5 phụ kiện công nghệ thú vị sắp trình làng
Cáp siêu bền hỗ trợ nhiều chuẩn kết nối, công cụ tăng độ sáng cho đèn Flash hay miếng dán sạc điện thoại bằng năng lượng mặt trời… là những sản phẩm lần đầu có mặt trên thị trường.
Những sợi cáp cho thiết bị di động như smartphone, tablet, smartwatch… hiện nay khá dễ đứt và thông thường chỉ có thể sử dụng chúng trong khoảng 1 – 2 năm. Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp ZUS (có trụ sở tại Palo Alto, California, Mỹ) đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm đó bằng một sợi cáp siêu bền có tên ZUS Kevlar.
ZUS Kevlar có cấu tạo bằng sợi thép hợp kim và các vật liệu chịu lực, vẫn an toàn trong các trường hợp xoắn, bẻ, ô tô cán… hay thậm chí là dùng nó làm dây để kéo ô tô. Bên cạnh đó, thiết kế đầu cáp USB dạng vuông góc 90 độ giúp việc sạc thuận tiện hơn, đặc biệt là ở các không gian chật hẹp.
Phụ kiện này có giá 15 USD, hỗ trợ 3 chuẩn kết nối thông dụng là microUSB, microUSB Type-C, và Lightning. Trên Indiegogo, dù chỉ kêu gọi đóng góp 10.000 USD nhưng hiện tại, ZUS Kevlar đã nhận được số tiền lên đến 216.595 USD.
Thông thường, ánh sáng đèn Flash trên smartphone chỉ tỏa ra trong một khoảng không gian hạn chế và rất khó để chụp được những bức ảnh nhận sáng tốt vào ban đêm. Flens giúp hạn chế điều đó.
Có cấu tạo đơn giản gồm khung nhôm, thấu kính, nam châm để gắn vào smartphone và chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay. Nhưng theo giới thiệu, Flens cho phép tăng độ sáng của đèn Flash lên hàng chục lần, giúp người dùng có bức ảnh chụp đêm ưng ý nhất.
Hiện sản phẩm đang được bán với giá 21 USD, được kêu gọi ủng hộ trên Kickstarter.
Sạc dự phòng đang là xu thế giúp mở rộng dung lượng pin vốn hạn chế trên smartphone. Tuy nhiên, hầu hết chúng chỉ sạc được cho 1 đến 2 thiết bị.
Energysquare là thiết bị gồm một miếng dán để dán lên điện thoại và tấm bảng kiêm máy thu năng lượng mặt trời. Với nó, người dùng sẽ sạc được rất nhiều thiết bị cùng lúc. Bên cạnh đó, nó còn có thể nạp năng lượng mọi lúc mọi nơi.
Video đang HOT
Hiện Energysquare đang được gây quỹ trên Kickstarter và nhận được gần 30.000 Euro tiền ủng hộ.
Knocki là thiết bị cho phép kết nối với điện thoại thông minh, gắn vào bất kỳ bề mặt nào như tường, bàn, bảng, hoặc đồ nội thất… để biến một ngôi nhà thông thường trở nên thông minh. Sau khi kích hoạt và cài đặt, nó cho phép tìm kiếm điện thoại, bật/tắt điện, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, bật TV… chỉ bằng các cú gõ vào nơi mà nó được gắn.
Đây là dự án được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả cao, đang được gây quỹ trên Kickstarter và sau 35 ngày, số tiền thu được đã là 562.500 USD dù chỉ kêu gọi 35.000 USD. Giá bán thử nghiệm của Knocki đang là 79 USD, nhưng sẽ tăng lên 129 USD khi ra mắt chính thức.
Đây là bóng đèn thông minh cho phép tự động bật/tắt khi có/không có người giúp tiết kiệm điện năng. Bên cạnh đó, thông qua kết nối Wi-Fi và Bluetooth với smartphone, Qube có thể đổi màu sắc ánh sáng theo sở thích. Với chế độ ánh sáng trắng, độ sáng của nó lên tới 1000 lumen.
Hiện Qube đang được gây quỹ trên Indiegogo.
Bảo Lâm
Theo VNE
Phụ kiện công nghệ cần có trên ôtô
Camera hành trình, cảm biến áp suất lốp, sạc di động hay hệ thống dẫn đường GPS đều là những phụ kiện nên có, hỗ trợ người lái khi di chuyển một quãng đường dài.
Giá đỡ điện thoại
Giá đỡ điện thoại trên xe hơi có giá chỉ vài trăm nghìn đồng.
Giá đỡ điện thoại trên xe có giá thành khá rẻ, chỉ từ 100 nghìn đồng, nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Người dùng có thể biến điện thoại thành hệ thống dẫn đường, hệ thống nghe nhạc tiện dụng. Ngoài ra, để điện thoại trên giá đỡ trước mặt cũng giúp người lái thao tác dễ dàng hơn khi cần thiết.
Sạc trên xe hơi
Smartphone ngày nay có thời lượng sử dụng pin thường chỉ chưa đầy một ngày nên sạc trên xe trở nên rất quan trọng, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài hoặc một số trường hợp khẩn cấp.
