5 ông lớn làng điện thoại có những dự định gì?
Smartphone ngày nay luôn là mối quan tâm hàng đầu của các phương tiện thông tin đại chúng. Những chức năng mới nhất của iPhone là gì? Những công nghệ mới nhất và hot nhất của Android trong tuần này ra sao? Và mục tiêu của các nhà sản xuất smartphone đều là thu hút khách hàng và kiếm lời, nhưng mỗi công ty lại chọn 1 con đường riêng.
Đã từng có thời bản đồ smartphone được phân chia rất khác…
Apple vẫn giữ 1 vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực hệ điều hành điện thoại và sở hữu một khoản tiền khổng lồ để đầu tư vào hệ sinh thái. Android của Google cũng mạnh mẽ không kém, nhưng lại rời rạc và tồn tại điểm yếu phân mảnh giữa các hãng sản xuất. Ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể coi Android là một thành phố tự do, giàu có và hùng mạnh nhưng không quyền lực không tập trung vào một người chơi cụ thể nào. Microsoft cũng có rất nhiều vốn nhưng vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hướng đi đúng cho Windows Phone. Facebook không có nền tảng điện thoại riêng tuy nhiên lại có ảnh hưởng rất lớn tới hệ điều hành cho smartphone. Amazon là một đế chế rộng lớn và khó nắm bắt, chính vì thế ít ai biết công ty này đang nghiên cứu điều gì.
Ngoài năm quyền lực lớn này còn có BlackBerry, Nokia và Samsung. Mỗi hãng lại có một thế mạnh riêng, mục tiêu của họ vô cùng đơn giản: giành được ngôi vị số 1.
Apple
Điểm mạnh: Phần cứng liên kết chặt chẽ với phần mềm, kho ứng dụng phong phú, đông đảo nhà phát triển, thương hiệu rất mạnh.
Điểm yếu: Hệ thống khép kín, quá phổ biến, chậm đổi mới.
Video đang HOT
Với sự ra mắt của iPhone và iOS năm 2007, Apple dường như đã trở thành lá cờ đầu của thị trường smartphone và thu được lợi nhuận khổng lồ. Apple thu hút người dùng bởi phần cứng bóng bẩy, vốn là tiêu chí hàng đầu của hãng. Apple quản lý các ứng dụng của mình thông qua App Store và iTunes, ý tưởng của hãng là lưu trữ những nội dung này ngay trong thiết bị, đó là lý do mà bộ nhớ của iPhone khá lớn. Và cả iTunes Match và iCloud cũng được thiết kế với mục đích này, giúp bạn lưu trữ nội dung trên cả máy và đám mây.
Kế hoạch: Tạo ra ứng dụng và nội dung hấp dẫn khách hàng, khuyến khích họ mua phần cứng của hãng, phần cứng mới là đối tượng đem lại nhiều lợi nhuận cho Apple nhất.
Điểm mạnh: Khả năng tìm kiếm, quảng cáo, kho ứng dụng đa dạng, hệ thống mở, phổ biến, nhiều thiết bị, phần cứng đa dạng.
Điểm yếu: Không liên kết, lợi nhuận thu được từ các ứng dụng ít (một trở ngại đối với các hãng phát triển).
Nếu Apple tạo ra 1 dòng tiền từ iOS Google lại kiếm tiền bằng “tấm lưới Android”. Chính mạng lưới này đã giúp công ty đạt được những thành tựu như ngày nay. Khẩu hiệu của Google luôn là: càng nhiều người sử dụng Internet thì hãng sẽ càng phát triển và điều này cũng áp dụng đối với điện thoại của hãng. Android được thiết kế với mục đích khiến khách hàng sử dụng sản phẩm của Google nhiều hơn. Từ đó Google có thể thu được lợi từ quảng cáo trong các phần mềm thiết yếu như Google Search, Gmail, Talk, Voice, Calendar… thay vì thu lợi từ phần cứng hay ứng dụng như Apple.
Kế hoạch: Dựa vào sự đa dạng và số lượng để vươn lên, kiếm lời từ quảng cáo.
Microsoft
Điểm mạnh: Kho bằng sáng chế khổng lồ, điều hành khác biệt, các nhà phát triển, các đối tác lâu đời.
Điểm yếu: Kho ứng dụng, sở thích của người tiêu dùng, hệ điều hành lạ.
