5 nguyên nhân làm tay sưng có thể khiến bạn bất ngờ
Tay sưng lên dù không có cảm giác đau nhưng vẫn là dấu hiệu chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là các thói quen sống hằng ngày.
Shutterstock
Dưới đây là 5 thói quen khiến tay sưng mà chúng ta nên loại bỏ để tránh bị ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, theo Medical Daily.
Ăn quá nhiều muối
Gần đây bạn ăn khoai tây chiên hay quá nhiều các món ăn có muối? Cơ thể con người điều chỉnh và duy trì sự cân bằng giữa mức độ muối và nước. Nói cách khác, khi bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể có thể phản ứng bằng cách giữ lại nhiều nước hơn. Đó là lý do tại sao khi ăn nhiều muối thi tay sưng lên.
Dù kiểu sưng này sẽ giảm và biến mất vào ngày hôm sau, tuy nhiên, hãy tuân thủ hướng dẫn chế độ ăn uống được khuyến cáo duy trì dưới 2.300 miligam natri mỗi ngày cho người lớn.
Tiếp xúc với thời tiết nóng
Nếu bạn đang tiếp xúc với nhiệt độ nóng hơn so với trước đây, do đi du lịch chẳng hạn, sưng tay có thể đơn giản là dấu hiệu của rối loạn nhiệt.
Rối loạn nhiệt có thể gây kiệt sức vì nóng hoặc say nắng kèm sưng tay. Sưng tay kiểu này là do các mạch máu mở rộng. Hơn nữa, phụ nữ dễ bị loại sưng liên quan đến nhiệt này hơn nam giới.
Video đang HOT
Các loại viêm khớp
Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh gout là ba loại viêm khớp có thể bắt đầu với triệu chứng của ngón tay sưng. Nếu sưng tập trung gần khớp ngón tay, có khả năng kiểu sưng này là do viêm xương khớp.
Những người bị viêm khớp dạng thấp có xu hướng bị sưng giữa các khớp và xung quanh cổ tay. Với bệnh gout, bạn cũng có thể gặp các dấu hiệu đi kèm như ấm tay, đau và đỏ tay.
Tập thể dục và hoạt động thể chất
Theo chuyên gia Edward R. Laskowski, tại Mayo Clinic, sưng cũng có thể xảy ra do sự gia tăng nhu cầu năng lượng của cơ bắp khi con người thực hiện một số hoạt động thể chất.
Khi tiếp tục tập thể dục, cơ bắp tạo ra nhiệt khiến hệ thống đẩy máu đến các mạch máu gần bề mặt cơ thể nhất, để tiêu tan nhiệt. Phản ứng này gây đổ mồ hôi và cũng có thể góp phần gây sưng tay.
Bệnh ảnh hưởng đến da, thần kinh
Xơ cứng bì là tình trạng dẫn đến cứng, căng da và các mô liên kết. Healthline lưu ý rằng các triệu chứng ban đầu của bệnh thường liên quan đến ngón tay sưng vào buổi sáng và cơ không hoạt động vào ban đêm.
Một tình trạng khác cần lưu ý là hội chứng ống cổ tay, với cảm giác tê và ngứa ran ở tay cùng với sưng tay. Nguyên do là dây thần kinh giữa bị chèn ép gần cổ tay.
Theo thanhnien
Làm thế nào để có làn môi mềm mại trong suốt mùa đông?
Nhiệt độ đang giảm và độ ẩm trong không khí cũng thấp hơn, và điều đó đồng nghĩa với việc môi bắt đầu bị khô, ngứa, và nứt nẻ.
Tuy nhiên, trong khi biết rõ môi nứt nẻ là như thế nào, thì bạn có thể không biết chính xác điều gì làm cho đôi môi lại bị nứt nẻ như vậy.
Hóa ra, có một số lý do khiến môi bị khô và nứt nẻ, và một vài thói quen lối sống có thể giữ cho chúng luôn mềm mại - ngay cả khi thời tiết không ủng hộ. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến môi bị nứt nẻ, cùng với một số bí quyết để điều trị và phòng ngừa.
Trước hết, nẻ môi chính xác là gì?
Nẻ môi, còn gọi là viêm môi, có thể do nhiều tác nhân, Erum Ilyas, bác sĩ da liễu ở Pennsylvania nói. "Khi nói đến "nẻ môi", hầu hết mọi người đều nghĩ đến viêm môi. Đây là tình trạng môi nứt nẻ do quá khô".
Da trên môi là một trong những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể và tiếp xúc nhiều nhất với môi trường. Môi không có mật độ các tuyến nhờn như da bình thường và luôn tiếp xúc với các yếu tố môi trường như liếm môi, mỹ phẩm và thời tiết lạnh. "Tất cả những yếu tố này có thể làm khô hàng rào bảo vệ da, dẫn đến kích ứng, viêm và bong tróc.
