5 ngôi nhà rông đặc biệt ở xứ Biển Hồ
Du khách có thể ghé thăm nhà rông lớn Tây Nguyên Kon So Lăl, hoặc nhà thờ Công giáo có kiến trúc nhà rông duy nhất ở Pleiku.
Nhà rông Kon So Lăl
Các buôn làng huyện Chư Păh, cách trung tâm TP Pleiku khoảng 50km, còn tập trung nhiều ngôi nhà rông truyền thống của người dân tộc bản địa. Trong đó, làng Kon So Lăl sở hữu nhà rông lớn nhất Tây Nguyên. Ngôi nhà rộng hơn 320 m2, cao 20m.
Nhà rông Kon So Lăl được đưa vào sử dụng năm 2017, sau 2 năm chuẩn bị nguyên liệu và 4.000 ngày xây dựng. Xung quanh nhà rông này là nơi cư trú của khoảng 600 nhân khẩu dân tộc Ba Na sinh sống trong các nhà sàn, nhà vách đất. Hiện đây là không gian sinh hoạt thường ngày của dân làng, du khách muốn tham quan bên trong nên hỏi trước để được mở cửa và chỉ dẫn.
Nhà rông Chư Đăng Ya
Nơi này còn được nhiều du khách gọi là nhà rông “cô đơn”, bởi công trình đứng lẻ loi giữa mảnh đất rộng, không có các nhà sàn quây quần xung quanh như mọi buôn làng Tây Nguyên. Ngôi nhà nằm dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya thuộc huyện Chư Păh. Đây là địa điểm sinh hoạt của người dân làng Ploi Lagri, và là điểm tổ chức khai mạc lễ hội hoa dã quỳ núi lửa hàng năm.
Nhà thờ Pleichuet
Nhà thờ có kiến trúc nhà rông nằm trên đường Trương Định trung tâm TP Pleiku. Nhà thờ có kích thước lớn hơn khoảng 5 lần so với nhà rông thông thường. Công trình không lợp mái lá như nhà rông truyền thống mà thay bằng tôn kim loại chắc chắn. Các trụ cột gỗ cũng cao to hơn và vẫn giữ các đường nét phổ biến của nhà rông.
Địa chỉ tôn giáo này thuộc Giáo hạt Pleiku (tỉnh Gia Lai), còn có tên khác là Trung tâm truyền giáo Pleichuet, được các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế trông coi.
Video đang HOT
Bảo tàng Gia Lai
Để tìm hiểu rõ hơn về đời sống của người dân trong nhà rông, du khách có thể đến bảo tàng tỉnh nằm trên đường Trần Hưng Đạo trung tâm TP Pleiku. Các cảnh sinh hoạt được tái hiện theo đúng truyền thống với vật dụng thật được sưu tầm, tạo hình kích thước giống ngoài đời, kèm chú thích, cho du khách dễ dàng tìm hiểu.
Bên ngoài bảo tàng dựng mô hình nhà rông thu nhỏ sử dụng nguyên vật liệu như nhà bản gốc, nơi du khách có thể chụp ảnh cùng.
Làng Văn hóa – Du lịch Plei Ốp
Điểm đến nằm trên đường Bùi Dự kéo dài cách trung tâm Pleiku 3km. Nhà rông ở đây vừa có chức năng là không gian sinh hoạt của dân làng, vừa là điểm tham quan cho du khách, với trung tâm là nhà rông, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của làng, cũng như sự kiện văn hóa của tỉnh, thành phố. Xung quanh làng có một số nhà hàng chuyên ẩm thực Tây Nguyên và Gia Lai nói riêng, thích hợp là điểm dừng chân, cho du khách muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa buôn làng.
Những công trình đặc biệt lấy cảm hứng từ cánh chim, gò mối, dưa chuột...
Lấy thiên nhiên làm cảm hứng, những tòa nhà dưới đây đều là công trình kiến trúc xanh tuyệt đẹp mà vẫn đảm bảo tính năng hữu ích.
Thiên nhiên đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, khi tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng, con người ta có xu hướng tìm về thiên nhiên hơn bao giờ hết.
V ương cung thánh đường Sagrada Familia
Sagrada Familia là nhà thờ công giáo lớn ở vùng Catalan và được coi là một biểu tượng của đất nước Tây Ban Nha. Kiệt tác này là của kiến trúc sư nổi tiếng Antoni Gaudi. Là người yêu thiên nhiên và chỉ thích vẽ cây cỏ khi còn bé nên phong cách thiết kế của Gaudi chịu ảnh hưởng nhiều từ thế giới tự nhiên. Sagrada Familia là sự kết hợp giữa lối kiến trúc Gothic truyền thống và Art Nouveau hiện đại (Ảnh: Lonely Planet).
