5 sai lầm khi tự chữa cảm cúm
Nhiều người chủ quan cho rằng, cảm cúm là bệnh có thể tự khỏi, nên nhiều người vẫn có những sai lầm trong việc điều trị bệnh.
Thực tiễn y học chứng minh, thời tiết thay đổi, ít ngủ, làm việc quá sức, bị cảm lạnh, sức đề kháng giảm sút… vi khuẩn và virus sẽ tận dụng điều kiện này để xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới cảm cúm. Đặc biệt là sau khi cảm cúm không chú ý chữa trị, nghỉ ngơi, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào các bộ phận khác, gây nhiễm trùng cơ thể, và bệnh nhân cũng có chuyển sang bệnh nghiêm trọng hơn.
Một số sai lầm thường gặp:
1. Tự chẩn đoán các triệu chứng
Khi bị cảm cúm, người bệnh thường hắt hơi, sổ mũi, đau đầu… nặng hơn thì có thêm các triệu chứng như ho, có đờm, đau họng, hơi sốt…
Tuy nhiên, theo bác sĩ thì đo số người bệnh không tự xác định được đầy đủ các triệu chứng của bệnh, mà chỉ biết được những triệu chứng nỏi bận làm cơ thể khó chịu.
Ảnh minh họa: Internet
2. Tự ý sử dụng thuốc
Người bệnh thường tự đi mua thuốc uống, mà đa số chỉ mua thuốcParacetamol hoặc một loại thuốc bất kỳ mà vẫn thường dùng trong các lần cảm cúm khác uống để giảm đau đầu, hết hắt hơi sổ mũi mà không quan tâm đến các triệu chứng khác…
Video đang HOT
Nhưng các triệu chứng cảm cúm khác nhau, nên việc lựa chọn một loại thuốc cảm tương ứng với các thành phần hoạt chất, chứ không nên tùy ý uống một loại, cũng đừng tùy ý tăng liều lượng và thời gian uống của thuốc cảm.
2. Luôn cho rằng cảm cúm chỉ là bệnh “vớ vẩn”
Đa số người bệnh tin rằng, cảm cúm thì chỉ là bệnh “vớ vẩn” không cần chữa cũng tự khỏi. Trong khi đó, chính các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho là bước đầu của nhiễm trùng đường hô hấp, dễ dẫn đến các biến chứng sau đó như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi…
Các bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn, thậm chí còn đe dọa tới tình mạng. Do đó, cảm cúm nên kịp thời điều trị đúng cách.
4. Dùng kháng sinh một cách vô tội vạ
Kháng sinh chỉ cần thiết khi cảm cúm có biểu hiện bội nhiễm, tức là bị nhiễm vi trùng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường phải tuân theo chỉ định và dùng theo toa của bác sĩ, nếu tự ý dùng hoặc dùng không đủ liều sẽ dẫn đến lờn thuốc và sẽ rất khó chữa cho những lần bội nhiễm lần sau.
Nhiều người bệnh thường theo thói nghĩ rằng, cảm cúm là do một loại virus xâm nhận vào cơ thể mà sinh ra bệnh, mà muốn diệt được loại virus này thì không có cách gì nhanh bằng uống kháng sinh, nên tự ý ra cửa hàng thuốc mua kháng sinh về uống bệnh sẽ tự khắc khỏi.
5. Tự ý chữa tại nhà: Đóng kín cửa, trùm chăn để toát mồ hôi
Đây là một ảo tưởng, bởi vì sau khi đổ mồ hôi cơ thể dường như nhẹ nhõm hơn, nhưng việc này không thể giúp chữa khỏi bệnh. Khi bị cảm ăn uống ít, thể chất yếu ớt, nếu đổ mồ hôi nhiều dễ gây mất nước và kiệt sức, dẫn tới sức đề kháng suy giảm, bệnh tình càng trầm trọng hơn.
Tốt nhất là bạn hãy tới thăm khám bác sĩ và tìm cách chữa trị ngay khi trải qua các triệu chứng giống cúm. Sau đó, bạn có thể nghỉ ngơi ở nhà và đeo khẩu trang cho tới khi hồi phục.
Theo SKGD
Công dụng trị bệnh của gừng
Nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm đau cơ bắp, chống viêm, giảm đau nửa đầu, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu từng sử dụng gừng để "trị" cái dạ dày đầy hơi khó chịu của mình, bạn sẽ hiểu được những lợi ích sức khỏe của nó. Từ hơn 2.000 năm trước tại Trung Quốc, loại thảo dược này đã được sử dụng để điều trị buồn nôn, rối loạn dạ dày, trị các vấn đề về tiêu hóa.
