5 phiên bản bánh mì đặc sản thơm ngon của ẩm thực Việt Nam
Với các tín đồ ẩm thực Việt, bánh mì là một món ăn vô cùng quen thuộc. Đặc biệt ở mỗi một vùng miền lại sở hữu cho mình những phiên bản bánh mì mang đậm nét đặc trưng của ẩm thực địa phương.
1. Bánh mỳ “dân tổ”
Ở Hà Nội, nhắc đến bánh mì dân tổ thì những người sành ăn uống hay những ai hay đi làm, đi chơi về khuya hầu như đều biết bởi đây là hàng bánh mì nổi tiếng bán vào lúc… nửa đêm.
Được gọi là bánh mì dân tổ vì ban đầu hàng bánh mì này chủ yếu phục vụ cho các thanh niên chơi khuya về hoặc những người làm nghề buôn bán thường phải thức khuya dậy sớm.
Bánh mì dân tổ Hà Nội – Độc lạ ngay từ cái tên (Ảnh: victoriapham95)
Có thể nói điều khiến cho món bánh mì dân tổ thu hút thực khách là bởi cách chế biến nhân bánh rất độc đáo mà không có hàng bánh mì nào khác có được. Tất cả các nguyên liệu như trứng, pate, xúc xích, bơ, hành tây… sẽ được cho vào chảo để xào chung với nhau.
Bánh mì cay là một trong những đặc sản vô cùng nổi tiếng của Hải Phòng. Không chỉ người dân ở đây, mà cả khách du lịch khi đến thành phố hoa phượng đỏ đều mê mẩn với món ăn bình dị này.
Video đang HOT
Không cầu kỳ, không sang chảnh và cũng chẳng đắt đỏ, bánh mì cay chinh phục người ta bởi hương vị dân dã, giá cả phải chăng. Và cứ thế, cái tên “bánh mì cay Hải Phòng” đã đi đến rất nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Bánh mì cay Hải Phòng là món ngon dân dã được yêu thích. (Ảnh: inhanlamanlon)
Mỗi chiếc bánh chỉ to bằng 2 đầu ngón tay sẽ được nhồi đầy pate, sau đó nướng giòn. Bánh này phải ăn nóng mới ngon và giòn.
Khác với kiểu ăn bánh mì thường thấy là rưới tương ớt vào trong ruột bánh, bánh mì que phải chấm với loại tương ớt đặc trưng. Tương ớt ở đây là loại tự làm, loãng hơn đa số các loại tương khác nhưng hương vị cay nồng thì rõ hơn nhiều, hòa với vị bánh mì và pate thì vô cùng phù hợp.
3. Bánh mì bột lọc Huế
Bánh bột lọc từ lâu đã là món ăn đặc sản của ẩm thực Huế, thế nhưng có lẽ còn ít người biết đến món bánh mì bột lọc độc đáo khiến bao người vấn vương ở miền cố đô này.
Bánh mì bột lọc, món ngon khó cưỡng của Huế. (Ảnh: banh_mi_viet_nam)
Loại bánh mì Việt Nam này thoạt nhìn cũng chỉ là một ổ bánh mì thông thường nhưng thay vì kẹp các loại nhân quen thuộc như xúc xích, pate, thịt… thì người Huế lại kẹp bánh bột lọc nhân tôm hoặc đậu xanh vào bên trong. Sau đó rưới lên một lớp nước sốt được làm từ nước mắm pha với tỏi ớt, đường tạo nên đủ vị cay cay mặn ngọt rất kích thích.
Du lịch Hội An mà chưa ăn thử bánh mì Phượng thì quả là một thiếu sót lớn. Đây là một địa chỉ vô cùng quen thuộc với người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt món bánh mì Việt Nam này từng được đầu bếp nổi tiếng thế giới Anthony Bourdain khen ngợi là món “Bánh mì ngon nhất thế giới”.
Ổ bánh mì với phong cách rất “chất” và riêng có không thể lẫn đi đâu. (Ảnh: ysk810gram)
Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy ổ bánh mì ở đây có hai phần đầu nhọn hơn so với những loại bánh mì ở các vùng miền khác. Còn phần nhân bên trong thì vô cùng đa dạng với đủ loại như chả lụa, xá xíu, xúc xích, pate, thịt nguội, thịt nướng… để thực khách tùy ý lựa chọn theo sở thích của mình.