Nhiều dòng xe có sẵn cổng USB để sạc nhưng dòng ra thường không cao, sạc khá chậm, nên giải pháp mua thêm một củ sạc chuyên dụng sẽ hợp lý hơn. Sạc thường được cắm vào đầu lấy điện hoặc tẩu thuốc trên xe với điện áp 12V và sẽ hoạt động khi nổ hoặc khi tắt máy nhưng vẫn đang mở khóa điện. Việc sạc khi nổ máy sẽ lấy điện từ máy phát của xe, về lý thuyết sẽ làm tốn thêm nhiên liệu nhưng rất ít và không đáng kể.
Hệ thống dẫn đường GPS
Hệ thống dẫn đường trên xe hơi có thể được tích hợp vào các DVD.
Smartphone ngày nay đều có thể tự cài đặt bản đồ, hệ thống dẫn đường và có thể sử dụng trên xe hơi dễ dàng qua giá đỡ chuyên dụng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích trang bị một hệ thống riêng biệt do dùng smartphone có thể gây nóng máy, nhanh hao pin và không chủ động bằng.
Với các xe có sẵn DVD, người dùng chỉ cần mua thêm phần mềm dẫn đường để sử dụng với giá thành khoảng 600.000 đến một triệu đồng. Một số hãng làm bản đồ dẫn đường cũng bán kèm bộ thiết bị với màn hình dẫn đường riêng biệt. Các loại DVD theo xe chạy Android bắt đầu được ưa chuộng do có thể cài đặt nhiều phần mềm dẫn đường miễn phí như Google Maps, Here Maps.
Camera hành trình
Camera hành trình giúp ghi lại các diễn biến trên đường đi.
Nhiều người sử dụng ôtô cho biết camera hành trình là phụ kiện công nghệ đầu tiên họ mua. Thiết bị này giống như "hộp đen" và tự động ghi lại diễn biến suốt quãng đường đi. Dù ít khi phải sử dụng đến nhưng các dữ liệu này lại rất quan trọng trong các trường hợp va chạm, tai nạn hoặc đơn giản là lưu lại những khoảnh khắc đáng chú ý trên đường đi.
Camera hành trình có nhiều loại với giá từ vài trăm đến vài triệu đồng. Chủ yếu khác biệt ở chất lượng quay, tính năng thêm như kết nối Wi-Fi, cảnh báo làn, tích hợp GPS...
Cảm biến áp suất lốp
Thiết bị giúp báo áp suất và nhiệt độ lốp.
Cảm biến áp suất lốp là một trong các phụ kiện an toàn không thể thiếu. Tùy từng loại sản phẩm, người dùng sẽ biết được áp suất, nhiệt độ thời gian thực trên từng lốp, cảnh báo khi lốp quá căng hoặc quá non để kịp thời điều chỉnh. Các thiết bị dạng này đặc biệt quan trọng khi đi trên đường cao tốc bởi các trường hợp như nổ lốp, mất lái do áp suất tụt quá nhanh đều có các dấu hiệu trước đó để tài xế kịp thời xử lý.
Áp suất lốp sử dụng 4 cảm biến lắp ở trong hoặc ngoài lốp xe sau đó gửi tín hiệu đến bộ thu đặt trên xe để báo cho người dùng biết. Bộ cảm biến áp suất lốp (TPMS) cũng có rất nhiều loại trên thị trường với giá trên dưới 3 triệu đồng.
Kết nối Bluetooth
Phụ kiện kết nối Bluetooth cho các xe bị thiếu tùy chọn này.
Bluetooth là kết nối rất quan trọng trên xe hơi nhưng tùy chọn này lại bị cắt trên nhiều dòng xe. Nhờ kết nối nối này, người dùng có thể nghe nhạc từ điện thoại trên hệ thống âm thanh của xe, gọi điện thoại rảnh tay an toàn hay ra lệnh thực hiện một số tác vụ thông qua Google Now (trên Android) hay Siri (trên iOS).
Các bộ phụ kiện Bluetooth thường được cấp nguồn qua cổng USB và kết nối vào xe qua cổng Aux.
Bộ kết nối đọc thông số xe qua cổng OBD II
Phụ kiện đọc thông số xe hơi trên điện thoại qua cổng OBD.
Ôtô sản xuất trong gần 20 năm qua đều có một cổng kết nối OBD II cho phép người dùng đọc được các thông số xe từ một phụ kiện gắn ngoài. Từ mức tiêu hao nhiêu liệu, tốc độ, vòng tua máy hay thậm chí là đọc được cả các lỗi máy như thợ sửa chữa chuyên nghiệp.
Phụ kiện kết nối qua cổng OBD II khá nhiều như bộ HUD hiển thị tốc độ, thông số máy trên kính lái hay đơn giản là các cổng cắm có kết nối Bluetooth để người dùng tự xem trên điện thoại có giá khoảng trên dưới 500.000 đồng.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Nhiều nơi cấm gậy tự sướng vì du khách quá liều lĩnh Chụp ảnh selfie đăng lên mạng xã hội không còn là xu hướng mới, nhưng ngày càng nhiều người liều lĩnh xông ra những nơi nguy hiểm để kiếm cho mình bức ảnh độc, lạ. Đầu năm nay, một người đàn ông bị bò húc chết khi cố chụp selfie trong lễ hội đua bò ở Tây Ban Nha. Một du khách Nhật...