Gừng có rất nhiều công dụng trị bệnh. Ảnh: MNN.
Gừng được sử dụng phổ biến bởi có rất nhiều lợi ích sức khỏe. Một nghiên cứu tiến hành năm 2009 cho thấy dùng gừng kèm với thuốc chống nôn sẽ gia tăng 40% công dụng chống nôn.
"Trong điều trị bệnh, gừng cũng được sử dụng để khắc phục chứng máu lưu thông kém và đau thắt lưng. Ở mức độ cảm giác, gừng có thể hoạt động như một chất xúc tác giúp giảm đau", Laurie Steelsmith, một bác sĩ liệu pháp và là tác giả cuốn "Natural Choices for Women's Health" cho biết.
Nghiên cứu của tác giả này còn cho thấy gừng có hàng loạt công dụng làm giảm đau cơ bắp, loại bỏ tình trạng viêm, giảm đau nửa đầu, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí làm chậm sự phát triển và tiến đến tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng, đại tràng. Sau đây là những công dụng trị bệnh cụ thể của gừng đã được chứng minh hiệu quả:
Trị buồn nôn và say xe
Gừng nổi tiếng với khả năng giảm buồn nôn nên rất hữu ích cho người bị say xe hay say sóng. Các nhà khoa học đã cho những thai phụ bị ốm nghén dùng đồ uống có gừng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những người này cho biết nước uống từ gừng giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn trong phần lớn trường hợp ốm nghén.
Biến chứng bệnh tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm nồng độ protein trong nước tiểu, giảm lượng nước uống vào, nước tiểu đi ra và protein niệu (là nguyên nhân gây suy thận do có quá nhiều chất đạm trong nước tiểu). Loại củ này có công dụng bảo vệ các dây thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường và giảm nồng độ chất béo trong máu. "Gừng có thể giúp tăng lưu thông máu, cải thiện tình trạng mạch máu yếu, giảm cả huyết áp và cholesterol", Steelsmith cho hay.
Viêm khớp
Một nghiên cứu chéo xác thực được công bố trên tạp chí Osteoarthritis Cartilage chỉ ra rằng những bệnh nhân bị viêm khớp đau ở đầu gối được cho sử dụng gừng thì các cơn đau giảm đi đáng kể. Nhóm bệnh nhân này có thể duy trì hoạt động thể chất tốt hơn so với những người dùng thuốc giảm đau.
Cảm lạnh và cúm
Các học viên thuộc trường Y Trung Quốc thường kê đơn có thành phần gừng để điều trị triệu chứng cảm lạnh và cúm. Họ đã chứng minh gừng có chứa chất kháng histamin và giúp thông mũi, có thể giúp giảm bớt triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Lưu ý về liều lượng dùng
Gừng nhạy cảm với nhiệt và oxy, vì vậy cần xử lý cẩn thận khi sử dụng loại thảo dược này. Nên bảo quản củ gừng ở nơi mát mẻ, khô thoáng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh được 2-3 tuần.
Để pha một tách trà, bạn gọt vỏ một miếng gừng tươi, cắt đoạn khoảng 5 cm, xắt lát và bỏ vào 2 chén nước đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút. Sau đó vớt những lát gừng ra, cho thêm mật ong và một lát chanh. Ăn lát chanh sau khi uống trà. Uống 2 tách trà gừng mỗi ngày, trước bữa ăn sẽ rất tốt cho cơ thể.
Nếu thích sử dụng viên nang hoặc bột gừng, hãy dùng ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2.000 mg. Bạn cũng có thể dùng nhiều hơn nếu không sử dụng gừng làm gia vị thức ăn.
Không nên dùng gừng với chất chống đông máu nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu và tương tác với các loại thuốc điều chỉnh huyết áp. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng gừng nếu bạn đang uống bất cứ loại thuốc nào.
Thi Trân (theo MMN)
6 mẹo vặt hữu dụng từ hành tây Là món ăn phổ biến, rất tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó hành tây còn nhiều tính năng, công dụng rất hữu ích. Bên cạnh là món ăn, hành tây còn nhiều công dụng khác. Khi bị cảm cúm Khi bị tắc mũi, bạn có thể nhét vào trước mũi một mảnh hành tây, mũi lập tức sẽ thông thoáng; hiệu quả...