Không giống như Google và Apple, Microsoft kiếm tiền qua Windows Phone bằng cách bán bản quyền hệ điều hành. Đây là cách mà hãng đã làm với Windows trong rất nhiều năm. Một trong những lý do khiến Windows Phone chưa phát triển đó là do sản phẩm chưa được thông dụng như Android và cũng chưa được đẹp đẽ bóng bẩy như Apple. Apple kiếm tiền nhờ phần cứng, điều mà Microsoft mới chỉ làm với Xbox. Microsoft cũng chưa thể đấu lại với Google trên thị trường quảng cáo và tìm kiếm. Vì vậy Microsoft tận dụng kho bằng sáng chế khổng lồ của mình để bắt cộng đồng các hãng sản xuất thiết bị chạy Android “đóng thuế”, vừa kìm hãm Androi vừa tích lũy chuẩn bi cho tương lai của Windows Phone.
Kế hoạch: Để có thể bứt phá với Windows Phone, Microsoft cần thêm nhiều nhà phát triển để phát triển kho ứng dụng lớn hơn và kiếm tiền qua bản quyền Windows Phone cùng ứng dụng.
Amazon
Điểm mạnh: Dịch vụ nền tảng đám mây, dịch vụ nội dung, dịch vụ thương mại điện tử.
Điểm yếu: Không có hệ điều hành riêng, không có chiến lược quảng cáo, bằng sáng chế, hệ sinh thái các nhà phát triển, các ứng dụng bên thứ 3.
Amazon có chiến lược khác hẳn với các công ty khác. Amazon muốn mọi người sử dụng dịch vụ và tải về các nội dung của hãng. Kindle Fire không hề có các tính năng thực sự nổi trội, không có máy ảnh, GPS hay micro nhưng lại mang đến khả năng truy cập dễ dàng vào dịch vụ của Amazon. Tất cả nội dung của Amazon đều là “trên mây”, kể cả trình duyệt Silk. Tuy nhiên, phương thức này không hiệu quả với điện thoại, vốn là thiết bị mà chúng ta sử dụng để tương tác và tạo ra nội dung số chứ không chỉ đơn thuần là “tiêu dùng” các nội dung đó như trên tablet. Nếu như Amazon muốn đột phá trên thị trường điện thoại, hãng phải tùy biến Android để tạo thành một hệ điều hành hoàn toàn khác so với những gì cài đặt trong Fire bởi giao diện của Fire còn rất rắc rối và khó dùng.
Kế hoạch: Bán các thiết bị với giá rẻ để thu lời từ dịch vụ nội dung đi kèm.
Điểm mạnh: Mạng xã hội, phát triển HTML5, nền Web, sự phổ biến.
Điểm yếu: Chưa có riêng hệ điều hành, không có hệ thống thanh toán, không có sản phẩm phần cứng.
So với các công ty công nghệ lớn, chiến lược thâm nhập vào thị trường điện thoại của Facebook khác rất nhiều. Họ không có hệ điều hành và mọi thứ đều dựa vào nền Web. Thậm chí các ứng dụng của Facebook cũng dựa trên nền Web. Chiến lược tiếp cận thị trường điện thoại cũng giống như chiến lược tiếp cận Web của hãng: thu hút nhiều người sử dụng Facebook hơn. Facebook đang ở vị trí số 1 về mạng xã hội hiện nay. Mặc dù chưa có kho ứng dụng cụ thể, nhưng không gì có thể ngăn cản Facebook phát triển các ứng dụng nền HTML5 trên Web và các ứng dụng này sẽ được phát tán qua mạng xã hội, tiếp cận nhiều người sử dụng hơn.
Kế hoạch: Phát triển HTML5 và các ứng dụng nền Web, bên cạnh đó tập trung vào cải tiến mạng xã hội.
Năm công ty, Năm chiến lược
Có điều gì chung ở 5 công ty này? Mỗi công ty đều dựa vào thế mạnh của mình để tiếp cận thị trường điện thoại. Apple bán phần cứng kèm phần mềm, Google bán quảng cáo qua tìm kiếm, Microsoft bán bản quyền phần mềm, Amazon bán nội dung số qua phần cứng giá rẻ, Facebook tiếp cận điện thoại để phổ biến hơn mạng xã hội. Mặc dù luôn cạnh tranh với nhau để vượt lên nhưng họ cũng rất cần đến nhau để tồn tại như Kindle, Facebook, Google Search, Bing là những ứng dụng không thể thiếu trên cả iOS và Android.
Theo ICTnew