5 người trong 1 gia đình bị tổn thương gan cấp tính, có người suy gan do hay dùng lại dầu ăn cũ
Trong phòng chăm sóc đặc biệt, bà Lưu nằm thẫn thờ trên giường bệnh, bà là bệnh nhân suy gan, cả đời còn lại sẽ phải sống nhờ lọc máu. Ông Lưu, bố mẹ và con trai của 2 người cũng đang nằm điều trị tại khoa tổng hợp do bị tổn thương gan cấp tính.
Thông tin từ trang 39 Health Net của Trung Quốc cho hay tuần trước, gia đình ông Lưu bị tiêu chảy nặng, nghi là ngộ độc thực phẩm tập thể. Sau khi khám sức khỏe, các bác sĩ kết luận cả gia đình đều bị tổn thương gan ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là bà Lưu bị suy gan.
Các bác sĩ đã chiết xuất được một lượng aflatoxin quá mức trong máu của họ, và chính độc tố này đã gây ra bệnh tật cho một gia đình 5 người. Sau khi tìm hiểu và kiểm tra, độc tố xuất phát từ dầu ăn được cất giữ lâu ngày trong gia đình họ.
Bà Lưu không ngờ vì thói quen sử dụng dầu ăn quá hạn của mình mà đã hại sức khỏe của cả gia đình (Ảnh minh họa: Kknews).
Nằm trên giường bệnh, vợ ông Lưu thẫn thờ kể lại: Đợt siêu thị khuyến mãi năm ngoái, dầu ăn gần hết hạn được bán rất rẻ nên bà đã mua về rất nhiều để cất giữ dùng dần. Một số chai dầu sau khi hết hạn bắt đầu có mùi ngái ngái nhưng bà Lưu ngại vứt đi vì nghĩ nấu ăn lúc nào cũng cần dầu, chỉ cần được nung ở nhiệt độ cao, dầu hết hạn sử dụng cũng không thành vấn đề. Không ngờ cơ sự lại ra thế này.
Đừng ăn loại dầu ăn này nữa, hãy vứt bỏ càng sớm càng tốt
Bác sĩ Zhang Peng, Bệnh viện Trung ương Hợp Phì (Trung Quốc) cho biết: Tốt nhất là không nên tiêu thụ dầu ăn đã hết hạn sử dụng, nếu cố tình tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tăng lipid máu, các mảng xơ vữa động mạch và các khối u. Nhất là dầu ăn để lâu như nhà ông Lưu, hay dầu ăn có mùi tanh, hôi cũng không tiêu thụ được.
Video đang HOT
Quá hạn sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách dễ dẫn đến tình trạng dầu ăn bị biến chất, sau khi bị biến chất đi, dầu ăn có mức độ ôxy hóa và ôi thiu cao hơn, dẫn đến mùi khó chịu, thường được gọi là “mùi ngao”.
Chất béo trong loại dầu ăn này bị biến tính, sử dụng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ tăng mỡ máu và các mảng xơ vữa động mạch (Ảnh: 39 Health Net).
Ngoài ra, dầu ăn bị biến chất còn dễ sinh ra aflatoxin, là một loại độc tố nấm mốc có độc tính cao. Đây là chất độc được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu năm 1993 xác định là “chất gây ung thư hàng đầu”, ăn 1mg là có nguy cơ ung thư. Việc ăn phải dầu ăn bị hỏng lâu ngày sẽ khiến cơ thể người ăn phải aflatoxin, gan là nơi bị tổn thương nặng nề nhất, tạo thành khối u, trường hợp nặng có thể dẫn đến suy gan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh gan có 2 triệu chứng rõ ràng
Giám đốc Wang Pengshan, Bệnh viện Nhân dân Lâm Nghi (Trung Quốc) chia sẻ: Bệnh gan không dễ phát hiện nhưng cũng không phải là “vô hình”, có 2 triệu chứng rất rõ ràng chúng ta cần phải chú ý.
1. Tiêu chảy
Điều khiến gia đình ông Liu chú ý là bệnh tiêu chảy nặng.
Gan tiết ra mật rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của cơ thể con người, sau khi mắc bệnh gan thì quá trình bài tiết của gan và mật sẽ bị ảnh hưởng, quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột chậm lại, ứ đọng lâu ngày dễ dẫn đến tiêu chảy.