Những nguyên nhân chính gây nẻ môi
Khi thời tiết lạnh và khô, lớp da mỏng trên môi có xu hướng khô nhanh hơn các vùng khác. Điều này có thể làm cho đôi môi trông nứt nẻ, bong vảy, và thô ráp ở một số chỗ, có thể thực sự không thoải mái, BS. Ilyas giải thích. Nhưng thời tiết không phải lúc nào cũng là nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ. Khi có kích thích từ một sản phẩm hoặc dị ứng, được gọi là viêm môi tiếp xúc, môi cũng có thể bị viêm. Những phản ứng dị ứng này thường do các sắc tố trong son môi, nước hoa và hương liệu trong thực phẩm. Bạn có thể làm test miếng dán tại cơ sở da liễu để xem đó có phải là nguyên nhân hay không.
Nhưng kích ứng cũng có thể đến từ các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày. "Tôi thấy rằng khi bệnh nhân sử dụng các sản phẩm trị mụn, họ thường vô tình để dính lên môi", BS. Ilyas nói. "Những sản phẩm này được thiết kế để tẩy tế bào chết của da nhằm cải thiện mụn. Nếu chúng dính lên môi, môi sẽ bị khô và nứt". Hãy thoa mỡ dầu mỏ trắng hoặc sáp môi trước khi bôi các sản phẩm có công thức chứa axit usalicylic. Sáp môi có công dụng như một hàng rào bảo vệ trên môi để tránh kích ứng".
Và nếu bạn có tiền sử tổn thương do ánh nắng, môi cũng có thể hấp thụ nhiệt. Ở người lớn bị nhiều tổn thương do ánh nắng qua nhiều năm, không có gì lạ khi bệnh nhân lo ngại về "nẻ môi", có thể ở một chỗ hoặc theo toàn bộ môi dưới quanh năm.
Không may là điều này có thể là dấu hiệu của những thay đổi tiền ung thư đối với môi, được gọi là viêm môi quang hóa, vì vậy bạn sẽ muốn được kiểm tra bởi một bác sĩ. Điều này rất quan trọng để xem xét khi chúng ta cần điều trị những tổn thương nền để cải thiện kết cấu và vẻ ngoài của làn môi. Cách điều trị phổ biến là liệu pháp lạnh, thuốc hóa trị tại chỗ, hoặc liệu pháp quang động.
Làm thế nào để ngăn ngừa môi nứt nẻ?
Trong những trường hợp nhẹ, da môi có thể tự sửa chữa. Tuy nhiên, trong trường hợp kích ứng đáng kể, môi có thể cần sự giúp đỡ bên ngoài để sửa chữa hàng rào da bị hư hỏng. Một nguyên tắc chung là giữ cho môi luôn ẩm trong suốt cả ngày để tránh khô ngay từ đầu. Thường xuyên thoa son dưỡng có chứa các thành phần các chất khóa ẩm, như lanolin trong Aquaphor, mỡ petrolatum trắng trong Vaseline, hoặc đơn giản là sáp ong, sẽ giúp bảo vệ da môi và làm cho chúng hiệu quả hơn.
Cách dễ nhất để kết hợp dưỡng ẩm thêm là tạo thói quen luôn thoa kem dưỡng môi trước khi đi ngủ để sửa chữa đôi môi qua đêm. Bạn cũng có thể thêm máy phun ẩm vào thói quen đi ngủ để phục hồi độ ẩm cho không khí. Điều này cũng sẽ giúp những người có xu hướng thở qua miệng vào ban đêm. Những người này cũng dễ bị nẻ môi hơn.
Bạn cũng nên sử dụng một công thức điều trị với kem chống nắng, như EltaMD UV Lip Balm Broad Spectrum SPF 31, ngay cả vào mùa đông. Điều quan trọng là sử dụng SPF bổ sung nếu da bị viêm và bạn nghĩ rằng bạn có thể bị phơi nắng nhiều. Nếu da môi khô, nứt nẻ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời, chúng có thể dễ dàng bị bỏng nắng và có thể gây phồng rộp. Nếu môi bị khô, những nốt phồng rộp hoặc loét sẽ dễ lan rộng trên nền môi khô nứt nẻ.
Thường xuyên tẩy tế bào chết có thể giúp giảm bong vảy ở môi, nhưng đừng lạm dụng. Nếu nhìn thấy môi bong vảy, điều đầu tiên nên làm là cung cấp cho da những gì nó cần, đó là nước. Sau khi dưỡng ẩm môi, nếu vẫn còn vảy, bạn có thể tẩy tế bào chết nhẹ nhàng."
Chỉ cần chắc chắn sau khi tẩy da chết hãy thoa sáp dưỡng môi hoặc chất giữ ẩm tương tự có thành phần dưỡng, như dầu hạnh nhân hoặc vitamin E, cả hai đều được biết đến với đặc tính liền vết thương, chống viêm và giữ ẩm. Da thô còn lại sẽ cần được bảo vệ để giúp da môi liền.
Cẩm Tú
Theo Allure
Bài tập leo cầu thang dự báo nguy cơ tử vong của bạn Theo các nhà khoa học Tây Ban Nha, leo cầu thang liên tục bốn tầng không nghỉ chứng tỏ sức khỏe của bạn bình thường. Leo cầu thang có thể tiết lộ nguy cơ tử vong do bệnh tim, ung thư hoặc các nguyên nhân khác, Health dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu này...