5 năm sau “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Lâm Thanh Mỹ giờ ra sao?
Lâm Thanh Mỹ giờ đây đã 15 tuổi và vẫn tiếp tục sự nghiệp phim ảnh nhưng nhan sắc càng ngày càng trổ bông mới là điều đáng chú ý.
Lâm Thanh Mỹ trước khi “tạo bão” trong tác phẩm điện ảnh Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh vào 5 năm trước đã từng là gương mặt thân quen trong nhiều TVC quảng cáo ăn khách. Tuy nhiên, nổi tiếng và ghi dấu ấn mạnh có lẽ là nhờ bộ phim chuyển thể từ sách truyện ra này. Ngày đó, Lâm Thanh Mỹ thủ vai nhân vật bé Mận sở hữu gương mặt tròn trịa, nụ cười tươi tắn, trong veo rất thật.
Dù lúc đó mới 10 tuổi nhưng bé Mận đã “đánh gục” lòng người xem phim khi thể hiện rất thật nét tuổi thơ của bao thế hệ 8X, 9X đời đầu.
Bẵng đi một thời gian, Lâm Thanh Mỹ dắt túi thêm nhiều vai diễn đáng nhớ. Vì rất kín tiếng nên cô bé giờ gây bất ngờ lớn tới công chúng khi đã phổng phao thành thiếu nữ 15 tuổi trăng, xinh đẹp và trổ bông sắc đáng gờm.
Mới đây nhất, cô nàng đã cập nhật hình ảnh đi học thường ngày của mình trên fanpage. Ngay lập tức, nhan sắc tựa nàng thơ của Thanh Mỹ làm bất cứ ai cũng phải xuýt xoa khen ngợi.
Dù vẫn còn những nét ngây ngô, trẻ con vì mới bước vào cấp 3 thế nhưng không thể phủ nhận cô nàng đã khác rất nhiều so với lúc trước.
Khi khoác lên người bộ đồng phục học đường, có lẽ Lâm Thanh Mỹ vẫn “hiện” đúng chất học sinh ngoan ngoãn đi học. Thế nhưng khi khoác lên những bộ cánh dự sự kiện, cô bé lại thực sự khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Cô nàng đang tham gia diễn xuất trong bộ phim mới với tư cách diễn viên trưởng thành. Xuất hiện trong buổi họp báo phim trong tháng 12 vừa rồi, bé Mận ngày nào giờ đã tỏa hương sắc đáo để.
Chụp hình cùng mỹ nhân khác cũng chẳng lép vế chút nào. Làn da cùng bờ vai trần này được dự đoán sẽ làm nên trò trống lớn trong tương lai đây!
Trong đợt khai giảng năm vừa rồi, Lâm Thanh Mỹ chiếm sóng tuyệt đối với nhan sắc ở tuổi dậy thì của mình. Nụ cười roi rói cùng làn da mịn màng, trắng hồng siêu rực rỡ ở độ 15 trăng tròn.
Nụ cười cùng ánh mắt trong veo này được dự đoán sẽ được đo ni đóng giày cho những vai nữ chính trong phim truyền hình dài tập của vũ trụ VTV.
Cộng thêm việc ăn mặc đồ tôn dáng, khoe chân dài triển vọng nhưng đúng tuổi, Lâm Thanh Mỹ đẹp rạng ngời và ăn điểm tuyệt đối trong mắt người hâm mộ.
Video đang HOT
Những lúc xúng xính đi dự sự kiện cô cũng chỉ trang điểm nhẹ nhàng. Hình ảnh chụp khi được chỉnh sửa với chưa qua chỉnh sửa không có quá nhiều sự khác biệt.
Lâm Thanh Mỹ dù bận rộn đóng phim, gia tài của cô bé tính đến thời điểm hiện tại đã vượt xa con số 20 bộ phim khác nhau. Dù vậy nhưng cô nàng vẫn chăm chỉ đi học và cân bằng được làm việc với học hành khi nhiều năm liền đạt học sinh giỏi. Tính đến nay những gì xung quanh hào quang của bé Mận vẫn vẹn nguyên như ngày đóng Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh.
