5 sai lầm trong thời kỳ kinh nguyệt dễ gây vô sinh
Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà chị em thường mắc phải trong kỳ kinh nguyệt, gây tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Theo Sina, so với đàn ông, phụ nữ thường sống thọ hơn so với nam giới vì họ có kinh nguyệt, nhờ có kinh nguyệt, phụ nữ được gia tăng lưu thông máu, tăng tốc độ trao đổi chất, từ đó khỏe mạnh hơn.
Nhưng, chu kỳ kinh nguyệt lại là khoảng thời gian thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong âm đạo và gây bệnh phụ khoa. Trong giai đoạn này, cổ tử cung hé mở nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong âm đạo rồi vào buồng tử cung, hình thành bệnh viêm nhiễm.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ cần có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là chứng tỏ sức khỏe ổn định, khả năng sinh sản rất cao. Thế nhưng, nếu không biết chăm sóc vùng kín đúng cách, phụ nữ có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh cùng nhiều căn bệnh mãn tính khác. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà chị em thường mắc phải trong kỳ kinh nguyệt, gây tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
5 sai lầm phụ nữ thường mắc phải trong kỳ kinh nguyệt
Để băng vệ sinh trong nhà vệ sinh
Nhiều phụ nữ có thói quen mua số lượng lớn băng vệ sinh rồi cất giữ trong nhà vệ sinh để tiện việc sử dụng. Thế nhưng, môi trường phòng tắm ẩm ướt, tối tăm, điều kiện thông gió kém nên dễ khiến cho băng vệ sinh bị ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Theo Bệnh viện Leeds, vi khuẩn từ bồn cầu có thể chạm tới các đồ vật trong bán kính 10inch (25,4cm) theo đường không khí.
Ảnh minh họa
Do đó, không thể đảm bảo băng vệ sinh của bạn không bị nhiễm vi khuẩn này, đặc biệt là nếu bạn để chúng trong nhà vệ sinh. Sau đó, nếu dùng băng vệ sinh ẩm ướt và chứa nhiều vi khuẩn như vậy sẽ gây viêm nhiễm vùng kín, gây bệnh nguy hiểm. Tốt hơn cả là chị em hạn chế tích trữ quá nhiều băng vệ sinh trong nhà. Nếu có thì hãy bọc kín chúng lại, đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ và không dùng băng vệ sinh bị ướt.
Sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài
Theo trang QQ, trong thời kỳ kinh nguyệt, vùng kín phụ nữ thường nóng và ẩm ướt hơn bình thường, đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Nếu chị em không thay băng vệ sinh trong thời gian dài, vi khuẩn tại vùng kín được sản sinh nhiều hơn, tạo thành một “ổ vi khuẩn”. Từ đó gây ngứa, viêm âm đạo, hình thành nhiều bệnh nguy hiểm như viêm cổ tử cung, bệnh viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung.
Ảnh minh họa
Nếu mắc bệnh trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách, nguy cơ vô sinh là không thể tránh khỏi.
Theo chia sẻ của chuyên gia, chị em chỉ nên sử dụng băng vệ sinh tối đa trong 2-3 giờ. Sau thời gian này, hãy thay băng vệ sinh mới để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo, kể cả khi lượng kinh nguyệt có ra ít hay nhiều.
Video đang HOT
Không rửa tay khi thay băng vệ sinh mới
Ảnh minh họa
Trung bình, trên 1cm da của người bình thường chứa đến 40.000 vi khuẩn. Đối với phần da tay thì số lượng vi khuẩn còn nhiều hơn bởi bộ phận này thường xuyên phải tiếp xúc với đủ loại đồ vật. Trước khi thay băng vệ sinh mới, nếu bạn không rửa tay thật kỹ sẽ khiến vi khuẩn ở tay lan truyền sang băng vệ sinh, chúng có thể lây lan và phát triển trong vùng âm đạo gây viêm nhiễm.
Ăn thực phẩm không phù hợp
Ảnh minh họa
Trang Sina đưa tin, phụ nữ uống trà đặc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên chị em cần tránh dùng chúng trong kỳ kinh nguyệt để không cản trở quá trình hấp thụ sắt, không tốt cho sự phục hồi khí và máu, tăng nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, đồ ăn cay, lạnh cũng là thực phẩm chị em cần tránh xa trong giai đoạn nhạy cảm này. Bởi thực phẩm này có thể gây khó chịu, lạnh bụng và hình thành nhiều triệu chứng bất lợi khác.
Thụt rửa vùng kín
Trong những ngày đặc biệt như chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần thận trọng trong việc vệ sinh vùng kín vì lúc này “cô bé” đang vô cùng nhạy cảm.
Chẳng hạn, dùng trực tiếp vòi hoa sen để rửa râm đạo hoặc dùng nhiều dung dịch sát khuẩn khiến cho niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch, gây đau ở cổ tử cung.
Thụt rửa vùng kín sai cách cũng khiến “vùng kín” dễ bị nhiễm khuẩn, nấm, cản trở quá trình thụ thai, gây bệnh nhiễm trùng… Nếu tình trạng bệnh trầm trọng hơn sẽ gây tổn thương lên tử cung, tệ hơn là gây bệnh vô sinh.
Bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường? Những điều con gái cần biết về kì kinh nguyệt đầu tiên
Câu hỏi "Bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường?" khiến nhiều bạn gái lúng túng. Người thì thấy có vẻ như nguyệt san của mình đến quá sớm, người thì lại thấy quá muộn. Điều này có bình thường không?
