5 nguyên nhân chính khiến các nàng công sở mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng
Sau khi trở về từ văn phòng sau một ngày làm việc dài, bạn có rơi vào trạng thái chỉ muốn nằm ngủ ngay lập tức và chẳng buồn làm bất kỳ việc gì khác? Bạn ước mỗi ngày có 48 tiếng đồng hồ để có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi?
Các nàng công sở rơi vào tình trạng mệt mỏi.
Theo các chuyên gia của bộ y tế Mỹ, cứ 10 người trên thế giới thì lại có 1 người rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài; cứ 5 người Mỹ thì có 1 người nói rằng áp lực công việc khiến chất lượng cuộc sống của họ đi xuống trầm trọng.
Thỉnh thoảng xảy ra dấu hiệu mệt mỏi và uể oải là điều hoàn toàn bình thường, nhưng nếu tình trạng ấy kéo dài liên tục trong suốt một khoảng thời gian dài thì các nàng nên xem lại ngay xem mình có mắc phải những dấu hiệu dưới đây không:
Triệu chứng này xảy ra khi bạn bị rối loạn hormone và nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện như sau:
- Lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc
- Ngái ngủ quá lâu vào buổi sáng
- Hay cảm thấy hoa mắt, chóng mặt
- Hay thèm ăn đồ ngọt
- Lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, dễ cáu gắt
2. Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 rất cần thiết trong quá trình hình thành các tế bào hồng cầu, giúp tế bào thần kinh hoạt động trơn tru để giữ cho bạn sự minh mẫn.
Hậu quả của sự thiếu hụt B12 khó mà nhận biết ngay trong thời gian đầu, nó chỉ biểu hiện sau vài tháng, thậm chí là nhiều năm sau mới bộc phát ra.
Những người có triệu chứng này thường đã trên 35 tuổi và phải chịu áp lực công việc ở cường độ cao.
Các dấu hiệu phổ biến nhất khi thiếu hụt vitamin B12 là:
- Thường xuyên khó thở
Video đang HOT
- Nhịp tim không đều và có hơi thở nặng nề
- Nhiệt miệng
- Cân nặng giảm sút
- Vàng da, da dẻ tái nhợt
- Kinh nguyệt không đều
Xét nghiệm máu có thể nhận ra ngay sự thiếu hụt của vitamin B12, các nàng đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện được bệnh càng sớm càng tốt nhé!
3. Trầm cảm
Càng trưởng thành, chúng ta càng phải đối diện với nỗi buồn và sự cô đơn nhiều hơn. Nhưng nếu những cảm xúc tiêu cực ấy cứ liên tục kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm thì khả năng cao bạn đã mắc phải chứng trầm cảm lâm sàng.
Các dấu hiệu dễ nhận biết là:
- Mệt mỏi, ủ rũ và chỉ thích ở trong nhà
- Trí nhớ giảm sút
- Cảm thấy bản thân vô dụng, yếu kém
- Hay có cảm giác buồn nôn, chóng mặt
- Thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Không có hứng thú với các hoạt động bên ngoài,
- Không có ham muốn trong “chuyện yêu”
- Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
- Lúc nào cũng có cảm giác bi quan, tuyệt vọng
- Luôn cảm thấy buồn bã, lo lắng về những chuyện cũ
- Từng có suy nghĩ muốn tự tử
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên, hãy đến gặp các bác sĩ tâm lý ngay lập tức để điều trị kịp thời trước khi căn bệnh thế kỷ này trở nên trầm trọng hơn.
4. Ngủ không đủ giấc
Những tác hại của việc ngủ không đủ giấc là điều không phải bàn cãi. Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống hàng ngày của các chị em.
Làm gì thì làm, hãy nhớ ngủ đủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để có đủ năng lượng làm việc nhé!
Các triệu chứng dễ gặp phải nếu bạn không ngủ đủ giấc:
- Thường xuyên đau nửa đầu
- Hay tỉnh giấc giữa đêm
5. Lười tập thể dục
Một lối sống ít vận động chắc chắn sẽ dẫn đến sự mệt mỏi, ủ rũ. Nhất là đối với các chị em phải ngồi làm việc liên tục 8 tiếng ở văn phòng, việc tập thể dục lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn.
Những bài tập aerobic hay yoga nhẹ nhàng sau giờ làm là sự chọn hợp lý giúp chúng mình giải tỏa mọi căng thẳng và áp lực từ công việc.
Tuổi trẻ là quãng thời gian mà chúng ta sẵn sàng đánh đổi sức khỏe để hoàn thành công việc nhưng cũng vô tình khiến bản thân mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, tim mạch, ung thư… hay suy giảm trí nhớ vì thức khuya.
Vì guồng quay của công việc, mong muốn thành công, dường như nhiều người đang quên mất sự quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần như: Ngủ nghỉ để nạp năng lượng hay tập thể dục để cải thiện thể hình, thay vào đó họ đánh đổi nhiều thứ với suy nghĩ công việc là quan trọng nhất.
Nhưng những căn bệnh mà chúng ta có nguy cơ mắc phải vì bỏ bê sức khỏe lại chính là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc và khả năng thành công của mỗi người.
