển. Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm… Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.
Video đang HOT
Thứ năm, hạn chế cơ bắp phát triển. Bởi vì cơ bắp nếu được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi đã ngủ, các cơ bắp này vẫn phải được hoạt động để giúp lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ.
Trong khi đó, một trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ… Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Mặt khác, khi trẻ trở mình trên võng rất dễ bị té ngã ở những thế nguy hiểm nên cần phải được che chắn cẩn thận.
Đối với người lớn, PGS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng nằm võng để ngủ thì chỉ nên sử dụng cho những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa, còn ngủ dài như ngủ ban đêm thì rất không tốt vì tư thế nằm võng như vậy rất khó chịu, cơ thể bị bó hẹp ở tư thế nằm đầu cao, chân cao, ngực bị ép sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, bệnh nhân dễ bị suy hô hấp, thiếu oxy não, làm giấc ngủ không có chất lượng.
Bé trai bị động kinh cục bộ sau 1 cú vấp ngã: Lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh đang có con nhỏ
9 năm đồng hành và yêu thương con trai bị động kinh do một di chứng chấn thương não bằng tất cả những gì mình có, chị N.N mới đây đã chia sẻ lại câu chuyện và đưa ra những kinh nghiệm để điều trị bệnh này.
Mới đây, 1 bà mẹ trẻ tên N.N (sinh năm 1984, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) đã chia sẻ câu chuyện đau lòng xảy ra với con trai của chị.
9 năm trước - tức khoảng tháng 2/2012, bé N.Đ.T (sinh năm 2009) không may bị ngã. Đến tháng 7 cùng năm, bé T. bắt đầu xuất hiện cơn hoảng loạn bất thường, bé hét thất thanh vài giây đến vài phút. Tới tháng 9, bé T. bị cơn giật đầu tiên kèm sốt viêm họng phải nhập viện Nhi và được chỉ định tiêm Diazepam, hơn 1 tiếng sau mới cắt được cơn giật nửa người.
Các bác sĩ đưa ra kết luận bé T. - con trai chị N.N. bị động kinh cục bộ. Thông báo này như tin "sét đánh" thẳng vào gia đình chị N.N. Một cú vấp ngã tưởng như bình thường đã để lại những di chứng vô cùng nặng nề và đáng sợ với con trai chị.
Một cú vấp ngã tưởng như bình thường đã để lại những di chứng vô cùng nặng nề và đáng sợ với bé N.Đ.T.
Quá trình chạy chữa gian nan
Sau khi nhận kết quả từ bác sĩ, bé T. chính thức bước vào con đường trị liệu bằng thuốc liên tục. Bé T. được thăm khám và điều trị ở bệnh viện 108.
Trong suốt quá trình uống thuốc, bé T. gặp nhiều tác dụng phụ, điển hình là tăng cân, đặc biệt là sau khi uống Depakine. Sau 6 tháng, bé T tăng 6 cân từ 16kg lên 22kg. Chưa kể, giai đoạn bé T. không thể ra mồ hôi, dù đang trong thời tiết mùa hè và bé đã vận động rất nhiều, đến nỗi cả người đỏ bừng, hai má thì hồng rực.
"Cháu dùng các loại thuốc thì gần như là thể kháng thuốc, có giai đoạn các cơn động kinh thưa hơn, nhưng không cắt được hẳn. Mà bệnh này ở miền Bắc thời tiết hay thay đổi thì ảnh hưởng ghê gớm luôn.
Từ 2017 cháu đã không dùng thuốc, mặc dù bệnh vẫn còn, chưa thực sự dứt hẳn nhưng mình có niềm tin vào việc đã hiểu và chế ngự được căn bệnh này, không còn hoang mang, tuyệt vọng, hãi hùng trước căn bệnh." , chị N. chia sẻ.
Bài học rút ra sau quãng thời gian đồng hành cùng con điều trị bệnh
Sau hành trình dài 9 năm đồng hành cùng con trai, chị N.N đã nhận thấy một số điều ở cơn động kinh của trẻ như sau:
Các loại thuốc hướng thần sử dụng trong điều trị động kinh chỉ có tác dụng chữa triệu chứng mà không thể ngăn được nguyên nhân.
Trong điều trị, các bác sĩ dò liều, từ ít tăng lên dần dần đến ngưỡng khuyến cáo bên sản suất theo cân thể trọng. Thuốc này không hết sẽ đổi thuốc thường là thuốc chưa dùng và thế hệ mới hơn, không đỡ tiếp sẽ là kết hợp vài loại. Thuốc thật sự độc với cơ thể và có nhiều tác dụng phụ ngay cả nhà nghiên cứu cũng không lường tới. Vì các thuốc đời cũ như Depakine hàng nghìn hàng vạn người thử, nhưng thuốc như Keppra từng được cho bé T. sử dụng, tập thử mẫu chỉ có vài trăm người.
Trong điều trị dùng thuốc các bác sỹ đặc biệt lưu ý đến xét nghiệm chức năng gan thận của bệnh nhân 6 tháng một lần vì độ độc hại của dòng thuốc hướng thần này.