5. Bánh mì xíu mại Đà Lạt
Bánh mì xíu mại Đà Lạt còn được gọi là bánh mì chấm Đà Lạt. Cùng là bánh mì xíu mại nhưng thực khách có lẽ sẽ ngỡ ngàng trước vẻ ngoài của món ăn này. Xíu mại ở đây cũng được làm từ thịt nạc xay nhuyễn nhưng được quết khéo nên có độ dai vừa đủ, nước dùng cũng đặc biệt được chế biến từ xương heo ninh nhừ nên mang lại hương vị ngọt vừa đủ, không béo cũng không ngấy. Ngoài ra, thêm một chút hành lá cắt nhuyễn càng khiến món ăn trở nên lôi cuốn hơn.
Rất dễ bắt gặp hình ảnh món bánh mì xíu mại trên đường phố Đà Lạt (Ảnh: ndh.an)
Không giống với những địa phương khác thường cho xíu mại vào trong ổ bánh mì, bánh mì xíu mại Đà Lạt để riêng xíu mại và bánh mì. Khi ăn, thường người ta sẽ cắt bánh mì thành từng miếng nhỏ, chấm vào chén nước dùng xíu mại, cho thêm một chút sa tế để tạo vị cay cay. Ăn kèm với một chút ngò hay tép mỡ phi giòn thì ngon đúng điệu.
Bánh mì Việt lọt top từ vựng mới cập nhật của Merriam-Webster
Mới đây, từ điển nổi tiếng của Mỹ - Merriam-Webster - đã có đợt cập nhật từ vựng. Theo đó, "banh mi", món ăn truyền thống của người Việt là một trong 370 từ vựng được gọi tên.
Bánh mì, món ăn truyền thống tại Việt Nam với lớp vỏ giòn, nhân gồm thịt, rau, củ và nước sốt. Ảnh: Phùng My
Từ điển định nghĩa "banh mi" là món bánh gồm hai phần: vỏ và nhân bánh. Cụ thể, phần vỏ được làm từ bột, nướng trong một khoảng thời gian để có ổ bánh giòn tan lớp ngoài, còn ruột thì mềm xốp.
Phần nhân bánh tùy theo quán ăn nhưng tựu chung gồm có thịt (gà, heo, bò); dưa leo cắt sợi; ngò rí; ớt cắt lát; đồ chua ngâm; pate và bơ. Đặc biệt, ngoài muối tiêu và nước tương thì một số nơi bán còn có nước sốt chan kèm vào bánh mì để món ăn đậm đà hơn.
Thông thường, tiêu chí từ vựng về ẩm thực của từ điển này khi đưa vào hệ thống là nó phải được nhiều người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; có ý nghĩa với cộng đồng. Thêm nữa, nó phải xuất hiện trong thực đơn, công thức nấu ăn hay các buổi trình diễn ẩm thực ở khắp nơi trên thế giới.
Ở lần cập nhật này, ngoài "banh mi" thì còn có một số món ăn, định nghĩa thực phẩm như oat milk (sữa yến mạch); omakase (một cụm từ tiếng Nhật được sử dụng trong nhà hàng); plant-based (nguồn gốc thực vật); pumkin spice (gia vị làm bánh bí ngô)...
Trước đó, năm 2014, Merriam-Webster cũng đã đưa phở, món ăn nổi tiếng của Việt Nam vào hệ thống từ điển. Không chỉ riêng hệ thống từ điển này, Oxford - hệ thống từ điển nổi tiếng của Anh Quốc và từ điển American Heritage cũng có định nghĩa cho món bánh mì và phở Việt Nam.
Tung lò mò: Món ăn độc đáo từ... ruột bò Tung lò mò hay lạp xưởng bò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người Chăm sinh sống tại Châu Đốc - An Giang. An Giang nổi tiếng với đặc sản như cà na đập dập, lẩu mắm Châu Đốc, khô nhái, cơm tấm Long Xuyên, cá lóc nướng trui, bánh bò rễ tre... Trong số đó không thể...