Còn về nhan sắc, Lâm Thanh Mỹ cũng từng khiêm tốn chia sẻ rằng giai đoạn dậy thì mình chỉ cao và điệu đà hơn đôi chút, còn lại mọi thứ vẫn diễn ra bình thường. 10X vẫn sống cuộc sống bình thường như bạn đồng trang lứa khác và hi vọng sẽ được thử sức nhiều vai diễn ấn tượng hơn nhưng không đánh mất đi sự hồn nhiên của tuổi học trò mà Thanh Mỹ đang sống.
Dễ thấy, nữ diễn viên vẫn đang tuổi ăn tuổi lớn, nhan sắc vẫn còn có nhiều sự chuyển biến trong tương lai nếu được đầu tư khoa học. Ba mẹ nào đang có con gái ở độ tuổi này có lẽ những lời khuyên làm đẹp dưới đây sẽ có ích.
Bổ sung canxi đều đặn
Nhiều nghiên cứu cho thấy, 10X Việt Nam đang có những sự phát triển nổi bật về chiều cao hơn so với thế hệ 9X. Càng về sau, trẻ lại được nạp nhiều thực phẩm dinh dưỡng cũng như có thêm nhiều thực phẩm bổ sung kích thích phát triển chiều cao tốt hơn.
Bên cạnh các loại sữa tươi giàu canxi hỗ trợ cho sự phát triển của xương thì việc bổ sung thực phẩm tươi sống như trứng, cá, thịt đỏ vẫn được nhận xét là tốt cho hệ tiêu hóa hơn.
Khuyến khích trẻ vận động thể dục thể thao
Chiều cao của con người được quyết định bởi nhiều yếu tố như: di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), sự rèn luyện thân thể (20%), yếu tố môi trường xã hội, bệnh tật, giấc ngủ,… Các loại thực phẩm ăn nhanh chứa nhiều muối và dầu mỡ giờ được bày bán nhan nhản ở cổng trường học. Nếu không có chế độ vận động và rèn luyện thể dục thể thao, nhiều lứa tuổi dậy thì rất dễ phát phì và “bể dáng” sớm.
Các bộ môn vận động vừa đốt năng lượng hữu ích lại giúp trẻ giải tỏa căng thẳng trong “núi” bài vở có thể kể đến như bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, dance,…
Chăm sóc da từ dòng mỹ phẩm an toàn
Ở tuổi dậy thì, đa số làn da đều đang đà “lớn” mà có 1 số bắt đầu nổi mụn, đổ dầu nhiều. Do đó, phụ huynh cần chú ý dặn dò trẻ nên tiết chế bớt lớp trang điểm khi không cần thiết, lựa chọn các sản phẩm skincare phù hợp để không làm bào mòn da từ sớm. Bên cạnh đó, chú trọng khâu làm sạch sâu với tẩy trang và máy rửa mặt là cần thiết bắt đầu từ tuổi này.
Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay hết sức phức tạp. Nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đảm bảo vệ sinh khi vận chuyển, chế biến chính là nguyên nhân gây ngộ độc.
Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn giúp bạn phòng tránh ngộ độc dễ dàng hơn, đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình.
Một số cách nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dưới đây giúp bạn lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình.
1. Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm
Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị nhiễm khuẩn chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngộ độc.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, thì có khoảng 48 triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Trong đó có tới 128.000 người phải nhập viện với hơn 3000 người chết.
Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm. Một trong những lý do khiến vi khuẩn tấn công là vì xử lý thực phẩm không đúng cách. Trường hợp thực phẩm chứa ít vi khuẩn sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể người khoẻ mạnh.
