5 sự thật về những tỷ phú trẻ nhất thế giới
Tỷ phú trẻ nhất thế giới là một cô gái 18 tuổi. Tỷ phú dưới 30 tuổi giàu nhất thế giới sở hữu tài sản 4,6 tỷ USD.
Tỷ phú trẻ nhất thế giới là một cô gái 18 tuổi
Kim Jung-youn, con gái 18 tuổi của cố tỷ phú Hàn Quốc Kim Jung-ju, người sáng lập gã khổng lồ trò chơi trực tuyến Nexon, vừa trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới sau khi thừa kế cổ phần từ cha cô. Ông Kim Jung-ju đã qua đời ở tuổi 54 vào tháng 2 năm nay.
Ông Kim Jung-ju, người sáng lập công ty trò chơi trực tuyến Nexon. Ảnh: Handout
Theo một hồ sơ được công bố đầu tháng này, Jung-youn và chị gái Jung-min mỗi người được thừa kế 30,78% cổ phần ở NXC, công ty thuộc sở hữu của người cha quá cố. Trong khi đó, NXC chiếm lượng cổ phần lớn nhất tại Nexon, với gần 48%. Như vậy, tổng số cổ phần hai chị em tại NXC và Nexon trị giá 2,5 tỷ USD mỗi người. Sau khi giảm trừ thuế thừa kế (Hàn Quốc có thuế thừa kế cao nhất trên thế giới), Forbes tính toán mỗi người thừa hưởng hơn 1,5 tỷ USD.
Vị trí này trước đó thuộc về một chàng trai người Đức
Video đang HOT
Trước khi Kim Jung-youn trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới, vị trí này thuộc về chàng trai 20 tuổi Kevin David Lehmann. Anh thừa kế 50% cổ phần của cha là Guenther Lehmann trong chuỗi cửa hàng thuốc drogerie markt của Đức.
Trên thực tế, ông Guenther đã chuyển nhượng cổ phần cho con trai khi anh 14 tuổi, nhưng dưới dạng ủy thác. Vào tháng 9/2020, khi tròn 18 tuổi, Kevin chính thức nắm quyền sở hữu số cổ phần này, giúp anh bước vào danh sách tỷ phú thế giới.
Alexandr Wang là tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới
Nếu như Kim Jung-youn và Kevin David Lehmann đều trở thành tỷ phú nhờ tài sản thừa kế, Alexandr Wang (sinh năm 1997) được Forbes ghi nhận là tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới. Năm 2016, Wang rời Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) khi 19 tuổi dù chưa tốt nghiệp để sáng lập startup phần mềm Scale AI.
Alexandr Wang, tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới. Ảnh: Forbes
Ba năm sau, giải pháp trí tuệ nhân tạo của công ty này đã được áp dụng trên khoảng 300 doanh nghiệp, trong đó có các tên tuổi lớn trong lĩnh vực xe tự lái như Waymo của Alphabet, Cruise của General Motors hay Uber Technologies. Năm ngoái, Scale đã huy động được 325 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, đưa định giá công ty lên mức 7,3 tỷ USD. 15% cổ phần của Wang trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Tỷ phú trẻ nhất Trung Quốc rất kín tiếng
Theo ghi nhận của Forbes, Wang Zelong, 26 tuổi, sở hữu khối tài sản trị giá 1,4 tỷ USD hiện là tỷ phú trẻ nhất Trung Quốc. Wang Zelong có cuộc sống rất kín tiếng, không dùng mạng xã hội và không xuất hiện trước truyền thông.
Tỷ phú trẻ nhất Trung Quốc Wang Zelong. Ảnh: Toutiao.
Wang Zelong lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes năm ngoái khi sở hữu số cổ phần trị giá hơn 1,3 tỷ USD trong CNNC Hua Yuan Titanium Dioxide – công ty hóa chất niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến. Ngoài ra, Wang còn có cổ phần trong công ty sản xuất hóa chất Lomon Billions Group.
Gary Wang là tỷ phú dưới 30 tuổi giàu nhất thế giới
Gary Wang đồng sáng lập và là Giám đốc công nghệ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX. Tốt nghiệp MIT, Wang từng làm việc tại Google trước khi bắt tay với Sam Bankman-Fried ra mắt FTX vào năm 2019. Chàng trai 29 tuổi này hiện sở hữu khối tài sản trị giá 4,6 tỷ USD, theo Forbes.
Meta đối mặt với khoản phạt 175 triệu USD do vi phạm bản quyền
Meta đã thua trọng vụ kiện với Voxer, nhà phát triển ứng dụng Walkie Talkie khi công ty này cáo buộc gã khổng lồ đã vi phạm bằng sáng chế của mình và sử dụng công nghệ này vào Instagram Live và Facebook Live
Ảnh: Engadget
Meta đang phải đối mặt với một khoản tiền phạt khổng lồ sau khi thua kiện vì vi phạm bằng sáng chế. Một thẩm phán liên bang ở Texas đã ra lệnh cho công ty phải trả cho Voxer, nhà phát triển ứng dụng có tên Walkie Talkie, gần 175 triệu USD tiền bản quyền. Trước đó, Voxer đã cáo buộc Meta vi phạm bằng sáng chế của mình và đưa công nghệ đó vào Instagram Live và Facebook Live.
Được biết vào năm 2006, người sáng lập Voxer là Tom Katis và nhóm của mình đã phát triển công nghệ truyền giọng nói và video trực tiếp để giải quyết các vấn đề liên lạc gặp phải của quân đội Mỹ ở Afghanistan. Từ đó, Voxer ra mắt ứng dụng Walkie Talkie vào năm 2011.
Theo đơn kiện, ngay sau khi Voxer phát hành ứng dụng, Meta đã đề nghị hợp tác. Voxer được cho là đã tiết lộ công nghệ độc quyền cũng như danh mục bằng sáng chế của mình cho Meta, nhưng hai bên đã không đạt được thỏa thuận. Voxer tuyên bố mặc dù Meta không có dịch vụ thoại hoặc video trực tiếp vào thời điểm đó, nhưng họ đã xác định nhà phát triển Walkie Talkie là đối thủ cạnh tranh và chặn quyền truy cập vào các tính năng của Facebook như công cụ Find Friends.
Meta ra mắt Facebook Live vào năm 2015. Katis tuyên bố đã có cuộc gặp với giám đốc sản phẩm Facebook Live vào đầu năm 2016 để thảo luận về các cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của Voxer trong sản phẩm đó, tuy nhiên Meta từ chối thỏa thuận với họ. Ngay sau đó, Meta đã tiếp tục phát hành Instagram Live. Voxer tuyên bố trong vụ kiện là cả hai sản phẩm đều sử dụng công nghệ của Voxer và vi phạm nghiêm trọng bằng sáng chế của công ty.
Meta đã phủ nhận tuyên bố của Voxer trong một chia sẻ với TechCrunch. Phát ngôn viên cho biết: "Chúng tôi tin rằng bằng chứng tại phiên tòa đã chứng minh rằng Meta không vi phạm các bằng sáng chế của Voxer. Chúng tôi dự định tìm kiếm thêm các bằng chứng và sẽ nộp đơn kháng cáo."
Tương lai đầy thách thức của gã khổng lồ tìm kiếm Alphabet Theo báo cáo tài chính mới được công bố, công ty mẹ của Google, Alphabet đạt mức doanh thu thấp hơn dự kiến trong quý thứ hai. CNBC vừa cập nhật báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của Alphabet với những con số được đánh giá là "không như kỳ vọng". Nhìn chung, tăng trưởng doanh thu của gã khổng lồ...