5 quán bánh cuốn nhất định phải thử khi đến Hà Nội
Bánh cuốn là món ăn bình dị được người dân Thủ đô yêu thích. Bánh cuốn Hà Nội có vị ngon đặc trưng riêng khiến du khách ăn một lần nhớ mãi.
Ở những quán bánh cuốn khác, nước chấm được mang lên cùng với bánh cuốn. Nhưng ở đây thì khác, mỗi bàn đều có sẵn một nồi nước chấm, khách muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.
Bánh cuốn Phượng là hàng bánh cuốn lâu năm đã rất quen thuộc với nhiều người dân phố cổ. Ảnh: Kiều Phong
Đồ ăn kèm bánh cuốn khá đa dạng, ngoài chả quế còn có trứng, lạp sườn, ruốc tôm. Một suất bánh cuốn có giá 20.000 đồng, cứ thêm 1 loại đồ ăn kèm sẽ tính thêm 10.000 đồng, riêng lạp sườn nướng là 15.000 đồng. Mức giá không quá đắt và cũng đồng đều so với các quán khác.
Địa chỉ: 68 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2. Bánh cuốn Thụy Khuê
Bánh cuốn Thụy Khuê có thể không quá xuất sắc nhưng vẫn giữ được vị truyền thống của bánh cuốn Hà Nội. Bánh cuốn tráng mỏng, mềm, ăn cùng thịt băm, hành khô hoặc thêm 1 quả trứng, chấm với nước mắm nóng hổi, thực khách như cảm nhận được hình ảnh những ngày thơ bé như đang trở lại.
Giá ở đây rất bình dân nên rất đáng để đến và trải nghiệm một lần Ảnh: Bánh cuốn 29 Thụy Khuê
Một điểm nữa khiến người ta nhớ lâu và thường xuyên lui tới chính là sự thân thiện, niềm nở, dễ tính của cô chú chủ quán.
Video đang HOT
Địa chỉ: ngõ 29, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Giá khoảng 25.000 đồng/suất.
3. Bánh cuốn nóng gia truyền – 50 Đội Cấn
Bánh tráng mỏng, ăn cùng thịt băm rang mộc nhĩ thơm ngậy hoặc thêm trứng tùy nhu cầu thực khách, sau đó cuộn lại và rắc hành khô lên trên.
Bánh cuốn 50 Đội Cấn chắc hẳn không còn quá xa lạ với người dân Hà thành. Ảnh: Bánh cuốn nóng gia truyền – 50 Đội Cấn
Nước chấm của quán được pha theo công thức đặc biệt, thơm lừng vị mỡ hành. Gắp một miếng bánh, chấm với nước mắm và thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon, ngậy bùi của món bánh cuốn Hà Nội.
Địa chỉ: 50 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Giá khoảng 35.000 đồng/suất
4. Bánh cuốn Bà Hanh
Bánh cuốn Bà Hanh là địa chỉ bánh cuốn rất quen thuộc ở Hà Nội với tuổi đời gần 30 năm. Quán bánh nhỏ ở góc phố Thọ Xương nhưng bao năm chưa khi nào bớt tấp nập.
Bánh cuốn Bà Hanh được làm theo kiểu bánh cuốn Thanh Trì, làm từ gạo tẻ, xay thành bột nước. Gạo để làm nên món bánh cuốn không quá dẻo, cũng không quá mềm để ra được một loại bột mịn làm bánh. Nhân bánh đủ loại với nấm hương, mộc nhĩ, rau mầm ăn kèm với chén nước chấm nhạt có vị chua nhẹ tạo nên hương vị hài hòa.
Bánh cuốn Bà Hanh mộc mạc, giản dị Ảnh: Bánh cuốn Bà Hanh
Bánh cuốn Bà Hanh từng gây sốt cộng đồng mạng khi ra mắt món bánh cuốn thanh long, hương vị không khác gì bánh cuốn thường nhưng chỉ khác là có màu hồng đặc trưng của thanh long, khiến món ăn trở nên lạ lẫm và bắt mắt hơn.
Bánh cuốn thanh long có màu hồng bắt mắt Ảnh: Bánh cuốn Bà Hanh
Địa điểm: 26B Thọ Xương, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Giá từ: 25.000 đồng – 75.000 đồng/ suất
5. Bánh cuốn bà Xuân
Đây là một trong những quán hiếm hoi ở Hà Nội vẫn dùng cối đá để xay bột nên bánh mỏng mịn hơn. Bánh cuốn của quán trung thành với một loại nhân là thịt mộc nhĩ truyền thống, ăn kèm chả mỡ và chả quế Ước Lễ.
Bánh cuốn ở đây nổi tiếng bởi cách làm không chứa hàn the, miếng bánh mềm, mặc dù không cần tráng dày lớp nhưng bánh không hề bị vỡ. Mọi thực khách ghé đến thưởng thức món bánh cuốn này một lần đều muốn quay lại.
