5 quyết định sáng suốt của tôi khi cải tạo nhà: Điều số 1 từng bị phản đối, giờ cả nhà cảm ơn tôi
Vì mải theo trend, thiếu tính toán mà nhiều người sau khi làm nhà xong ở được 1 thời gian lại ‘đập đi xây lại’, bỏ hết đồ đã sắm để decor theo kiểu khác.
Khi làm nhà, bạn đừng bao giờ quên trang trí nội thất không phải chỉ để cho đẹp mà quan trọng là phải tiện dụng, thoải mái.
Như nhà tôi, ở lần sửa sang thứ hai, tôi đã giữ nguyên 5 quyết định sau và sau hơn một năm sinh sống, tôi cảm thấy ngôi nhà ngày càng tiện nghi hơn. Những quyết định này quả thực rất sáng suốt, bạn tham khảo nhé.
1. Giữ nguyên tắc “tủ càng nhiều càng tốt”
Lần đầu trang trí, nhiều người khuyên rằng chỉ cần lắp tủ đủ dùng là được. Bởi vì nếu lắp quá nhiều tủ, chi phí sẽ tăng lên rất nhiều.
Ngoài ra còn lo ngại về vấn đề an toàn vì dùng nhiều gỗ công nghiệp có thể dẫn đến nguy cơ vượt ngưỡng formaldehyde, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi mới dọn vào chung cư, tôi lại thấy tủ không đủ dùng. Rất nhiều đồ đạc, quần áo không có chỗ để khiến nhà cửa ngày càng lộn xộn.
Tôi nhận thấy rằng ai cũng cần có không gian lưu trữ đồ cá nhân. Trong thiết kế nội thất, tủ chính là nơi lưu trữ quan trọng và ổn nhất.
Vì vậy, đến lần sửa nhà thứ hai, tôi quyết định bỏ qua sự phản đối của gia đình và lắp thật nhiều tủ. Lúc đó cũng khá xót vì chi phí chỉ riêng cho tủ đã gần 80 triệu đồng.
Tôi lắp đủ các loại : tủ quần áo, tủ phòng tắm, tủ ban công, tủ ở lối vào, tủ tivi… Giờ đây, sau hơn một năm sống, tôi thấy không gian luôn sạch sẽ, gọn gàng. Hầu như mọi đồ đạc đều có thể cất gọn vào tủ.
Vậy nên, lời khuyên đầu tiên của tôi là mọi người hãy lắp nhiều tủ nhất có thể.
2. Mở rộng tủ giày
Lần đầu trang trí nhà ở, nhiều người khuyên tôi đừng lắp quá nhiều tủ giày vì để quá nhiều giày trong nhà sẽ không tốt. Vì vậy, lúc đó tôi chỉ lắp một tủ giày nhỏ ở khu vực lối vào.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng thực tế, tôi nhận ra suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Có quá nhiều giày dép mà không có chỗ để gọn gàng khiến giày luôn bừa bộn ở lối đi. Thậm chí cả dưới gầm giường cũng phải cố để nhét giày dép vào.
Vì vậy, khi sửa nhà, tôi quyết tâm làm thêm nhiều tủ giày để giải quyết triệt để vấn đề này. Tôi còn tận dụng tủ lưu trữ trên ban công thành 2 phần: 1 bên để đồ linh tinh, 1 bên để giày.
Video đang HOT
Ngoài ra, tôi cũng thiết kế phần đáy tủ quần áo thành các ngăn mở để cất giày. Sau đó, tôi cực kỳ hài lòng vì không gian rất sạch sẽ, gần như tất cả giày dép đều có chỗ để gọn gàng.
Vì vậy, tôi khuyên mọi người đừng quên nghĩ đến việc cất giày dép và nên lắp thêm tủ giày vì thực sự tất tiện lợi.
3. Ổ cắm chỉ cần đủ dùng
Lần đầu sửa sang nhà, tôi nhận được nhiều lời khuyên là nên lắp nhiều ổ cắm càng tốt. Tôi cũng nghe và lắp ổ cắm khắp nơim. Căn nhà tôi chỉ khoảng 100m nhưng đã có tổng đến 150 ổ cắm.