Theo HELINO
Bệnh "đau linh tinh, nhớ nhớ quên quên" của dân văn phòng
Ngày càng có nhiều người làm việc văn phòng đến khám bác sĩ với các triệu chứng mơ hồ đau chỗ này, đau chỗ kia nhưng không chẩn đoán ra bệnh gì.
Đau linh tinh, nhớ nhớ quên quên
Chị Trần Thị Hiền 28 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội tâm sự, khoảng 3 năm nay chị luôn trong tình trạng nhớ nhớ, quên quên. Bạn bè chị luôn cho rằng do phụ nữ sinh đẻ xong thường bị như thế. Chị Hiền thì cho rằng đó là do bệnh lý nào đó.
"Có lúc tôi nhớ nhớ, quên quên có lúc lại đau lung tung. Tuần trước, tôi đau ngực trái, nhất là lúc đi lại cảm giác tim mình đau nên tôi đến bác sĩ để điện tim, siêu âm tất cả không thấy bất thường gì nên bác sĩ kê các loại vitamin, kẽm, sắt, canxi. Rất lạ, đi khám về xong lại không thấy triệu chứng đó nữa." - chị Hiền kể.
Không riêng chị Hiền, anh Bùi Hoàng Hải - 37 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội cũng tìm đến bệnh viện khám vì cảm giác đau tức ngực, khó thở thi thoảng còn triệu chứng trào ngược dạ dày. Anh Hải cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, làm việc không thể tập trung nổi.
Anh Hải được bác sĩ kiểm tra tổng quát hết tất cả nhưng không thấy bệnh gì. Về nhà, nghỉ ngơi 1, 2 hôm thì anh không còn dấu hiệu bệnh ốm đau không rõ ràng như trước nữa.
Theo PGS Nguyễn Hoài Nam - giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, bệnh viện nơi ông làm việc cũng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân trong tình trạng "đơ đơ" không xác định rõ bệnh gì.
Theo PGS Nam, tỷ lệ những người mắc bệnh như trên ngày càng nhiều, tăng theo sự phát triển của các cao ốc, văn phòng và họ cũng chính là những nhân viên, người làm việc trong các tòa cao ốc, văn phòng hiện đại.
"Những bệnh nhân như trên đến khám với các triệu chứng rất mơ hồ, gọi là bệnh cũng được mà không gọi là bệnh cũng được. Có người chia sẻ đau chỗ này một tý, đau chỗ kia một tý. Tuy nhiên, đa số họ đều đến khám bệnh với tâm lý mệt mỏi, khó ngủ, dễ cáu gắt, làm việc không tập trung. Chính những triệu chứng này rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh gì" - bác sĩ Nam cho biết.
Dân văn phòng hay mắc các bệnh "đơ đơ".
Áp lực, stress, trầm cảm
Hiện nay, áp lực công việc nhất là những người luôn được sếp đặt kỳ vọng càng dễ stress và mắc các chứng bệnh văn phòng khó tả kể trên. PGS Nam cho rằng, áp lực trong công việc, lúc nào cũng muốn làm nhiều việc, làm việc với cường độ cao đến khi bộ máy của cơ thể quá tải không trơn tru như trước nữa sẽ dẫn tới những mệt mỏi, khó ngủ, làm việc không tập trung, dễ cáu gắt.
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng làm việc quá mức, bị áp lực và cố gắng làm vừa lòng những đòi hỏi quá, đáng phi thực tế của các vị thủ trưởng chỉ coi con người là một cái máy biết làm việc thì những bệnh do trầm cảm sẽ xảy ra.
Ngoài trầm cảm, nhân viên văn phòng còn mắc các bệnh viêm mũi xoang do ngồi trong nhà kính, điều hòa suốt ngày và không khí lưu cữu không được lưu thông dẫn đến tình trạng viêm hô hấp của dân văn phòng rất phổ biến.
Nhân viên văn phòng còn có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp như chuột rút, đau vai ngáy, hội chứng ống cổ tay do thói quen ngồi nhiều, ít vận động.
Để phòng bệnh cho dân văn phòng, PGS Nam cho rằng, nếu có điều kiện nên sử dụng hệ thống lạnh có đối lưu tốt, độ lạnh vừa phải và có khả năng sát khuẩn tốt.
Những bài tập thể dục giữa giờ cần được thực hiện thường xuyên hơn. Ngồi khoảng 1 tiếng nhân viên văn phòng nên đứng dậy vận động đi lại để giảm các bệnh xương khớp và rối loạn chuyển hóa. Tại Nhật Bản, thường có những bài tập thể dục giữa giờ ngay tại bàn làm việc. Lúc đầu có một số người cho rằng đó là "trò phù phiếm", không có tác dụng nhưng thật ra những bài tập thể dục như vậy rất có tác dụng đối với những người làm việc trong văn phòng, tiếp xúc nhiều với máy vi tính.
Nguồn: Infonet
Nguy hiểm từ những bệnh tâm lý thường gặp hiện nay Hầu hết chúng ta đều nghĩ bệnh tâm lý là những vấn đề trầm trọng về thần kinh, do yếu tố bẩm sinh tạo thành. Thế nhưng, môi trường hiện nay thay đổi, những áp lực trong công việc và học tập, những mối quan hệ xã hội... đều có thể là lý do khiến những bệnh tâm lý như: Trầm cảm, rối...