Công trình tôn vinh những đường cong uốn lượn cùng những ô cửa kính màu đón ánh sáng tự nhiên. Du khách đến gian giữa, khu vực trung tâm của nhà thờ, có thể cảm thấy như họ đang đi bộ qua một khu rừng. Được khởi công từ năm 1882, nhà thờ vẫn đang trong thời gian xây dựng. Mong muốn của Gaudi là Sagrada Familia sẽ trở thành nhà thờ với ngọn tháp cao nhất thế giới. Hiện tại, 8 tháp chuông đã được hoàn thành (Ảnh: Barcelona Secreta).
Tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới
Eastgate là một khu phức hợp mua sắm và văn phòng ở Harare, Zimbabwe, được xây dựng vào giữa những năm 1990. Đây là tòa nhà đầu tiên của châu Phi sử dụng hệ thống thông gió thụ động và được mệnh danh là "tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới" (Ảnh: Vsionvry).
Eastgate được thiết kế bởi kiến trúc sư Mick Pearce. Nghiên cứu đặc điểm khí hậu của khu vực và lấy ý tưởng từ những gò mối nằm rải rác trên thảo nguyên Zimbabwe, ông đã sáng tạo ra hệ thống làm mát và sưởi ấm tự nhiên cho tòa nhà. Công trình được tạo ra từ các tấm bê tông và gạch, giống như đất bên trong một gò mối. Các chất liệu này có khối lượng tác dụng nhiệt cao, có nghĩa là chúng có thể hút nhiều nhiệt lượng mà không thay đổi nhiệt độ quá nhiều. Ngoại thất của tòa nhà được thiết kế như gai xương rồng. Bằng việc tăng diện tích bề mặt, sự mất nhiệt sẽ tăng cường về đêm, còn sự tăng nhiệt sẽ bị giảm thiểu vào ban ngày (Ảnh: My Guide Zimbabwe).
Tòa nhà dưa chuột
Công trình độc đáo này nằm tại thủ đô London, Anh. Đây là tòa nhà chọc trời cao thứ hai tại London, có tên gọi là 30 St Mary Axe hay "The Gherkin" (Quả dưa chuột) (Ảnh: Wiki).
30 St Mary Axe được xây dựng với tiêu chí là công trình thân thiện với thiên nhiên, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. Khoảng trống giữa các tầng được thiết kế để tạo thành hệ thống thông gió tự nhiên. Toàn bộ tòa nhà được phủ hai lớp kính tạo thành một "quả dưa chuột" phủ kính khổng lồ giúp cách nhiệt văn phòng và tối đa hóa ánh sáng tự nhiên. Với hình dáng đặc biệt và vị trí nổi bật của mình, 30 St Mary Axe đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim (Ảnh: Council on Tall Buildings and Urban Habitat).
Chung cư tảo lục
BIQ Algae House là một khu chung cư 5 tầng ở miền Bắc nước Đức. Nó được xây dựng vào năm 2013 và được coi là biểu tượng của những công trình xanh của nước này. Mặt tiền công trình được ví như "lò phản ứng sinh học" có tác dụng tạo bóng râm và cung cấp một dạng năng lượng tái tạo để vận hành tòa nhà (Ảnh: The Architectural Student).
Những tấm pin mặt trời của tòa nhà được tận dụng để nuôi tảo lục, một loại tảo đặc biệt có thể tạo ra điện. Tận dụng ánh nắng mặt trời, tảo trải qua quá trình quang hợp để phát triển và lấp đầy các tấm pin. Sau đó chúng được thu hoạch và lưu trữ trong các bồn chứa rồi đưa đến một nhà máy điện gần đó để tạo ra điện. Trong mùa hè, tảo giúp che nắng cho các cửa sổ (Ảnh: Pinterest).
Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee
Nằm bên hồ Michigan, bảo tàng nghệ thuật Milwaukee với kiến trúc đặc trưng đã trở thành biểu tượng cho thành phố lớn nhất của tiểu bang Wisconsin. Đây là công trình hoàn chỉnh đầu tiên ở Mỹ và cũng là viện bảo tàng đầu tay của kiến trúc sư nổi tiếng người Tây Ban Nha Santiago Calatrava (Ảnh: Antenna International).
Bảo tàng nổi tiếng với thiết kế độc đáo, một cấu trúc bê tông có thể chuyển động, với "đôi cánh" là hai tấm chắn nắng mang hình dáng cánh chim hải âu có thể đóng mở. Khi được mở rộng hoàn toàn, nó có sải cánh dài khoảng 66 mét, tương đương với một chiếc máy bay phản lực 747. Calatrava đã lấy cảm hứng từ khung cảnh tự nhiên xung quanh, đặc biệt là những con thuyền và cánh buồm trên mặt hồ (Ảnh: Visit Milwaukee).
Sợ trường vắt vẻo bên sông bị mưa lũ 'nuốt chửng', cô trò khăn gói về nhà rông Sợ ngôi trường mầm non vắt vẻo bên bờ vực của lũ trẻ Xơ Đăng có thể bị mưa lũ cuốn đi bất cứ lúc nào, cô trò liền khăn gói về dựng lớp học tạm dưới mái nhà rông. Video: Trường nằm vắt vẻo bên sông, cô trò khăn gói về nhà rông học tạm Điểm trường mầm non thôn Kon Pao...