Cũng có sự khác biệt giữa loại tiêu chảy này và tiêu chảy do các bệnh đường tiêu hóa. Tiêu chảy do bệnh gan thì phân không thành hình, giống như có bùn nhưng tiêu chảy do bệnh tiêu hóa diễn ra thường xuyên và đại tiện ra nước.
Ảnh minh họa: Wemp.
2. Vàng da
Vàng da là dấu hiệu của bệnh gan, biểu hiện bên ngoài bao gồm nước tiểu vàng đặc, củng mạc vàng, da vàng.
Trong mật có một chất độc thần kinh gọi là bilirubin, có màu da cam và có độc tính nhất định, trong trường hợp bình thường, bilirubin được gan “ăn vào” và chuyển hóa nên sẽ không gây hại cho cơ thể con người.
Sau khi mắc bệnh gan, chức năng gan bị suy yếu, hàm lượng bilirubin tăng lên cho thấy độc tính và màu sắc xâm phạm niêm mạc, mạch máu và da của con người và một phần được thải ra ngoài qua nước tiểu, từ đó hình thành triệu chứng vàng da.
'Đội lốt' thuốc nam gia truyền
Bệnh nhân nam, 28 tuổi, suy thận, không điều trị theo phác đồ của bác sĩ mà uống thuốc "gia truyền" mua trên mạng không rõ thành phần.
Loại thuốc bệnh nhân uống gọi là "thuốc nam" dạng bột, mua qua mạng, theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang ngày 2/11. Càng uống, bệnh ngày càng nặng, đến lúc bệnh nhân nhập viện thì da xanh xao, chân tay phù thũng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đã suy thận mạn tính, lọc máu mỗi tuần ba lần.
Một bệnh nhân nam khác, 52 tuổi, đang điều trị thoái hóa cột sống lưng thì bỏ thuốc của bác sĩ, uống "thuốc nam gia truyền" cũng dạng bột. Uống khoảng ba tuần, bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt. Vào Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm gan rất nặng, phải dùng thuốc đặc trị trong nửa tháng. Hiện, bệnh nhân đã xuất viện, di chứng gan nên phải theo dõi sức khỏe định kỳ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Cương, Trưởng Khoa Nội - Tiêu hóa, cho biết mỗi năm Khoa tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân trở nặng do sử dụng thuốc đông y giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Người nhẹ thì bị ngộ độc, nặng phải lọc máu do suy gan, suy thận cấp, suy tuyến thượng thận, suy thận mạn tính và nhiều biến chứng khác.
"Các loại gọi là thuốc này được điều chế ở dạng bột hoặc viên tễ, nguy cơ lớn là được trộn với thuốc tây chứa chất giảm đau mạnh, chống viêm", bác sĩ Cương nói.
Theo bác sĩ, các thành phần trong loại thuốc không rõ nguồn gốc này gây suy giảm hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho một số bệnh nhiễm trùng, virus bùng phát. Thuốc cũng đồng thời tác động đến dạ dày gây viêm loét, xuất huyết, rối loạn nội tiết, suy tuyến thượng thận.
Bệnh nhân 28 tuổi được bác sĩ thăm khám, điều trị tại Khoa Nội thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang, cho rằng Đông dược từ xưa được ứng dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu không đúng thuốc, đúng bệnh, đúng người, đúng cách và đúng liều lượng, sẽ tự đánh mất cơ hội chữa bệnh hiện quả. Chưa kể, vì nhiều lý do, thành phần của thuốc không đảm bảo chất lượng sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.
Bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, dù Đông y hay Tây y, cần tham khảo ý kiến của lương y hay bác sĩ. Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường như xuất hiện ban đỏ, mẩn ngứa... cần dừng sử dụng thuốc, đến ngay cơ sở y tế để khám.
Phòng, chống sốt xuất huyết: Không thể xem nhẹ So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2020 đến nay có xu hướng giảm. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần qua (từ ngày 24 đến 30-8), số ca bệnh lại tăng hơn 2 lần so với tuần trước đó. Điều đáng nói, do lo ngại dịch Covid-19, nên khi mắc...