5 món chưa ăn chưa biết Tri Tôn
Tri Tôn có hồ Ô Thum gắn với món gà đốt lá chúc trứ danh, ngoài ra còn có cháo bò, đu đủ đâm hút khách không kém.
Tri Tôn là huyện có diện tích lớn nhất An Giang, nằm ở phía tây nam của tỉnh này và có biên giới giáp với Campuchia. Từ Tri Tôn, du khách có thể di chuyện thuận tiện qua các khu du lịch nổi tiếng của tỉnh như Chùa Bà núi Sam, Núi Cấm, Đồi Tức Dụp, di tích lịch sử Nhà mồ Ba Chúc… Ngoài việc thưởng lãm phong cảnh, du khách còn có thể thưởng thức nhiều món ngon mang đậm nét bản địa.
Gà đốt lá chúc
Ảnh: Quỳnh Trần
Gà đốt là món ăn truyền thống của người Khmer ở An Giang. Gà được chọn phải là những con thả vườn khoảng 1,2 kg. Sau sơ chế, đầu bếp sẽ ướp gà với sả, ớt, tỏi, đường, muối với lượng vừa đủ, tuyệt nhiên không thể thiếu lá chúc (cùng họ với chanh) để món ăn có mùi vị riêng, chỉ ngon khi ăn ở An Giang.
Khi gà đã thấm gia vị sẽ cho vào nồi nướng. Nồi được xếp một lớp muối cùng sả, tỏi và lá chúc dưới đáy rồi đặt gà lên trên, cho lên bếp nướng, khéo léo canh lửa để gà chín đều, có màu vàng đẹp mắt, thịt mềm ngọt và tỏa hương thơm lừng. Món ăn kèm đĩa gỏi bắp cải chua ngọt hoặc rau sống, dưa leo, chấm với nước chấm lá chúc mằn mặn lạ miệng hay muối tiêu chanh, muối ớt chanh.
Cháo bò
Ảnh: Quang Thiện
Bò ở vùng Bảy Núi, An Giang được nuôi vỗ cẩn thận nên có thịt thơm, mềm, chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Cháo bò là một trong những món ăn nổi bật nhất ở thị trấn Tri Tôn, món cháo được nấu như cháo lòng lợn thông thường nhưng dùng lòng bò: lá sách, gan, phổi, phèo… thêm miếng huyết mềm và thịt bò tái chín.
Thực khách ăn cháo bò sẽ được phục vụ thêm giá sống, rau quế, ngò gai và không thể thiếu lá chúc cắt nhỏ để tăng thêm mùi thơm, bên cạnh là chén nước mắm gừng để chấm lòng bò. Món cháo càng ngon nếu vắt thêm nước trái chúc có vị chua thanh và mùi nồng lan tỏa. Người miền Tây thường ăn cháo bò nóng hổi với bún tươi hay bánh mì để có một buổi sáng chắc bụng.
Video đang HOT
Ảnh: Như Ý Nguyen
Hến (còn gọi là lía) phơi nắng là món ăn xuất phát từ đồng bào Chăm và được bán nhiều nơi tại An Giang như Tân Châu, Tri Tôn, Châu Đốc. Hến còn sống được mua về rửa sạch để ráo, sau đó được chần sơ qua nước sôi hoặc để tươi rồi đem ướp muối, đường, ớt… có thể trộn cùng lá chúc, lót lá ổi phía dưới rồi phơi dưới nắng gắt mùa khô.
Mùa mưa thường sẽ không có món ăn này vì thiếu ánh nắng để phơi hến. Thịt hến chín tái có vị ngọt ăn hơi dai, có thể có mùi tanh tùy theo khẩu vị, khi ăn chấm thịt hến với muối ớt chanh đậm vị chua cay ngọt. Món ăn như quà vặt gắn liền với tuổi thơ học sinh ở Tri Tôn.
Đu đủ đâm
Ảnh: @quanngo_256/Instagram
Đây là gỏi đu đủ của người Campuchia. Ở Việt Nam, tên gọi này xuất phát từ việc món được chế biến bằng cách đâm (giã) trong cối. Thành phần chính là đu đủ sắp chín (đu đủ “mỏ vịt”) bào sợi, mắm ruốc, một số nơi dùng mắm ba khía, thêm ít sợi rau muống bào, đậu đũa, cà rốt.
Khi có khách gọi món, chủ quán lần lượt cho đường, muối, bột ngọt, hành tím, tỏi, ớt và một miếng chanh, đậu đũa vào cối rồi đâm cho đều. Tiếp đó, cho vào sợi đu đủ, rau muống và các loại rau thơm, quế, đâm với lực nhẹ hơn để món không bị nát. Gỏi dọn ra đĩa, khách có thể ăn cùng với thịt bò xiên que nướng hay trứng gà tùy sở thích.
Ếch nhồi thịt nướng
Ảnh: @im_mnhung/Instagram
Món ăn được bán phổ biến tại các hàng quán ăn vặt ở Tri Tôn. Ếch chọn con lớn làm sạch, lấy hết nội tạng, sau đó cho thịt heo băm nhuyễn trộn gia vị như sả, nghệ, lá chúc… vào bên trong bụng ếch rồi buộc chặt, kẹp vào cặp tre nướng chín đều. Thịt ếch tỏa hương thơm, thịt chín mềm, da vàng, phần thịt heo bên trong mọng nước ăn ngọt rất ngon.
Món cháo 'nội tạng' ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang
Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị lạ miệng, ăn kèm bún tươi hoặc bánh mì rất hấp dẫn.
Nếu có dịp ghé thăm An Giang, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi non kỳ thú, hùng vĩ của một vùng bán sơn địa mà còn được khám phá, thưởng thức nền ẩm thực phong phú nơi đây.
Ngoài những đặc sản nức tiếng như mắm Châu Đốc, chè thốt nốt, bánh bò, gà hấp lá chúc,... ở An Giang còn có một món ngon bình dân nhưng hấp dẫn mọi thực khách gần xa. Đó là món cháo bò.
Cháo bò là một trong những món ăn nổi tiếng ở thị trấn Tri Tôn (An Giang), được nấu giống cháo lòng miền Bắc nhưng sử dụng nguyên liệu là nội tạng bò và thịt bò tươi (Ảnh: Đặc sản Tri Tôn).
Cháo bò là món ăn sáng dân dã được bán ở một số nơi của xứ núi nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là cháo bò Tri Tôn. Món cháo này được chế biến từ những con bò nuôi ở vùng Bảy Núi, trải qua quá trình nuôi vỗ cẩn thận nên có thịt mềm và thơm.
Để làm nên món cháo bò ngon, người dân Tri Tôn thường sử dụng gạo Sóc Miên (một loại gạo có nguồn gốc từ Campuchia) giúp cháo mềm, dẻo, có mùi thơm đặc trưng hơn so với các loại gạo khác. Bên cạnh đó, cháo cũng được hầm trên bếp than hồng luôn đỏ lửa để dậy mùi thơm, hấp dẫn du khách dù cách xa cả chục mét.
Nội tạng bò hầm cùng cháo. Phần lòng bò chưa dùng tới cũng được để trong nồi cháo giúp giữ nhiệt, ăn ngon hơn (Ảnh: Tiến Hưng).
Ngoài thành phần chính là gạo, món cháo còn được nấu cùng nội tạng bò thay vì thưởng thức riêng. Lòng bò được sơ chế sạch với nước muối để không bị hôi rồi cho vào nồi cùng lúc với gạo, hầm khoảng 1 tiếng để lòng chín mềm, đậm vị. Cuối cùng là đổ tiết (huyết) vào nồi cháo.
