5 năm ’sống không bằng chết’ của ngư dân bị cướp biển Somalia bắt cóc
Một ngư dân Trung Quốc vừa may mắn thoát nạn hồi hương sau gần 5 năm bị cướp biển Somalia bắt làm con tin vẫn còn bàng hoàng, đau đớn khi kể lại khoảng thời gian bị hải tặc giam cầm, sống không bằng chết.
Ngư dân Trung Quốc Li Bohai, 47 tuổi bị cướp biển Somali bắt giữ suốt gần 5 năm
“Somalia là địa ngục trần gian tôi sẽ không bao giờ quên được trong phần đời còn lại của mình”, ngư dân Li Bohai, 47 tuổi người thành phố Zhoushan tỉnh Chiết Giang chia sẻ với đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc
Li bị cướp biển Somalia bắt giữ làm con tin cùng nhiều thuyền viên khác và thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị giết bất cứ lúc nào. Anh và 7 người trong đoàn vừa may mắn được hồi hương sau 4 năm rưỡi bị giam giữ.
Cơn ác mộng của cuộc đời anh Li bắt đầu ngày 26.3.2012 khi tàu của họ Naham3 bị 14 tên cướp biển có vũ trang bắt cóc gần Seychelles, cách bờ biển Somali khoảng 800km.
Video đang HOT
Vị thuyền trưởng Đài Loan của họ bị cướp biển bắn chết khi cố chống cự. Li là kỹ sư trưởng của con tàu, bị buộc phải lái tàu về phía Somalia và neo đậu gần một hòn đảo lạ.
28 thủy thủ đoàn đến từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Philippines và một số nước Đông Nam Á bị bắt ở lại trên tàu trong một năm rưỡi trước khi được chuyển lên trên đất liền.
Các tù nhân chỉ được ăn hai bữa một ngày, vào buổi sáng và buổi tối, chỉ có gạo mà không có rau, thức ăn hoặc thậm chí muối. Hải tặc chỉ cho họ một cốc nước ngọt mỗi ngày để uống, đánh răng, nấu ăn, tắm rửa…
Một ngư dân Trung Quốc và một người khác đến từ Indonesia đã chết vì không chịu nổi điều kiện sống như địa ngục. Li cho biết, mãi sau này họ mới được phép gọi về cho gia đình sau khi cướp biển yêu cầu tiền chuộc.
Bữa cơm đoàn viên của ngư dân Li Bohai sau khi thoát nạn trở về nhà
Với sự giúp đỡ của nhân viên cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc và nhân viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Li rời Somali và sau đó về đến Quảng Châu rồi về nhà. Đây là lần đầu tiên anh trở về nhà sau 1 thập kỷ.
Trước khi bị bắt, Li đã xa nhà đi biển suốt nhiều năm không trở về. Tuy nhiên, vừa thoát nạn trở về ngư dân bất hạnh này lại phải nhận tin dữ, cha mẹ già của anh đã qua đời vài năm trước. Vợ Li cho biết, con gái của họ nay cũng đã tốt nghiệp đại học.
Theo Danviet
Sớm đưa 3 thuyền viên Việt Nam bị cướp biển bắt giữ 5 năm về nước
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania đã sang Kennya để động viên các thuyền viên Việt Nam được thả tự do sau 5 năm bị cướp biển Somalia bắt giữ. Đại sứ quán sẽ thu xếp thủ tục để đưa các thuyền viên về nước.
Ngay sau khi nhận được thông tin về việc 26 thuyền viên thuộc tàu Naham 3, trong đó có 3 thuyền viên Việt Nam, bị cướp biển Somalia bắt cóc từ tháng 3/2012 sẽ được thả và đưa về Kenya, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania cử cán bộ sang Kenya hỗ trợ, giúp đỡ và thu xếp các thủ tục để sớm đưa các thuyền viên Việt Nam về nước.
Bức ảnh chụp các thủy thủ trên tàu Naham 3 bị cướp biển bắt giữ (Ảnh: Oceans Beyond Piracy)
Ngày 23/10/2016, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania đã tới sân bay Kenyatta đón, động viên các thuyền viên Việt Nam. Nhìn chung, sức khỏe các thuyền viên ổn định và dự kiến sau quá trình kiểm tra sức khỏe, các thuyền viên này sẽ được tổ chức Chương trình hỗ trợ con tin (thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc - UNDP) trao trả cho đại diện Đại sứ quán để thu xếp thủ tục đưa các thuyền viên này về nước.
Trước đó, Reuters dẫn lời giới chức chính phủ Somalia ngày 22/10 thông báo, nhóm thủy thủ thuộc tàu Naham 3 bị cướp biển Somalia bắt giữ trên Ấn Độ Dương từ năm 2012 đã được thả, trong đó có 3 người Việt Nam nhưng vẫn chưa rõ danh tính.
Tàu Naham 3 mang cờ Oman đã bị cướp biển tấn công khi đang hoạt động gần Seychelles vào tháng 3/2012. Đây là một trong những nhóm thủy thủ bị cướp biển Somalia giam giữ lâu nhất.
Ngoài 3 thuyền viên người Việt, các thủy thủy trên tàu bị bắt giữ có quốc tịch Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Indonesia và Đài Loan.
Nam Hằng
Theo Dantri
Thông tin mới nhất về 3 thuyền viên Việt bị cướp biển bắt cóc được thả Quá trình kiểm tra sức khỏe, những thuyền viên này sẽ được tổ chức Chương trình hỗ trợ con tin (thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc - UNDP) trao trả cho đại diện Đại sứ quán để thu xếp thủ tục đưa các thuyền viên này về nước. Ảnh minh hoạ. Ngay sau khi nhận được thông tin về việc 26...