5 người này thèm đến mấy cũng không nên ăn thịt gà kẻo mang họa
Thịt gà là món ăn phổ biến và bổ dưỡng cho sức khỏe. Nhưng theo khoa học, có những người không nên ăn nhiều loại thịt giàu dinh dưỡng này vì sẽ khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
Một trong những chất quan trọng có trong thịt gà chính là protein, thịt gà có hàm lượng protein cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể.
Protein có trong thịt gà giúp cơ bắp thêm khỏe mạnh, đồng thời nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể, góp phần giúp cơ thể săn chắc, hỗ trợ cho việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng theo ý muốn. Tuy nhiên, những người có dấu hiệu sau nên kiêng thịt gà một thời gian cho đến khi khỏi bệnh:
Những người sau mổ
Nhiều bác sĩ Tây y hiện vẫn khẳng định rằng, sau khi mổ vẫn có thể ăn thịt gà bởi ăn thịt gà ngứa hay không là do cơ địa của từng người. Song theo những kinh nghiệm của các người bệnh thì người sau mổ không nên ăn thịt gà vì sẽ bị ngứa da hoặc để lại sẹo.
Lý do là vì thịt gà có tính nóng nên rất dễ gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương khiến da lâu lành và dễ viêm nhiễm. Nhất là khi các vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách có thể để lại những vết sẹo lồi với các kích cỡ khác nhau.
Khi bị bệnh thủy đậu, ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng đóng vai trò hết sức phải chú ý. Theo đó người bị thủy đậu cần kiêng không nên ăn thịt gà, đặc biệt là da gà vì có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà. Do đây là loại thực phẩm có tính nóng nên sẽ trợ thấp nhiệt, làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu.
Thịt gà có rất nhiều dưỡng chất nhưng những người có vấn đề về tiêu hóa nên phải tránh xa thực phẩm này, bởi ăn quá nhiều thịt gà sẽ rất khó tiêu.
Ngay cả với người bình thường khi tiêu thụ thịt gà quá mức cũng đã khiến bộ máy tiêu hóa phải mất nhiều giờ để làm việc, vừa gây khó chịu cho cơ thể. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì chúng không có lợi về mặt tiêu hóa.
Video đang HOT
5 thứ không nên ăn chung với thịt gà:
Cá chép
Thịt gà kiêng ăn với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn sinh ra nhiều mụn nhọt. Nếu mắc phải mụn do ăn thịt gà, nấu nước đậu đen uống sẽ khỏi.
Tỏi, rau cải và hành sống
Ăn thịt gà không nên ăn chung với tỏi, rau cải và hành sống vì thịt gà tính cam ôn, trong khi hành tỏi đại nhiệt, rau cải cam hàn. Các thứ này ăn cùng nhau sinh ra kiết lỵ. Nếu bị kiết lỵ, nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.
Muối vừng và rau thơm
Thịt gà kiêng muối vừng (muối mè) và rau thơm bởi thịt gà thuộc về phong (mộc). Nếu ăn lẫn muối vừng, rau thơm sẽ động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Trị chóng mặt, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Thịt chó
Kiêng ăn thịt gà với thịt chó vì thịt gà tính cam ôn, thịt chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra đi kiết lỵ. Khi ấy uống nước cam thảo sẽ khỏi kiết lỵ.
Nguồn: Eva
Chín cách giúp trẻ hết lười ăn rau
Cha mẹ hãy để trẻ tập ăn rau từ rau củ chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, như: khoai tây, cà rốt, ngô, đậu Hà Lan, khoai lang...
Đối phó với "bệnh" lười ăn rau có thể là hành trình gian khổ cho cả phụ huynh lẫn con cái. Đôi khi, trẻ không ăn rau vì ghét mùi vị của một số thực phẩm hoặc không muốn thử món ăn mới. Dưới đây là một số phương pháp phụ huynh có thể áp dụng để giúp con cái hết lười ăn rau.
1. Đừng bắt đầu việc ăn uống như một cuộc chiến
Khi trẻ không chịu ăn rau, phụ huynh thường có xu hướng ép buộc hoặc la hét để bắt con ăn nhưng kết quả là chúng khóc và hét lại với bạn. Một bữa ăn đã trở thành cuộc chiến giữa bố mẹ và con cái mà cả hai bên đều căng thẳng, thất vọng.
Trong cuộc chiến này, phần đông phụ huynh sẽ "nhận thua" và để trẻ ăn bất cứ thứ gì chúng thích. Điều này càng thường xuyên lặp lại trẻ sẽ càng ghét ăn rau, không chịu hợp tác trong nhiều trường hợp, không chỉ ở việc ăn uống. Vì vậy, cha mẹ đừng tạo ra cuộc chiến ăn uống với con. Khi con không hợp tác, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và nghĩ cách khác.