Bạn có thể nhìn thấy một dãy ổ cắm trong bếp, đủ để dùng cho tất cả các thiết bị điện.
Trải nghiệm một thời gian, tôi nhận ra việc lắp quá nhiều ổ cắm thực sự rất lãng phí vì nhiều ổ không bao giờ được sử dụng.
Vì vậy, khi cải tạo nhà, tôi quyết định chỉ lắp những ổ cắm hợp lý, đủ dùng.
Cái hợp lý ở đây là đảm bảo ổ cắm đủ cho nhu cầu cơ bản, không lãng phí và vẫn đảm bảo sẽ có đủ ổ cắm khi cần dùng sau này.
Tóm lại, khi lắp ổ cắm, mọi người nên xem xét chức năng cụ thể của từng phòng và bố trí ổ cắm hợp lý cho từng không gian. Hầu hết các gia đình có thể tham khảo cách bố trí ổ cắm như sau:
- Bếp: Thường lắp từ 7-8 ổ cắm.
- Phòng khách: Tổng cộng khoảng 7-8 ổ cắm.
- Phòng ngủ: Khoảng 5-6 ổ cắm.
- Phòng tắm: Thường lắp từ 3-4 ổ cắm.
- Lối vào: Thường lắp từ 2-3 ổ cắm.
- Nếu có bàn ăn, nên dự phòng 2 ổ cắm.
Bên cạnh số lượng ổ cắm thì vị trí cụ thể của từng ổ cắm cũng cần được lựa chọn dựa trên sinh hoạt của gia đình.
Với ổ cắm trong nhà, nên thiết kế và lắp đặt sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, vừa tiện lợi lại không lãng phí.
4. Để trống một ngăn tủ không có mặt đáy
Chắc hẳn bạn cũng đã nhận thấy, đa số các tủ đều có một tấm chắn dưới đáy. Đồ đạc lưu trữ thường được đặt trên các kệ của từng ngăn trong tủ.
Để trống phần đáy giúp lưu trữ những món đồ lớn như vali kéo, thùng, hộp… trong nhà, cực tiết kiệm không gian.
Tôi cũng để trống một ngăn dưới tủ bếp. Ngăn này được dùng để đặt một chiếc xe đẩy nhỏ. Mỗi khi mua rau củ, trái cây, tôi sẽ để vào xe đẩy rồi đẩy vào đó.
Nếu không gian trong nhà cho phép, bạn cũng có thể để trống một ngăn đáy của tủ ở lối vào để tiện cho việc lưu trữ.
Vì vậy, tôi khuyên mọi người nên cân nhắc thiết kế các tủ như tủ đựng đồ ăn, tủ ban công, tủ quần áo và tủ bếp có 1 ngăn trống. Thiết kế này sẽ giúp tăng tính tiện dụng rất nhiều.
5. Theo phương châm “2 lộ, 8 giấu”
Lần đầu decor nhà, tôi đã cố gắng giấu hết mọi thứ vào trong tủ. “Giấu” ở đây nghĩa là tất cả các tủ đều được lắp cửa và thiết kế kín hoàn toàn.
Cách làm này có một ưu điểm lớn đó là khi đóng cửa tủ lại, chúng ta không thể nhìn thấy những gì bên trong. Dù cho tủ quần áo hay đồ đạc lộn xộn thì cũng không ai nhìn thấy.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại tủ này là khi tất cả các tủ đều đóng kín sẽ có cảm giác không thoải mái, hơi chật chội và bí bách.
Đặc biệt là nếu làm một chiếc tủ TV kín hoàn toàn, bạn sẽ thấy không gian trở nên rất khó chịu và thiếu sự thoáng đãng.
Vì vậy, trong lần sửa sang thứ hai, tôi đã áp dụng thiết kế “2 lộ, 8 giấu” cho những tủ lớn trong nhà. Có nghĩa là 80% các ngăn trong tủ sẽ có cửa đóng kín, còn 20% còn lại sẽ được thiết kế mở.
