5 sai lầm nghiêm trọng khi khử trùng nhà cửa và vật dụng, bạn cần hết sức tránh
Khử trùng là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và các thành viên trong nhà.
Trong tình hình dịch bệnh bùng phát, việc giặt giũ, vệ sinh, khử trùng các bề mặt trong nhà cần được đề cao hơn bao giờ hết. Đó là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và các thành viên trong nhà.
Tuy nhiên có một số sai lầm mà không ít người đã mắc phải khi khử trùng nhà cửa. Dưới đây là 5 điều mà bạn cần hết sức tránh khi khử trùng đồ đạc, nhà cửa.
1. Bạn không làm sạch trước khi khử trùng
Bạn có biết rằng các chất khử trùng sẽ không hoạt động trên bề mặt vẫn còn bẩn? Virus và vi khuẩn sẽ vẫn ẩn náu trong các vật liệu hữu cơ và bụi bẩn bám trên bề mặt, điều đó khiến cho chất khử trùng tốt nhất cũng trở nên kém hiệu quả.
Bạn hãy nhớ luôn dùng chất tẩy rửa như chất tẩy rửa đa năng hoặc xà phòng và nước để làm sạch trước khi sử dụng chất khử trùng.
2. Bạn pha loãng trước thuốc tẩy
Thuốc tẩy là một giải pháp hiệu quả để tiêu diệt vi trùng và cả virus corona. Để đảm bảo nó phát huy được công dụng, bạn lưu ý phải pha loãng với nồng độ phù hợp.
Vậy nhưng nhiều người đang mắc phải một sai lầm, đó là họ pha loãng trước thuốc tẩy với dung tích lớn và sử dụng trong nhiều lần khác nhau.
Video đang HOT
Cách làm ấy giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức bởi chỉ cần pha một lần. Song trên thực tế, thuốc tẩy lại không ổn định ở dạng pha loãng. Nó có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ, ánh sáng và các yếu tố khác từ môi trường xung quanh, khiến cho công dụng không còn được đảm bảo.
Nói cách khác, bạn chỉ nên pha đủ lượng dung dịch tẩy mà mình cần sử dụng ngay, không pha trước rồi để đó dùng cho lần tiếp theo.
3. Bạn sử dụng thuốc tẩy bằng bình xịt
Thuốc tẩy là một trong những chất khử trùng có phản ứng mạnh, bạn không nên kết hợp nó với bất cứ thứ gì khác kể cả chai xịt.
Thuốc tẩy có thể phản ứng với các bộ phận kim loại của vòi xịt, làm giảm công dụng diệt khuẩn.
Cách làm hiệu quả nhất là bạn dùng giẻ thấm dung dịch tẩy đã pha loãng và lau trên các bề mặt để khử trùng.
4. Bạn đang sử dụng cồn 90 độ thay vì cồn 70 độ
Thuốc tẩy không phải là chất khử trùng duy nhất được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến nghị sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng cồn để diệt virus và vi khuẩn.
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ cồn có nồng độ càng cao thì hiệu quả càng tốt, tuy nhiên trong thực tế lại không hẳn như vậy. Dung dịch cồn 90 độ (hoặc cao hơn) có thể quá mạnh trong một số trường hợp và sẽ gây hại cho bề mặt cần khử trùng. Thay vào đó, bạn nên dùng cồn có nồng độ từ 60 – 80 độ sẽ cho hiệu quả tối ưu.
Không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Điều này còn được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh, thời gian không đủ để phát huy tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy, sẽ nguy hiểm hơn so với dùng cồn 70 độ.
5. Bạn không để thời gian chờ đợi
Sau khi lau chất khử trùng lên bề mặt, bạn đừng vội rửa sạch nó ngay lập tức. Để phát huy hiệu quả, dung dịch khử trùng phải có thời gian nhất định, thời gian này thay đổi theo từng sản phẩm.
Có một số sản phẩm theo hướng dẫn sử dụng thì bạn cần phải chờ đợi 40 phút trước khi làm sạch bề mặt. Lời khuyên cho bạn là hãy đọc kỹ hướng dẫn và làm theo nhắc nhở trên bao bì chất khử trùng ấy để có được hiệu quả tốt nhất.
Có thể cho tất và đồ lót giặt cùng nhau không? Đơn giản nhưng nhiều người hiểu sai
Mặc dù có nhiều chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng được sử dụng trong quá trình giặt giũ, nhưng vẫn không thể tránh khỏi các chất cặn bẩn bám vào.
