5 sai lầm nên tránh khi bé ngủ
Hầu hết các bé đã sẵn sàng ngủ suốt đêm từ 3 đến 4 tháng tuổi – nếu cha mẹ để cho bé ngủ. Các lỗi thường gặp này của cha mẹ có thể phá hỏng giấc ngủ của trẻ hoặc biến chúng thành thành một đứa trẻ chỉ biết ngủ.
Lúc nào cũng bên cạnh bé
Nếu bé khóc khi bạn đặt bé xuống mỗi tối và bạn vội vã dỗ dành bé mỗi lần như thế, bé sẽ không bao giờ học cách tự làm dịu mình để ngủ (tất nhiên, nếu con trẻ bị bệnh hoặc bị đau, bạn cần phải giúp đỡ bé). Bạn tránh đi để bạn không nghe tiếng rên và khóc thút thít của bé, khi bé khóc thực sự, thì hãy chờ bé qua cơn khóc trong vòng 5 phút rồi hãy đến kiểm tra bé. Đêm sau, chờ 10 phút hãy đến, và cứ thế tăng dần thời gian cho những đêm sau.
Cho ăn dặm vào ban đêm
Con trẻ đã sẵn sàng bỏ qua cữ ăn dặm giữa đêm khi bé đạt khoảng 6 kg. Nếu bé nặng hơn nhiều so với số cân này và vẫn còn khóc đòi ăn lúc 2g khuya, đây là thói quen hoặc thái độ đòi hỏi. Thay vì mang bé ra khỏi giường để cho bé ăn, thì hãy giúp cho bé trở lại giấc ngủ.
Lắc lư ru bé ngủ
Nếu bạn làm điều này thường xuyên, bé sẽ bắt đầu quen và phụ thuộc vào vòng tay của bạn rồi ngủ gục đi. Nếu bé có xu hướng rơi vào giấc ngủ khi bạn cho bé chai sữa hoặc cho bé bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé trước khi bạn đặt bé vào nôi hoặc giường.
Video đang HOT
Cho bé đi ngủ với bình sữa
Khi bé chìm vào giấc ngủ với bình sữa đang uống, bột sữa có thể bám vào miệng bé dẫn đến việc bé dễ bị hư răng. Ngủ với bình sữa cũng làm tăng nguy cơ bé bị sặc sữa.
Đảo lộn ngày với đêm
Bé sẽ không bao giờ có thể ngủ suốt đêm nếu bé không biết được sự khác biệt giữa bóng tối và ánh sáng. Để giúp trẻ thiết lập nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên, hãy giữ cho phòng của bé có ánh sáng vào buổi sáng và trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Đặc biệt, không để đèn sáng trong phòng vào ban đêm.
Theo Phunuonline
Top 10 nguyên tắc cho bé ăn dặm mẹ cần biết
Ăn dặm là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Khi cho bé ăn dặm mẹ cần nắm vững một số nguyên tắc sau.
Thời điểm bắt đầu và kết thúc phải chuẩn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ nên bắt đầu giai đoạn ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ ngày trong khi lúc này trẻ cần 700 kcal/ ngày. Do đó cần bổ sung thức ăn cần thiết để bù đắp năng lượng bị thiếu. Nhưng mẹ nên nhớ là sau 24 tháng thì nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai hoặc khó hoà nhập ở trường lớp vì ăn theo chế độ ăn khác.
Ăn từ ít đến nhiều
Bạn cần phải nhớ là nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột với một nửa bát con, làm như thế 1-2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ nguyên tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu nếu cho ăn quá nhiều bột rất có thể khiến con bị rối loạn tiêu hoá.
Từ loãng đến đặc
Do con đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Nếu mua dạng bột ăn dặm bán sẵn thì mẹ nên tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay thì khi pha nên pha thành hỗn lợp loãng, mịn và sánh như kem là được.
Tập ăn nhiều món khác nhau
Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3 - 4 lần trong ngày. Bé được tập ăn thịt lúc 8 tháng với lượng khoảng 1 muỗng canh/bữa, có thể bổ sung thêm trứng và bắt đầu với lòng đỏ trứng cho đến khi bé được 1 tuổi.
Từ 9 tháng khi bé đã ăn được kha khá, mẹ có thể nấu cháo cho bé ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước như quan niệm của một số bà mẹ rằng nước xương đã đủ chất, mà nên ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Số lượng bữa ăn trong ngày tùy thuộc vào lứa tuổi. Với bé từ 9 - 12 tháng tuổi, lúc này bé có thể nhai được nhiều hơn.
Vì thế, mẹ có thể cho bé ăn thêm các món ăn như rau củ quả hầm chín, luộc nhừ để kích thích bé nhai nhiều hơn. Không nên cho bé các loại thức ăn nhỏ như đậu phộng, lạc rang, nho khô khiến bé dễ bị nghẹn hoặc hóc. Khẩu phần ăn của bé nên dành - lượng là rau xanh và các loại hoa quả, chất đạm và tinh bột. Phần còn lại, có thể mẹ cho bé ăn bánh quy, sữa chua, váng sữa, phô mai nghiền.
Từ ngọt đến mặn
Khi tập cho con ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau khoảng 2 -4 tuần thì mới nên nấu bột mặn cho bé.
Cho con làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày
Đây là cách để phát hiện xem bé có bị dị ứng với thực phẩm hay không. Sau khoảng 3 - 5 ngày nếu bé không phản ứng gì với loại thức ăn đó, không bị rối loạn tiêu hoá, phát ban... thì mới bắt đầu cho con tập sang loại thức ăn khác.
Dầu ăn là điều tối quan trọng với trẻ
Không cho dầu ăn hoặc cho rất ít dầu ăn chính là không cung cấp đủ năng lượng cho con. Thực ra dầu ăn rất dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu. Hơn thế nữa dầu ăn là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu vitamin D và canxi.
Cân đối các nhóm thực phẩm
Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai. Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác. Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây. Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng và nghĩ rằng như thế là đầy đủ chất cho con nhưng thật ra quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.
Không thêm mắm/ muối vào đồ ăn dặm của bé
Một số bà mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm, muối vào đồ ăn của con sẽ khiến món ăn đậm đà và kích thích vị giác của con. Nhưng thật ra đó là việc hoàn toàn sai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ không nên cho muối vào thức ăn của con vì thận của bé vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.
Tuyệt đối tránh ép bé ăn
Khi bé chưa sẵn sàng chấp nhận thức ăn mới, mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé. Mẹ đừng đè ép sẽ làm bé sợ đấy. Nếu bé phản ứng mạnh như khóc hoặc ói khi nhìn thấy thức ăn thì mẹ có thể cho bé dừng ăn vài ngày rồi tập lại. Nếu cứ cố ép bé sẽ trở nên quá sợ hãi thức ăn mà bị biếng ăn.
Theo Phununews
Cách bảo quản đồ ăn dặm không mất chất cho mẹ bận rộn Chỉ cần vài phút chuẩn bị là mẹ đã có một thực đơn tươi ngon cho bé trong những ngày làm việc bận rộn. Ngày nay, khi các bà mẹ phải bận rộn với công việc và chăm sóc gia đình, thì việc chuẩn bị thức ăn cho bé đầy đủ và đúng bữa chiếm khá nhiều thời gian. Một trong những giải...