5 năm sau cái chết của Bin Laden, những tranh cãi chưa hồi kết
Năm năm đã trôi qua kể từ cái chết của Osama Bin Laden, những tranh cãi bắt đầu nổ ra xoay quanh một báo cáo Quốc hội của Mỹ về vụ việc ngày 11/9.
Trùm khủng bố Osama Bin Laden. (Nguồn: AP)
Cựu Thượng nghị sỹ Florida Bob Graham đã đồng chủ trì cuộc thăm dò ý kiến trong Quốc hội năm 2002 về các vụ tấn công. Hiện ông đang hối thúc chính quyền ông Obama công khai 28 trang báo cáo đang gây tranh cãi.
Ông khẳng định các trang báo cáo này cho thấy mối liên hệ giữa sự kiện 11/9 và Saudi Arabia. Cả chính quyền Obama và chính quyền Bush trước đó đều khẳng định các vấn đề an ninh quốc gia là lý do khiến báo cáo không được công khai.
Ông Graham thì cho rằng, không có gì trong số tài liệu này đủ điều kiện để được xem như một vấn đề an ninh quốc gia.
Chiến dịch công khai các tài liệu của ông Graham tập trung vào mối quan hệ giữa những tên không tặc – 15 trong số 19 kẻ này tới từ Saudi Arabia – và một gia đình Saudi Arabia nổi tiếng sống ở Sarasota, Florida.
Theo CCTV News, chia sẻ với kênh truyền hình Mỹ Meet The Press, ông cho rằng “không có khả năng” 19 kẻ tấn công khủng bố tự mình hành động.
“Ai có thể là người có khả năng hỗ trợ chúng nhất? Tôi nghĩ rằng mọi chứng cứ đều chỉ về phía Saudi Arabia. Chúng ta biết rằng Al Qaeda khởi đầu từ Saudi Arabia. Đó là một sản phẩm của Saudi Arabia.”
Video đang HOT
Hôm Chủ nhật vừa rồi, giám đốc CIA John Brennan nhấn mạnh rằng 28 trang báo cáo ông Graham đề cập có chứa thông tin không chính xác và không nên được công bố.
Ông nói rằng báo cáo Quốc hội năm 2002 có những thông tin chưa được chứng minh và đã được đánh giá lại trong các báo cáo sau này. Ông cũng nói với chương trình Meet The Press rằng: “không có bằng chứng nào cho thấy chính quyền Saudi Arabia, hay các quan chức nước này đóng vai trò gì trong việc hỗ trợ khủng bố.”
Cựu đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ, Hoàng tử Bandar Bin Sultan cũng đã kêu gọi công khai số tài liệu này và khẳng định quốc gia của mình “không có gì cần che giấu.”
Saudi Arabia đã nhiều lần bị buộc tội – và phản bác những lời buộc tội – rằng quốc gia này có dính líu đến và đã tài trợ cho các nhóm khủng bố một cách trực tiếp hoặc mắt nhắm mắt mở với các khoản ủng hộ tư nhân.
“IS… là sản phẩm của lý tưởng, tiền bạc và hỗ trợ tổ chức của Saudi Arabia, dù bây giờ họ đang tỏ ra cực kỳ chống IS,” Graham nhận định trên tờ Newsweek.
Theo một ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Cực đoan hóa và Bạo lực chính trị, khoảng 1.500-2.000 người Saudi hiện đang tham chiến ở Iraq và Syria để ủng hộ cho tổ chức IS.
Một số đã trở về Saudi Arabia, và các chi nhánh địa phương của IS đã nhận trách nhiệm cho hàng loạt vụ đánh bom và nổ súng gây chết người nhắm vào các lực lượng an ninh và cộng đồng thiểu số Shi’ite.
Nhà nước Hồi giáo IS cũng kịch liệt phản đối sự cai trị của hoàng gia người Sunni, và buộc tội họ là những kẻ phản bội do có quan hệ với phương Tây.