Qua tìm hiểu thấy thống kê các ca khỏi chỉ dùng một loại thuốc nhưng nếu hợp có thể điều trị khỏi luôn, chị N. đã rất trông mong vào điều đó. Nhưng những hy vọng và thất vọng cứ nối dài, chị N. đã từng rất tuyệt vọng.
Thêm vào đó, tác dụng không ra mồ hôi càng khiến chị lo ngại về thuốc và đã tự ý dừng thuốc theo liều giảm dần từ từ để tránh sốc. Sau khi không dùng gần một năm, tình trạng của bé T. vẫn không có chút cải thiện nào. Duy chỉ có điều chị cảm thấy bé T. thật sự tiếp thu tốt hơn.
Hồi đầu năm 2017, chị N. cho bé dừng thuốc. Mấy tháng sau chị N. nghỉ phép để kèm bé T. học và chị đã nhận ra rằng, tác dụng phụ hữu hình của thuốc hướng thần là giảm hoạt động của các cơ (gây béo), ngoài ra còn làm trì trệ đầu óc.
"Đối mặt với cơn động kinh, mình thực sự thấy cơn động kinh không còn đáng sợ nữa, chỉ đáng sợ khi có thể gây nguy hiểm tai nạn, ngã... khi xảy ra. Cơn động kinh chỉ là phản ứng của hệ thần kinh, chính xác là phản xạ có điều kiện khi tế bào thần kinh bị thiếu ô-xi. Nói nó là phản xạ có điều kiện tương tự các phản xạ của cơ thể, kiểu như khi hắt xì, sốt nổi da gà...
Vậy chỉ cần ngắt được tác nhân thì cơn sẽ hết, hoặc cũng có thể hiểu cơn đến là cảnh báo của hệ thần kinh khi thiếu ô-xi. Bé nhà mình mang di chứng nên có sẵn nguyên nhân do hệ vận động bị yếu nửa người, thêm vào đó cả vùng nhồi máu vẫn còn trong não thất nên phép màu chưa xảy ra. Vận động kém kéo theo tình trạng phổi lép, lại hay bị ảnh hưởng hô hấp do thời tiết nên chuyện thiếu ô-xi là điều hiển nhiên.
Hơn nữa, cuộc sống của bé còn bao nhiêu áp lực, stress, áp lực hòa nhập cùng các bạn, áp lực tập phục hồi chức năng, áp lực do gia đình bố mẹ quay mòng mòng nên chỉ số hạnh phúc quả là thấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra khi con người bị stress thì toàn bộ quá trình sinh hóa của cơ thể bị ảnh hưởng, gây thiếu ô-xi não trầm trọng.
Cơn động kinh có thể xảy ra với người bình thường, như các trường hợp bị sốt cao hay như các bệnh nhân trầm cảm quá mức. Sốt cao co giật ở trẻ bình thường xung quanh chúng ta không hề hiếm. Người bình thường cũng có thể xảy ra, những người hay xảy ra đèn báo này chỉ là do thể trạng chúng ta kém hơn hay hệ hô hấp đang mệt mỏi. Thậm chí ngay cả những người khỏe mạnh dẻo dai như thợ lặn chuyên nghiệp, nếu dưới áp lực nước sâu vẫn có tai nạn xảy ra co giật." , chị N. viết.
Cuối cùng, chị N. nhắn nhủ rằng, thay vì chán nản kêu than, hãy cố gắng vui vẻ yêu đời và duy trì tập luyện thể thao an toàn, đặc biệt là bơi lội bởi khi tăng dung tích phổi bằng đường vận động đã đồng nghĩa với việc có thể tự cải thiện chất lượng cuộc sống.
Động kinh là một bệnh lý với những cơn co giật xảy ra đột ngột, tái phát. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh như: xuất huyết não, sốt cao co giật, nhiễm trùng thần kinh, rối loạn mạch máu não, di truyền, chấn thương sọ não... Tuy nhiên có đến hơn một nửa số bệnh nhân không rõ nguyên nhân.
Bệnh động kinh nguy hiểm ở chỗ, nếu không được điều trị để cắt hoặc giảm những cơn co giật kéo dài có thể khiến trẻ chậm phát triển tâm lý, vận động. Vì thế, điều quan trọng là cha mẹ cần phát hiện và đưa trẻ đi khám sớm. Khi trẻ có cơn co giật đầu tiên nếu được điều trị sớm thì khả năng trẻ bị cơn co giật tiếp theo là 24%, và 82% có thể khỏi sau 1 năm.
Ảnh: NVCC
Cẩn trọng với triệu chứng đau đầu thường xuyên, trí nhớ lẫn lộn Người phụ nữ 45 tuổi thường xuyên quên trước quên sau, kèm đau đầu kéo dài. Khi đến bệnh viện khám, chị được phát hiện trong não có khối u kích thước rất lớn. Hiện, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và tiếp xúc tốt, không còn dấu hiệu đau đầu hay rối loạn ngôn ngữ. Ảnh: BVCC. Cụ thể, bệnh nhân...