Vi khuẩn E.coli gây ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Internet
Mọi rắc rối bắt đầu khi vi khuẩn sinh sôi và lây lan. Nguyên nhân là do bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm sai cách. Thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể có hình dạng, mùi vị không khác biệt so với thực phẩm an toàn. Bạn chỉ có thể phát hiện ra sau khi ăn chúng và xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm xảy ra nhanh nhất là sau 30 phút. Và chậm hơn có thể là vài ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Theo xác định của CDC, có 8 tác nhân gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn khiến người bệnh phải nhập viện bao gồm: Salmonella, Clostridium perfringens, Campylobacter, Staphylococcus aureus, E. coli O157: H7, Listeria monocytogenes, Listeria monocytogenes và Norovirus. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn.
2. Các thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn
Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn không quá khó như bạn nghĩ. Bởi bất cứ loại thực phẩm sống nào cũng có thể chứa mầm bệnh. Ngay cả khi đó là thực phẩm tươi, sạch được chọn lựa kỹ lưỡng. Tham khảo các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dưới đây để chọn lựa khéo tay hơn.
2.1. Thực phẩm tươi sống
Các loại thịt sống, hải sản tươi, trứng gà, rau, củ, trái cây tươi đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Một số loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển bên trong nội tạng của động vật. Trong quá trình giết mổ, xử lý chúng sẽ truyền sang tiếp xúc với thịt sống và phát triển bên trong.
Một số vi khuẩn khác có thể tồn tại ngay bên trong cơ thể động vật. Hoặc bị nhiễm khuẩn từ tay người xử lý, vận chuyển, hoặc chế biến thực phẩm. Các loại rau củ có thể bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước, phân bón hoặc nguồn đất bị ô nhiễm. Chính vì thế, bạn cần nói không với đồ ăn sống hoặc tái nếu không muốn bị mắc bệnh.
Đồ tươi sống là một trong những dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn - Ảnh: Internet
2.2. Sữa và các loại nước trái cây chưa tiệt trùng
Thanh trùng, làm nóng sữa là quá trình tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Do đó với các loại sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. Nghiên cứu cho thấy sữa chưa tiệt trùng gây ngộ độc thực phẩm cao gấp 150 lần. Phần lớn các trường hợp đều phải nhập viện sau khi bị ngộ độc.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bạn nên chọn sữa, nước trái cây và các phụ phẩm từ sữa đã được tiệt trùng. Bởi quá trình thanh trùng sẽ tiêu diệt hoàn toàn các ký sinh trùng gây hại như: Brucella, Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella.
2.3. Thực phẩm không được bảo quản đúng cách
Nhiệt độ phòng là môi trường sống lý tưởng của các loài vi khuẩn có hại. Khi bạn để thực phẩm ở nhiệt độ phòng vi khuẩn sẽ tấn công và gây ngộ độc thực phẩm. Mặc dù trong thời gian ngắn, các loại thực phẩm chưa bị biến chất về mùi, vị nhưng vẫn chứa vi khuẩn khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt...
Một số loại vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Vì vậy, ngay cả khi đã nấu chín thức ăn bạn vẫn có thể bị ngộ độc. Nhất là một số loại vi khuẩn phát triển mạnh ở các món thịt hầm, và nước thịt. Thực phẩm chín khi để ở nhiệt độ phòng qua 2 giờ đồng hồ sẽ bị nhiễm khuẩn, và bạn không nên ăn chúng.
Đặc biệt nhiều người mắc phải Sai lầm khi bảo quản thực phẩm có thể khiến đồ ăn biến chất, gia tăng vi khuẩn gây bệnh.
2.4. Thực phẩm chế biến sẵn không có nguồn gốc rõ ràng
Một trong các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn là đồ ăn chế biến sẵn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với các loại thực phẩm làm lạnh, chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, pate... bạn khó có thể biết được quy trình sản xuất, chế biến của họ như thế nào. Liệu có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Bởi vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình chế biến. Do đó, mặc dù nhìn từ bên ngoài thực phẩm bạn ăn không có dấu hiệu rõ ràng nhưng thực chất là chúng chứa vi khuẩn gây hại.