Bánh cuốn Bà Xuân đậm chất truyền thống Ảnh: Ngoc Anh Hoang
Địa chỉ: 16 Dốc Hòe Nhai, Ba Đình, Hà Nội.
Mở cửa từ 7h đến 12h và từ 16h đến 00h30.
Giá khoảng 40.000 đồng/suất.
Bánh Cuốn Cao Bằng - Hương Vị Vừa Ngon Vừa Lạ
Bánh cuốn có lẽ không còn xa lạ gì với nhiều người. Đây là món ăn dân dã bình dị mà khắp mọi miền đều có. Mặc dù vậy, không phải bánh cuốn nơi nào cũng giống nhau.
Đặc biệt, nếu ai đã có dịp được ăn bánh cuốn Cao Bằng, sẽ thấy rất khác so với bánh cuốn ở những vùng dưới xuôi.
Bánh cuốn có lẽ không còn xa lạ gì với nhiều người. Đây là món ăn dân dã bình dị mà khắp mọi miền đều có. Mặc dù vậy, không phải bánh cuốn nơi nào cũng giống nhau. Đặc biệt, nếu ai đã có dịp được ăn bánh cuốn Cao Bằng, sẽ thấy rất khác so với bánh cuốn ở những vùng dưới xuôi.
Khác hẳn với bánh cuốn Phủ Lý, Hà Nam được ăn với nước mắm cà cuống, bánh cuốn Cao Bằng được ăn cùng với canh thịt. Điểm đặc biệt của bát canh để ăn với bánh cuốn là được nấu từ xương lợn loại ngon được tẩm ướp gia vị đầy đủ rồi xào qua, sau đó đem ninh cho lửa nhỏ. Bởi vậy, bát canh để ăn với bánh cuốn ở Cao Bằng rất ngon với vị ngọt đậm đà của xương thịt, đồng thời, bát canh lúc nào cũng nóng hổi vì được múc từ nồi ninh ra. Đi kèm với bát canh chấm bánh cuốn có thể cho thêm hành lá, tỏi thái lát ngâm dấm, ớt hay rau mùi, tùy theo ý thích của từng thực khách.
Không chỉ có nước canh chấm bánh cuốn đặc biệt mà ngay những chiếc bánh cuốn ở Cao Bằng cũng rất khác. Bánh cuốn được làm từ gạo tẻ ngon, từ sáng sớm, trước khi mở hàng, những người bán bánh cuốn mới mang gạo đi xát chứ không xát trước từ tối vì như thế bánh sẽ không ngon, đồng thời còn khiến bột dễ chua nếu vào mùa nóng. Nhân bánh thường có thịt băm được nấu chín, nêm nếm đủ gia vị, phi hành cho thơm. Khách ăn lúc nào thì chủ cửa hàng mới tránh bánh lúc đó. Bánh tráng xong sẽ được cho vào một đến hai thìa nhân thịt rồi cuốn lại, cho vào đĩa cho từng thực khách, bởi vậy, bánh lúc nào cũng vẫn nóng hổi. Cũng bởi thế mà ăn bánh cuốn ở Cao Bằng không thể nhanh được, nhất là khi đông khách thì phải chờ chủ quán tráng bánh, tuy nhiên, thưởng thức những chiếc bánh cuốn nóng hổi một cách từ tốn, chậm rãi cũng là một trong những nét hay khi ăn bánh cuốn Cao Bằng.
Bên cạnh đó, khi ăn bánh cuốn Cao Bằng, người ta còn có thể ăn kèm thêm với giò hoặc trứng. Người ta thường gọi là ăn bánh cuốn giò hoặc ăn bánh cuốn trứng. Giò để ăn cùng bánh cuốn thường nhỏ bằng khoảng hai đến ba ngón tay, được gói trong những lớp lá chuối. Nếu bạn muốn ăn bánh cuốn giò thì chủ quán sẽ bóc lớp lá chuối và cho vào cùng nồi canh xương đang ninh rồi vớt lên cùng bánh canh. Nhờ đó mà giò cũng được làm nóng lại, ăn sẽ ngon hơn. Còn nếu bạn muốn thưởng thức bánh cuốn trứng, thường thì sẽ là trứng gà, chủ quán sẽ đập quả trứng vào phần bột đang tráng rồi đậy vung lại một lúc, sau đó sẽ cho thẳng vào bát canh. Trứng gà có sẵn ở quán, hoặc nếu nhà bạn có trứng gà thì bạn cũng có thể mang đi, chủ quán thường sẽ không tính tiền chiếc bánh cuốn trứng đó.
Vì sao đến Hà Nam nhất định phải ăn bánh cuốn chả nướng Phủ Lý, người Hà Nội vốn nổi tiếng bún chả cũng tìm về ăn Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam), tương tự bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội), đều là bánh cuốn nguội, ăn vào mùa hè mùa thu, còn mùa đông thì phải là bánh cuốn nóng. Mỗi nơi có vị ngon riêng, rất riêng. "Sự tích" món quà bánh cuốn chả nướng trời cho người Phủ Lý Quê nội của các con cháu tôi ở...