Theo Vietnamplus
Dân Nga tới tấp khen Donald Trump
Bài phát biểu về chính sách đối ngoại ngày 27/4 của ứng viên Cộng hòa Mỹ Donald Trump đã gây tiếng vang ở một đất nước mà thậm chí người ta ít nhìn tận mắt các chính trị gia Mỹ.
Tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Nga, một số người qua đường khi trò chuyện với phóng viên CNN đã ca ngợi ông trùm bất động sản New York. Kể cả các chính trị Nga, từ Tổng thống Vladimir Putin trở xuống, đều dành những lời tốt đẹp cho ứng viên gây tranh cãi của Mỹ.
Donald Trump. (Ảnh: RS)
Mới đây, ông Putin gọi ông Trump là "người thông minh, tài năng không còn phải nghi ngờ gì nữa". Trump cũng đáp lời về Putin: "Tôi thích ông ấy bởi ông ấy gọi tôi là bậc anh tài. Ông ấy nói Trump là một nhà lãnh đạo thực sự".
Và trong bài phát biểu tại Washington hôm 27/4, tỷ phú Mỹ đã bày tỏ hy vọng về tiềm năng cải thiện quan hệ Nga - Mỹ.
"Tôi tin rằng, một sự xoa dịu căng thẳng và cải thiện quan hệ với Nga là điều có thể", ông Trump nhấn mạnh, dù nói thêm rằng Mỹ sẵn sàng bước khỏi bàn thương lượng nếu Nga quá yêu sách.
Thông điệp mà ông Trump đưa ra được đón nhận nồng nhiệt trên đường phố Moscow.
"Điều chủ chốt về ông ấy là ông ấy sốt sắng cho một sự đột phá trong quan hệ với Nga, có thể họ sẽ không tiến lại gần nhau hơn nhưng ít nhất sẽ có một cuộc đối thoại", một người ở gần Điện Kremlin nhận xét.
Một người khác nói thêm: "Trước hết, Trump là một người tích cực, và ông ấy nói về Putin rất thiện chí. Ông ấy muốn những thay đổi tích cực ở nước Mỹ".
Nhiều người tin rằng, hai ông Trump và Putin sẽ hòa hợp với nhau ở mức độ cá nhân, và chỉ thế thôi cũng đủ để làm dịu căng thẳng giữa Nga và Mỹ.
Fyodor Lukyanov, Giám đốc Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, cho biết ông tin Tổng thống Putin sẽ thích phong cách của Donald Trump.
"Ông ấy (Putin) thích những người thẳng thắn, cởi mở, những người không quan tâm đến chuyện hiệu chỉnh chính trị. Và đó chính là trường hợp với ông Trump", Lukyanov bình luận với CNN.
Nga và Mỹ có nhiều bất đồng lớn, đặc biệt về Ukraina, nơi giới chức chính quyền Obama cáo buộc Kremlin cung cấp tài chính, quân trang và hỗ trợ chiến đấu cho lực lượng li khai ở miền đông, đồng thời đòi Nga phải trả lại cho Kiev bán đảo Crưm.
Về phần mình, Nga muốn cấm vận mà cộng đồng quốc tế áp lên nước này liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraina phải được dỡ bỏ.
Khi ông Trump nói về việc cải thiện quan hệ với Nga, ông không đả động gì đến Ukraina hay Crưm. Các chính trị gia cấp cao ở Moscow gọi ông Trump là "thực tế" nhất trong số các ứng viên đua vào Nhà Trắng.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Vương quốc Anh: Tranh cãi chuyện tăng lương Trong bối cảnh nền kinh tế xứ sở Sương mù đang phải "thắt lưng buộc bụng", Chính phủ Anh vừa quyết định nâng mức lương tối thiểu thêm 7,5%. Nhưng, chỉ sau hai tuần áp dụng (từ ngày 1-4), mức lương mới giờ được Bộ Tài chính Anh gọi là "mức lương sống quốc gia" đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo...