5 món đêm nóng hổi cho ngày lạnh
Ốc nướng cay, bún mọc và huyết chưng là những món gợi ý cho du khách khi khám phá thành phố về đêm.
Ốc có cách chế biến đa dạng, nhiều vị khác nhau, từ ốc luộc, nướng phô mai, nướng mỡ hành, xào cay, xào sa tế đến hấp nước cốt dừa. Đặc biệt, thực khách có thể chọn các món ốc tự nướng tại bàn, vừa cảm nhận hơi ấm từ bếp than, vừa thưởng thức từng con ốc chín nóng hổi, thơm lừng.
Quán ốc An nằm cuối hẻm 535 đường Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh) thu hút thực khách với thực đơn ốc đa dạng gần 25 loại, đồng giá 25.000 đồng/phần. Ảnh: Huỳnh Nhi.
Trên bếp than hồng, bắp nếp được lột vỏ nướng vàng, hột không bị khô và vẫn giữ được độ săn bóng. Thực khách có thể chọn quét mỡ hành ngọt đều các mặt bắp rồi cầm thưởng thức hoặc tách hạt bắp cho vào ly trộn với mỡ hành, tép khô, tóp mỡ.
Video đang HOT
Địa chỉ gợi ý là quán bắp nướng ở số 217 đường Lương Nhữ Học (quận 5) hoặc 223 đường Nguyễn Kim (quận 10) với giá bán từ 12.000 đồng/ bắp hoặc bán theo phần. Ảnh: doiratngon/Instagram
Cháo trắng lá dứa được nấu sệt ăn cùng nhiều loại đồ ăn kèm như cá cơm kho tiêu, trứng vịt bắc thảo kèm đồ chua, khô cá đù, kho quẹt tôm khô cho một buổi tối ấm bụng. Ngoài cháo trắng, các quán còn bán thêm cháo đậu đỏ ăn kèm nước cốt dừa cho khách muốn đổi vị.
Quán cháo trắng ở số 283 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) là điểm đến của nhiều thực khách ăn đêm suốt 45 năm nay với khoảng 22 món ăn kèm, giá từ 20.000 đồng/ phần. Ảnh: Ngoisao
Bún mọc
Trong những ngày se lạnh, bún mọc nóng là món ăn gợi ý cho du khách. Món bún hấp dẫn với nước dùng thơm, thanh ngọt từ xương heo và thịt gà hòa quyện, phần mọc dai và được nặn thành viên to chấm với nước mắm pha ớt xay nhuyễn. Bún ăn kèm rau sống với xà lách, giá, tía tô, rau muống bào sợi.
Quán bún mọc Cầu Bà Tàng ở số 2429A đường Phạm Thế Hiển (quận 8) là quán bún mọc hút khách nhất trong gần 10 quán bún mọc quanh khu cầu Bà Tàng với giá từ 35.000 đến 75.000 đồng/ tô. Ảnh: Huỳnh Nhi
Huyết chưng
Phần huyết chưng đầy đủ có huyết heo chưng cách thủy đi kèm nước lèo trong, ngọt thanh và nội tạng heo như: tim, hột mít, lá mía, bong bóng, phèo. Món ăn thường thêm gừng cắt sợi và hành lá, phủ tiêu xay bên trên để tạo hương thơm hấp dẫn và ăn ấm bụng. Huyết chưng có thể ăn kèm bánh mì.
Quán huyết chưng ở số 122 đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) là địa chỉ thu hút các tín đồ thích ăn các món từ nội tạng, với giá từ 30.000 đến 50.000 đồng/ phần. Ảnh: Huỳnh Nhi
Lạ miệng huyết chưng kiểu người Hoa
Huyết chưng mềm như tàu hũ, ăn kèm nội tạng heo, thêm nước lèo nóng và tiêu xay là món ăn gợi ý cho ngày lạnh.
Huyết chưng có thành phần chính là huyết heo được đánh đều, rồi chưng cách thủy trong lò áp suất hơn 4 tiếng đồng hồ. Khác với huyết luộc trong nước sôi rồi cắt thành cục nhỏ, huyết chưng mềm, giống như đậu hũ nóng.
Tô huyết chưng thêm bắt mắt khi cho thêm nội tạng: tim heo, hột mít, lá mía, bong bóng, phèo, lưỡi, óc heo và gừng cắt sợi cùng hành lá, tiêu xay phủ lên trên. Món ăn nóng với bánh mì theo kiểu phá lấu.
Mỗi tô huyết chưng có giá từ 30.000 đến 50.000 đồng. Ảnh: Huỳnh Nhi
Chị Nguyễn Thị Hoa (45 tuổi) có 6 năm đi bán huyết chưng ở quận 12. Cách đây ít tháng, chị dời tiệm về số 122, đường Phạm Văn Hai, phường 3, quận Tân Bình và nơi đây trở thành địa chỉ thu hút thực khách.
Quê gốc ở TP Quy Nhơn (Bình Định), chị rất thích ăn những món có nội tạng heo như bánh hỏi cháo lòng. Sau chuyển vào Sài Gòn sinh sống, chị quen biết nhiều bạn là người Hoa. Biết chị thích ăn các món có lòng heo, họ chỉ cách nấu món huyết chưng kiểu Triều Châu.
Ý Thư, một thực khách nhận xét, tô đặc biệt ở quán chị Hoa rất đầy đặn gồm huyết, một phần óc heo, lưỡi, lòng, phèo, gan... ăn kèm bánh mì. Món ăn sẽ đỡ ngấy nếu ăn kèm hủ tiếu hoặc giá hẹ.
Chị Hoa tập nấu rồi nêm nếm, chỉnh sửa món ăn lại theo cách của mình, cho mọi người dùng thử trước khi bán rồi mở tiệm cho đến nay. Quán mở cửa từ 15h30 đến 23h. Ảnh: Huỳnh Nhi
Chị Hoa cho biết trước đây ít thực khách biết đây là món gì. Sau khi được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội, quán đã dần đông khách. Từ bán một thau huyết chưng nhỏ trong những ngày đầu, bây giờ quán bán 8 thau cùng khoảng 100 kg thịt, nội tạng heo, tương đương 300 - 400 tô.
Chị Hoa chuẩn bị nấu huyết chưng từ 8h đến 14h, công đoạn mất nhiều thời gian nhất là làm sạch nội tạng. "Làm món ăn này cẫn tỉ mỉ, cực nhất là khâu lựa lông heo dính trong thịt, phèo. Nếu làm lòng heo 1, 2 tiếng rồi đem ra bán là tôi làm không được", chị cười và nói.
4 quán bún được lòng người Sài Gòn Quán riêu 40 năm chợ Bến Thành, quán bún Huế ở quận 8 bán 1.000 tô mỗi ngày là những địa chỉ ăn uống hút khách ở Sài thành. Gánh bún suông ba đời ở vỉa hè quận 4 G ánh bún tại số 183/41, bến Vân Đồn, quận 4 hút khách dù không có biển hiệu, chỉ để chữ "Bán bún suông"....