2. Cha mẹ hãy là tấm gương cho con cái
Trẻ em thường quan sát và bắt chước người lớn, kể cả việc ăn uống. Nếu muốn con ăn rau, cha mẹ hãy là người đầu tiên ăn chúng. Hãy xem lại chế độ ăn uống và cách ăn của mình để tìm ra các lựa chọn lành mạnh làm gương cho trẻ.
3. Cho trẻ thử đồ ăn với từng miếng nhỏ
Cha mẹ có thể để trẻ làm quen với các loại rau quả bằng một trò chơi nhỏ. Hãy đưa cho trẻ một mẩu thức ăn, cho chúng nếm thử và đoán tên. Bạn nên bắt đầu từ những món ăn quen thuộc để tạo hứng khởi cho trẻ, dần dần đưa thêm những món ăn lạ để trẻ làm quen. Trò chơi này yêu cầu phụ huynh kiên nhẫn vì với món ăn lạ, trẻ thường mất khoảng 10 lần chơi để tập quen với chúng.
Ảnh: Verywell Fit
4. Bắt đầu với các loại rau chứa tinh bột
Cha mẹ hãy để trẻ tập ăn rau từ rau củ chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, như: khoai tây, cà rốt, ngô, đậu Hà Lan, khoai lang... Bạn có thể cung cấp một phần nhỏ thực phẩm này trong bữa cơm của trẻ hoặc thử áp dụng trò chơi trên.
Lý do nên bắt đầu với rau củ chứa tinh bột vì vị giác của trẻ dễ dàng tiếp nhận vị ngọt. Việc ăn rau sẽ trở thành trải nghiệm lành mạnh, tích cực khiến tinh thần trẻ thoải mái. Bằng cách đó, việc thử một số loại rau có vị hơi đắng hoặc hơi cay sẽ dễ dàng hơn.
5. Thêm trái cây, rau củ vào món ăn yêu thích của trẻ
Bạn hãy bí mật cho thêm trái cây, rau củ vào món ăn con yêu thích để chúng làm quen dần với việc ăn rau. Phương pháp này có thể đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ.
Bạn có thể nói trước cho trẻ để chúng không ngạc nhiên nếu món ăn yêu thích có vị khác bình thường. Bạn cũng có thể để con tự lựa chọn kết hợp món mới.
Ảnh: Verywell Fit
6. Sử dụng thức ăn kèm với rau
Nước sốt, kem hay sữa chua... có thể biến rau củ trở nên hấp dẫn hơn, thu hút vị giác của trẻ. Phụ huynh có thể cho con ăn dâu tây, chuối với siro chocolate; bông cải xanh với phomai; táo với siro caramen...
Đồ ăn kèm có thể là món con yêu thích, nhưng bạn nên chú ý số lượng thức ăn kèm phải ít hơn rau để con hiểu rằng rau củ mới là món chính. Theo thời gian, trẻ sẽ học cách thưởng thức rau củ mà không cần thức ăn kèm.
7. Tạo niềm vui khi ăn uống
Bạn có thể biến việc ăn rau của con trở thành niềm vui với những cốc, bát dễ thương hoặc trang trí rau củ thành hình trẻ yêu thích. Bạn cũng có thể tổ chức buổi dã ngoại ngoài trời hay cùng con đặt tên riêng cho các món ăn. Việc tạo cho trẻ nhiều niềm vui và động lực khi ăn uống sẽ làm giảm sự căng thẳng.
Ảnh: Verywell Fit
8. Tìm một người bạn
Đôi khi dù phụ huynh cố gắng giải thích, khuyên bảo đến mức nào, trẻ cũng không chịu ăn rau. Trường hợp này, cha mẹ nên thử cho con ăn uống cùng một người bạn thân thiết. Quan trọng nhất, người bạn đó không được kén ăn.
Phụ huynh hãy chuẩn bị những món ăn giống nhau cho con và bạn bè chúng. Khi nhìn thấy bạn ăn ngon lành những món trẻ không thích, chúng có thể học theo. Trẻ sẽ nghĩ rằng nếu bạn bè mình ăn được thì món này có vẻ không tệ như mình tưởng.
9. Cho trẻ cùng nấu ăn
Để trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn là cách giúp chúng có động lực thử những món mới. Trẻ thường thích ăn những món mình chuẩn bị. Bạn hãy bắt đầu từ việc đưa trẻ đi chợ, cùng chọn thực phẩm. Sau đó, hãy để trẻ cùng vào bếp phụ giúp cha mẹ nấu cơm từ những việc nhỏ như rửa, phân loại rau... Với phương pháp này, phụ huynh cần lưu ý để trẻ tránh xa vật dụng sắc nhọn hay đồ vật nóng.
Tú Anh
Theo Verywell Fit/VNE
Thực hư thông tin ăn sầu riêng kèm uống nước ngọt gây thiệt mạng Cộng đồng mạng những ngày gần đây xôn xao vì tin đồn cùng lúc ăn sầu riêng và uống nước ngọt sẽ dẫn đến bị ngộ độc, thậm chí là thiệt mạng. Theo VTC