5 món ngon ở vùng biên An Giang
Ngoài bánh hẹ là món ăn đã rất nổi tiếng, vùng Tân Châu, An Giang còn có bánh bao chỉ, bánh khọt và xôi vị hút khách không kém.
Thị xã Tân Châu (An Giang) là điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam, có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương.
Nơi đây có một cuộc sống tiêu biểu của miền sông nước Nam Bộ. Và ẩm thực cũng có nhiều món đặc trưng, dân dã. 5 món ăn dưới đây là những gợi ý khi bạn có cơ hội ghé thăm Tân Châu.
Bánh khọt ở chợ Tân Châu là kiểu bánh khọt của người Khmer, được làm từ bột gạo pha loãng với nước cốt dừa và hành lá cắt nhỏ, không cho thêm bột nghệ để có màu vàng như bánh khọt thường thấy ở Nam Bộ, bánh cũng không ăn kèm với rau sống.
Bột gạo được đổ vào những khuôn đất nung đã quét lớp dầu mỏng rồi chiên vàng. Món bánh không có nhân, khi ăn chấm kèm với nước mắm pha loãng cùng nước cốt dừa. Một số hàng tại chợ thêm đậu xanh nấu chín trộn với cơm dừa nạo để tăng thêm hương vị cho món bánh.
Video đang HOT
Bánh hẹ là món bánh của người Hoa, có bán nhiều ở các khu vực đông người Hoa sinh sống. Có dịp ghé chợ Tân Châu, thực khách có thể gọi một phần bánh hẹ để làm món xế rất hợp vị.
Bánh được làm từ bột gạo pha loãng, đem trộn với hẹ lá cắt nhuyễn, thêm chút gia vị rồi đổ khuôn hấp chín.
Người bán thường cắt bánh thành từng miếng nhỏ hình thoi vừa ăn rồi chiên vàng ruộm hai mặt, cho thêm trứng gà vào chiên vừa chín tới. Món bánh hẹ mềm bên trong, giòn bên ngoài hòa quyện cùng cái béo của trứng gà ta chấm cùng nước tương pha giấm.
Bánh bao chỉ có hình dáng nhỏ nhắn, khác với loại bánh bao làm từ bột mì hấp nóng thường thấy, món bánh được làm từ bột nếp có nhân đậu xanh, đậu phộng, dừa hay mè đen.
Vỏ bánh mỏng, mềm mịn trắng ngà, bên ngoài tẩm cơm dừa nạo nhuyễn, khi ăn cảm nhận được mùi thơm của nếp và bùi của nhân bánh ngọt dịu.
Xôi vị là món ngon dân dã thường gặp ở các khu chợ quê ở miền Tây và chợ Tân Châu, An Giang. Món xôi được làm từ nếp non, nước cốt dừa, lá dứa, đường cùng mè, đậu phộng rang vàng.
Khác với các loại xôi khác, xôi vị chứa một loại gia vị độc đáo là tai hồi, khi ăn xôi vẫn ngửi được mùi thơm thoang thoảng. Món xôi mềm dẻo, béo của nước cốt dừa, thêm màu xanh mướt của lá dứa, vừa ăn vừa nhâm nhi cùng trà nóng rất ngon.
Cháo lá dứa, cháo đậu là món ăn thanh đạm của người miền Tây, được nấu từ gạo nguyên hạt, thêm lá dứa để tạo màu xanh ngọc và mùi thơm dịu. Cháo có thêm đậu đen, đậu đỏ nấu mềm, thêm vị bùi cho món ăn.
Tô cháo ngon không thể thiếu nước cốt dừa đặc sệt pha chút đường, chút muối chan đều lên mặt tô, có thể trộn đều hoặc để múc từng muỗng nhỏ vừa có cháo vừa có nước cốt dừa ăn dần.
Thực khách có thể chọn thêm nhiều món mặn kèm cháo như tép rang, dưa mắm, trứng vịt muối, đậu phộng muối… để đa dạng hương vị.
Bản đồ ẩm thực: Ba khía Rạch Gốc, món ngon miền tận cùng tổ quốc
Là hải sản có nhiều ở vùng Nam Bộ, thế nhưng ba khía Rạch Gốc của đất mũi Cà Mau lại được đánh giá ngon hơn bởi chúng sinh trưởng trong điều kiện sống lý tưởng.
Ba khía hấp sả, món ngon dân dã được nhiều người yêu thích.
Theo trang web dulichcamau, ba khía là loài hải sản sản có ngoại hình tương tự con cua, sống ở các bãi bồi nước lợ, dưới những tán đước, mắm rậm rạp. Tuy nhiên, ba khía ở vùng Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau có chất lượng thịt ngon hơn ba khía nơi khác. Điều này cũng phần nào dễ hiểu bởi chúng được ăn trái mắm đen - đặc trưng của vùng đất mũi - rụng xuống nên thịt cũng thơm, chắc và nhiều gạch hơn.
Thông thường, mùa thu hoạch ba khía ở Rạch Gốc rộ lên là khi đến mùa nước nổi (từ tháng 7 đến tháng 11 Âm lịch hằng năm). Lúc này, người dân sẽ lên ghe và xuôi đến những nơi mà ba khía sinh sống để thu hoạch. Nói qua thì đơn giản chứ để có được dăm ba ký ba khía mang về nhà thưởng thức thì cũng lắm nhiêu khê. Nào là tìm đúng nơi chúng cư trú, tìm cách dụ ra khỏi hang và cũng thật khéo léo tóm gọn chúng mà không để xảy ra sự cố nào.
Ngoài mắm ba khía nổi tiếng khắp nơi thì ba khía còn được chế biến thành những món ăn hấp dẫn khác như hấp sả, chiên giòn, rang muối hột, rang me... Trong đó, ba khía hấp sả luôn được chào đón bởi cách chế biến đơn giản, những ai không quen ăn mắm hay đồ sống vẫn có thể tự tin thưởng thức.
Theo đó, khi "thèm" ba khía chỉ cần rửa chúng qua với nước sạch để loại bỏ bùn, nhớt rồi cho vào nồi hấp cùng ít sả. Khi thịt chín, thì lột bỏ vỏ và chấm cùng nước chấm. Sở dĩ, người viết dùng từ lột là bởi vì nhìn lớp vỏ chúng có vẻ cứng cáp chứ thật ra rất mỏng manh, chỉ việc dùng tay ấn mạnh vào là lớp bỏ tự vỡ ra.
Được biết, nghề làm mắm ba khía ở Rạch Gốc đã có từ hơn 60 năm trước, là kế sinh nhai của nhiều hộ nơi đây và nghề muối ba khía của huyện Ngọc Hiển vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2020.
Có thể nói, ba khía Rạch Gốc ngày nay đã trở thành sản vật nổi tiếng và là niềm tự hào của người dân Cà Mau. Chứa đựng trong nó là sự hội tụ hết những tinh hoa về con người, đất trời của vùng đất tận cùng tổ quốc.
Về An Giang nhớ ghé thăm vương quốc mắm Châu Đốc Thuộc phường Châu Phú A, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, chợ Châu Đốc được người dân miền Tây thương mến tặng cho cái tên vương quốc mắm. Ở nơi đây, du khách có thể tìm thấy hầu hết các loại mắm đặc trưng của miền Tây Nam bộ. Món ngon dân dã gồm mắm thái, mắm chốt, ba rọi heo cuộn rau...