Đây được xem là công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ nhất. Khi nước vừa sôi, người nấu phải canh giờ chuẩn xác, đổ thật khéo léo, đều tay sao cho tiết không bị phồng, xốp, giảm độ ngon.
Cháo bò gồm đầy đủ các nguyên liệu như lòng, gan, phèo, phổi, óc, tủy,... Đặc biệt phần tiết (huyết) cắt miếng nhỏ giúp món cháo có màu nâu nhạt đẹp mắt và hương vị đậm đà.
Nồi cháo nóng hổi có màu nâu nhạt, đầy đặn tiết cắt miếng và nhân (Ảnh: Quang Thiện).
Khi có khách gọi món, người bán mới bắt đầu múc cháo ra tô, thêm giá sống, húng quế, lòng và thịt bò tươi thái lát mỏng. Cháo nóng làm thịt sống chuyển thành thịt tái chín, có màu hồng đẹp mắt.
Món cháo bò Tri Tôn thường nấu lòng chung với cháo, thêm phần lòng xắt sẵn để riêng, cho thêm vào tô cháo khi có thực khách gọi món.
Cháo bò thưởng thức nóng, ăn kèm thịt bò tái và rau thơm,... (Ảnh: Quang Thiện).
Thực khách có thể cho thêm lá chúc, ngò gai (răng cưa) thái nhỏ hoặc vắt chút nước cốt quả chúc để món ăn dậy mùi thơm. Trái chúc được xem là một phần linh hồn của món cháo bò. Đây là loại trái đặc hữu của vùng Tịnh Biên và Tri Tôn, bề ngoài giống như chanh nhưng vỏ sần sùi và có vị chua dịu, thanh mát.
Với phần lòng bò được thái sẵn, để riêng, cho thêm vào tô cháo khi gọi món, thực khách có thể chấm kèm nước mắm gừng, từ từ cảm nhận độ giòn, mềm và mùi vị đặc trưng của bò bản địa.
Tô cháo đầy đặn lòng, thịt, ăn kèm rau thơm, giá sống, tạo hương vị đậm đà, hài hòa khó quên (Ảnh: Quang Thiện).
Một điều đặc biệt khác khiến món ăn dân dã này trở nên "hút" khách chính là cháo bò có thể ăn kèm với bún tươi hoặc bánh mì. Vì phục vụ chủ yếu là những người lao động chân tay, có thu nhập thấp nên món cháo này thường được nấu lỏng để thực khách có thể ăn cùng bún tươi, bánh mì.
Sự kết hợp độc đáo tưởng chừng như vô lý nhưng lại rất thuyết phục, không hề làm giảm đi độ ngon của cháo mà còn bổ sung thêm tinh bột giúp thực khách no lâu.
Cháo bò ăn kèm bún tươi hoặc bánh mì rất ngon, tạo nét khác biệt (Ảnh: Quang Thiện).
Mỗi suất cháo bò có giá khoảng 25.000 - 30.000 đồng. Nếu thực khách muốn ăn thêm lòng, óc hoặc tủy thì giá tăng hơn. Cháo bò là món ăn sáng dân dã của người An Giang và đặc biệt rất "cháy" hàng. Thực khách muốn thưởng thức suất cháo đầy đủ nguyên liệu thì phải đến quán từ sớm.
Từ món ăn dân dã của người địa phương, cháo bò dần trở nên nổi tiếng, được du khách thập phương biết đến và thưởng thức mỗi khi có dịp ghé Tri Tôn (Ảnh: Người miền Tây).
Thương em "vũ nữ chân dài" Chúng tôi đặt cho mấy con khô nhái cái tên khá mỹ miều "vũ nữ chân dài" bởi cái dáng gầy khẳng khiu nhưng lại khiến cho dân nhậu luôn "tê tái tâm hồn". Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng Bảy Núi, An Giang, mỗi khi mưa xuống, nước trên ruộng xâm xấp thì y như rằng quê tôi có khá...