Kinh nguyệt là một kết quả của quá trình dậy thì, và đây là cột mốc đánh dấu thời điểm bạn đã có thể mang thai. Khi chu kì kinh nguyệt bắt đầu, nồng độ estrogen sẽ tăng lên khiến niêm mạc tử cung dày hơn (niêm mạc tử cung dày giúp hỗ trợ trứng được thụ tinh và phát triển thành thai).
Thậm chí, con gái có thể mang thai ngay trước kì kinh đầu tiên do nội tiết tố có thể đã hoạt động dẫn tới rụng trứng - nếu quan hệ tình dục ở thời điểm này thì bạn có thể mang thai.
Nếu như không có trứng thụ tinh thì cơ thể sẽ có cơ chế phá vỡ lớp niêm mạc, trứng được đẩy ra ngoài tử cung và gây ra hiện tượng cháy máu và gọi là kinh nguyệt.
Bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường?
Thông thường thì kinh nguyệt sẽ bắt đầu ở con gái từ 12 - 14 tuổi với chu kì kéo dài từ 3 - 7 ngày. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp kinh nguyệt tới sớm hơn hoặc muộn hơn.
Theo nguyên tắc chung thì kinh nguyệt sẽ bắt đầu khoảng sau 2 năm khi ngực của bạn bắt đầu phát triển và khoảng 1 năm sau khi có dịch tiết âm đạo màu trắng.
Đâu là dấu hiệu nhận biết chuẩn bị có kì kinh nguyệt đầu tiên?
Một số người có thể bắt đầu kì kinh nguyệt đầu tiên mà không có bất kì một dấu hiệu báo trước nào. Một số khác thì có thể gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt (PSM) trong những ngày trước khi kinh nguyệt bắt đầu.
Các triệu chứng của PMS bao gồm:
- Nổi mụn
- Chướng bụng
- Ngực bị đau
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Mệt mỏi cáu kỉnh hơn bình thường
- Thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt
- Tiết dịch âm đạo màu trong hoặc hơi đục.
Lúc này, hãy chuẩn bị đầy đủ "combo chào kì kinh nguyệt" bao gồm: quần lót sạch, băng vệ sinh (tampon hoặc cốc nguyệt san,...), khăn sạch và thuốc giảm đau phòng trường hợp cần thiết.
Nếu nguyệt san của bạn đến khi bạn đang ở trường học và không kịp chuẩn bị gì thì bạn có thể hỏi giáo viên hoặc tới phòng y tế, ở đó sẽ có những dụng cụ hỗ trợ cần thiết cho bạn.
Kì kinh nguyệt đầu tiên sẽ kéo dài trong bao lâu?
Kì kinh đầu tiên của bạn có thể chỉ kéo dài vài ngày. Và có thể mất đến vài tháng (sau vài lần đến kì) để chu kì kinh nguyệt của bạn có thể trở nên ổn định (từ 28 - 30 ngày).
Thông thường kì kinh sẽ kéo dài từ 3 - 7 ngày.
Bạn có thể sẽ mất bao nhiêu máu?
Mặc dù kì kinh nguyệt đầu tiên của hầu hết con gái đều diễn ra nhẹ nhàng với một vài đốm máu trong suốt chu kì. Nhưng cũng có bạn "mất máu" nhiều hơn. Khi nội tiết tố trở nên ổn định thì kinh nguyệt hàng tháng của bạn cũng sẽ diễn ra đều đặn hơn.
Việc "mất máu" nhiều có thể không phải là một biểu hiện đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn cảm thấy ra quá nhiều máu, hãy nói chuyện với phụ huynh hay nhân viên y tế ở trường. Nhất là khi bạn cảm thấy bị choáng váng, tim đập nhanh hơn và kì kinh đầu tiên kéo dài trên 7 ngày.
Bạn có thể bơi lội và chơi thể thao trong kì kinh nguyệt không?
Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động thể thao hay bơi lội khi đang trong kì kinh nguyệt. Chỉ cần đảm bảo sử dụng cốc nguyệt san hay các dụng cụ hỗ trợ giúp kinh nguyệt không bị "rò rỉ" ra ngoài khi đang hoạt động.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt động thể chất phù hợp có thể giúp giảm chuột rút và các cơn đau khó chịu có thể gặp phải trong mỗi kì kinh.
Nếu cần cố định chặt chẽ hơn bạn có thể hỏi mua các loại quần lót sinh lý dùng cho kì kinh nguỵệt.
Kì kinh nguyệt như thế nào là bất thường và cần phải tới gặp bác sĩ?
Nếu gặp các vấn đề sau con gái hãy nói chuyện với mẹ hoặc bác sĩ, nhân viên y tế:
- Chưa có kinh nguyệt và dấu hiện dậy thì khi tới 15 tuổi - 16 tuổi
- Bạn đã có kinh nguyệt trong khoảng 2 năm nhưng chu kì không đều
- Bị chảy máu giữa chu kì
- Đau bụng dữ dội và không thể hoàn thành được các sinh hoạt bình thường
- Ra máu nhiều tới mức phải thay băng vệ sinh liên tục 1 giờ/1 lần
- Kì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày
Thời gian rụng trứng là khi nào? Rụng trứng kéo dài bao lâu mỗi tháng? Phụ nữ khi có thể xác định chính xác thời gian rụng trứng là khi nào của mình thì có thể hiểu rõ được thơi gian mang thai mỗi tháng để lên kế hoạch thực hiện biện pháp ngăn ngừa thai hiệu quả. Phụ nữ vẫn biết rằng, hiện tượng rụng trứng là sinh lý bình thường. Tuy nhiên, thời gian rụng trứng...