Với kiểu thiết kế này, tổng thể nhìn sẽ hài hòa và cân đối hơn. Quan trọng là không có cảm giác quá nặng nề hay áp lực.
Chọn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp để làm nội thất?
Chọn gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên làm nội thất là vấn đề khiến nhiều gia chủ băn khoăn.
Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp được sử dụng linh hoạt trong thiết kế nội thất.
Ưu điểm
Ưu điểm của gỗ tự nhiên là độ bền cao ngay cả khi tiếp xúc với nước. Ngoài ra, kích thước của gỗ tự nhiên phong phú, thuận tiện cho thợ vẽ hoa văn, thiết kế, căn chỉnh kết cấu mỹ thuật...Trong khi đó, việc này không dễ làm trên gỗ công nghiệp.
Gỗ tự nhiên mang phong cách cổ điển nhưng vẫn sang trọng. Nhìn vào vân gỗ, người có kiến thức về gỗ có thể đọc được tên gỗ. Bên cạnh đó, gỗ tự nhiên còn chịu được trọng lực lớn, không bị biến dạng khi có tác động mạnh từ bên ngoài. Gỗ tự nhiên cũng chịu được thời tiết ẩm ướt nếu được tẩm sấy, sơn bả kỹ.
Gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên đều có ưu, nhược điểm riêng.
Về gỗ công nghiệp, ưu điểm của loại gỗ này là thợ dễ tạo mặt phẳng và sơn màu khác nhau nhưng không sần sùi hay thô kệch. Gỗ công nghiệp thường mang phong cách đơn giản, trẻ trung.
Một ưu điểm nữa của gỗ công nghiệp là tính thẩm mỹ và giá rẻ, phù hợp với nhiều khách hàng.
Nhược điểm
Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hầu hết đều được nhập khẩu nên giá tương đối cao. Ngoài ra, nếu không được xử lý tốt, gỗ tự nhiên có thể bị cong vênh, đặc biệt là ở những tấm gỗ bề mặt diện tích lớn như cánh cửa, cánh tủ...
Trong khi đó, gỗ công nghiệp không bền bằng gỗ tự nhiên. Hơn nữa, do đặc điểm vật lý và sự liên kết của từng vân gỗ công nghiệp, việc sản xuất các chi tiết mỹ thuật phức tạp khó khăn.
Làm nội thất bằng gỗ tự nhiên hay công nghiệp?
Theo các chuyên gia, mỗi loại gỗ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy theo sở thích, khả năng tài chính và mục đích sử dụng mà gia chủ chọn gỗ công nghiệp hay tự nhiên làm nội thất.
Sử dụng gỗ hợp lý theo đúng ưu và nhược điểm của gỗ sẽ giúp tăng tuổi thọ. Với gỗ chịu được nước nên sử dụng trong môi trường độ ẩm cao. Trái lại, gỗ cứng nên dùng ở những nơi thường va đạp. Chẳng hạn, cầu thang thường làm bằng gỗ lim, sàn nhà bằng gỗ căm xe...
Tại Việt Nam, loại gỗ tự nhiên phổ biến được sử dụng trong thi công nội thất là gỗ óc chó do chất liệu bền, thích ứng tốt với khí hậu. Ngoài ra, còn có gỗ sồi, gồm sồi đỏ và sồi trắng.
Gỗ công nghiệp phổ biến là gỗ MDF (Medium Destiny Fiberboard). Loại gỗ này thường dùng để thi công tủ kệ giày dép, vách nhà tắm, tủ bếp...
Sau tuổi 50, tôi nhận ra 4 thứ quan trọng nhất cần "từ bỏ" Một vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi là thích tích trữ và không thích vứt đồ đi, ngay cả khi không còn cần thiết. Theo thời gian, thói quen này sẽ khiến nhà cửa ngày càng bừa bộn và công việc nhà sẽ ngày càng trở nên lộn xộn hơn. Nếu muốn sống một cuộc sống thư thái và thoải mái...