Thức ăn chế biến sẵn không rõ nguồn gốc là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn - Ảnh: Internet
Do đó, để tránh ngộ độc thực phẩm tốt hơn hết bạn không nên lưu trữ quá nhiều thực phẩm nấu sẵn như thịt hộp, xúc xích. Tốt hơn hết hãy lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc.
2.5. Các loại thịt băm có thể chứa vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn như E.coli sinh sống bên trong đường ruột của gia súc. Chúng có thể làm ô nhiễm thịt trong quá trình giết mổ, chế biến. Đặc biệt là thịt bò băm nhỏ luôn có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn này.
Vi khuẩn có thể không làm thay đổi mùi vị của thức ăn. Tuy nhiên sau vài ngày khi tiếp xúc với mầm bệnh cơ thể bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu rõ ràng. Do đó, để an toàn hơn, bạn nên chế biến thực phẩm chín kỹ. Bên cạnh đó rửa sạch bát đĩa và các dụng cụ với nước ấm và dung dịch rửa bát sát khuẩn trước khi sử dụng.
2.6. Thực phẩm ổi thiu, bị biến đối về màu sắc, mùi vị
Đây là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dễ dàng nhất. Các loại thực phẩm kể cả đồ tươi sống và nấu chín khi bị biến dạng về màu sắc, mùi, vị nghĩa là chúng đã bị vi khuẩn tấn công mạnh.
Để tránh ngộ độc thực phẩm, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ ngay các loại thực phẩm này. Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm đặt bên cạnh đồ đã bị ôi thiu. Bởi vi khuẩn từ thực phẩm ô nhiễm có lan sang các thực phẩm sạch ngay cả khi chúng chưa có dấu hiệu đặc trưng.
2.7. Thực phẩm quá hạn sử dụng
Đồ quá hạn sử dụng cũng là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn hiệu quả. Mỗi loại thức ăn đều có quy định sử dụng trong một giai đoạn nào đó. Khi đã hết hạn sử dụng đồng nghĩa với thức ăn bị biến chất, ô nhiễm dễ dàng gây ngộ độc thực phẩm.
Do đó, để đảm bảo sức khoẻ của bạn và cả gia đình tốt hơn hết nên lựa chọn thực phẩm tươi, mới được sản xuất, chế biến.
Hạn sử dụng là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn - Ảnh: Internet
3. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn
Dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn đôi khi không rõ ràng. Bởi các loại vi khuẩn gây bệnh không màu, không mùi, không vị. Chính vì thế khi nhìn, ngửi hoặc nếm bạn rất khó nhận biết thực phẩm bị ô nhiễm. Để hạn chế tính trạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn thực phẩm ở một nhà cung cấp uy tín bạn có thể tin tưởng được.
- Thực hiện các biện pháp bảo quản, sơ chế đúng cách. Để thực phẩm tránh xa khoảng nhiệt độ nguy hiểm từ 4 - 60 độ C.
- Thức ăn sau khi chế biến cần được sử dụng trong vòng 2 giờ để tránh bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó nếu bạn muốn giữ lại, thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh.
- Đối với đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, bạn cần chọn thực phẩm vẫn còn hạn sử dụng, được sản xuất bởi thương hiệu uy tín.
- Trước khi chế biến, sơ chế thức ăn bạn cần rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản.
- Rửa sạch dao, thớt, dụng cụ chế biến bằng dung dịch chuyên dụng trước và sau khi sử dụng.
- Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm bằng nước muối trước khi chế biến. Không ăn các món gỏi, tái, sống để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
Trên đây là một số dấu hiệu thực phẩm nhiễm vi khuẩn và cách phòng tránh bạn cần lưu ý. Hãy thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
Nguy cơ gây hại cho sức khỏe từ thực phẩm chế biến sẵn Các loại thực phẩm được sản xuất công nghiệp như snack, khoai tây chiên, đồ ăn tiện lợi, đồ uống có ga làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là do nguyên nhân tim mạch. Các kệ hàng siêu thị ngày càng tràn ngập các loại thực phẩm được sản xuất bằng cách chế biến công nghiệp rộng rãi, thường ít chất...