Công việc giặt giũ mỗi ngày tốn khá nhiều thời gian của chị em phụ nữ. Hơn nữa, nó còn khiến đôi bàn tay bị khô ráp do tiếp xúc với xà phòng. Sự ra đời của máy giặt đã giúp giải phóng đôi tay chị em khỏi công việc nhàm chán này, giúp chị em có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng máy giặt, nhiều người có thói quen cho tất cả các loại quần áo và tất bẩn vào giặt chung để tiết kiệm thời gian. Vậy cách làm này có đúng không?
Có 2 luồng ý kiến trái chiều.
Một bên cho rằng việc làm này quá nguy hiểm vì trong tất bẩn sẽ có chứa rất nhiều các loại vi khuẩn, nếu giặt chung như vậy sẽ làm bẩn quần áo khác, gây ra sự lây nhiễm chéo. Nhưng lại có ý khiến khác cho rằng, trong bột giặt sẽ có các thành phần khử trùng, diệt khuẩn, chúng sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn có trong đồ bẩn. Vậy nên, không vấn đề gì nếu quần áo và tất được giặt chung cùng nhau. Vậy, đâu mới là câu trả lời đúng?
Thực ra, trong hầu hết các trường hợp, có thể giặt chung quần áo và tất bằng máy giặt, nhưng cũng có một số trường hợp không nên giặt bằng máy. Cụ thể:
Những trường hợp nào không nên giặt chung?
Trong trường hợp bàn chân bị bệnh nấm hoặc các bệnh da liễu khác, tốt nhất bạn nên giặt riêng tất bằng tay, hoặc mua máy giặt nhỏ chuyên dụng để giặt tất riêng tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn. Ngoài ra, nên sử dụng chất tẩy quần áo hoặc thường xuyên dùng nước sôi có nhiệt độ cao để ngâm, giặt.
Không nên giặt chung đồ lót với tất len (len nhân tạo hoặc len nguyên chất), bởi phần lông tơ dính trên bề mặt đồ lót dễ làm tăng khả năng bị dị ứng và viêm nhiễm. Tốt nhất, thời gian giặt quần áo lót, bó sát người với tất len nên cách xe nhau để hạn chế phần lông còn sót trong máy giặt bị dính vào.
Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý đến máy giặt, bởi máy giặt bẩn cũng là nguyên nhân khiến quần áo bị nhiễm khuẩn, nấm và các vi khuẩn khác.
Mặc dù có nhiều chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng được sử dụng trong quá trình giặt giũ, nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc các chất cặn bẩn (các sợi tơ, lông tơ, bụi bẩn) và vi khuẩn bám vào bên trong và bên ngoài lồng giặt sau khi giặt quần áo.
Nếu lồng máy giặt lâu ngày không được làm sạch, sẽ rất dễ sinh vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác. Vì thế, dù có giặt riêng hay giặt chung, thì quần áo cũng dễ bị nhiễm bẩn, đặc biệt là các sản phẩm cá nhân như tất, quần áo lót... Khi mặc quần áo lót hoặc tất bị nhiễm bẩn thì so với áo khoác ngoài, sự tổn thương và kích ứng đối với cơ thể sẽ nghiêm trọng hơn.
Những trường hợp có thể giặt chung trong máy giặt
Hoạt động sống của vi khuẩn được xúc tác bởi enzim, thành phần của enzim là protein, trong thành phần của màng tế bào vi khuẩn cũng có protein. Khi protein gặp các sản phẩm giặt có tính kiềm như bột giặt thì sẽ xảy ra sự đông tụ và tách ra khỏi nhau, cuối cùng bị phân hủy. Vì thế, hầu hết các loại bột giặt có tính kiềm đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Do đó, nếu chỉ có vi khuẩn thông thường hoặc mồ hôi trên tất, chúng ta có thể giặt chung bằng máy giặt. Nhưng cần lưu ý, nếu có thói quen lưu trữ quần áo trước khi cho vào giặt chung thì chị em nên bảo quản ở nơi khô ráo, để không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Bột giặt sẽ giải quyết các loại vi khuẩn nhưng nếu chị em vẫn chưa yên tâm thì có thể kết hợp thêm chất tẩy để giặt cho sạch sẽ.
7 vật dụng cần ưu tiên làm sạch đầu tiên vì dễ sinh sôi vi khuẩn Bạn có thể là người yêu thích dọn dẹp nhưng lại bỏ qua những vật dụng dễ sinh sôi vi khuẩn. Cùng tìm hiểu thói quen làm sạch hiệu quả trong bài viết để căn nhà luôn gọn sạch. Bí mật của sự sạch sẽ nằm ở tần suất chúng ta thực hiện việc duy trì môi trường xung quanh như thế nào....