5 món ăn dưỡng sinh ngày nóng bức
heo Đông y, cần dựa theo sự thay đổi của thời tiết để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, như vậy cơ thể mới có thể khoẻ mạnh. Mách bạn những món ăn dưỡng sinh dưới đây giúp giảm mệt mỏi do thời tiết.
Phòng cảm nắng, trị đau họng : Cháo hoa kim ngân
Nguyên liệu: Kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 50g, nước 300ml.
Cách làm: Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, hương thơm mát, đun sôi, rồi cô lấy 150ml nước. Sau đó cho gạo tẻ vào nấu thành cháo.
Thanh nhiệi nắng: Chá sen
Nguyên liệu: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đường phèn lượng vừa đủ, nước 500g.
Cách làm: Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ, đun sôi chắt lấy 150ml nước. Sau đó cho thêm gạo tẻ, đường phèn nấu thành cháo.
Nguyên liệu: Đậu xanh 85g, nước 1.3 lít.
Video đang HOT
Cách làm: Ngâm đậu xanh trong nước 30 phút, sau đó cho vào máy xay thành nước, thêm đường để dùng.
Cơ thể suy nhược: Cháo tây dương sâm
Tây dương sâm hay còn gọi là hoa kỳ sâm, có tác dụng ngăn ngừa mệt mỏi, thiếu oxy. Khm thấy miệng khô, khát, toàn thân mệt mỏi, thiếu sức lực, bạn cũng có thể cho thêm một ít tây dương sâm vào cháo hoặc hầm xương để ăn.
Nguyên liệu: Tây dương sâm 3g, táo tàu 10 quả, gạo nếp 100g.
Cách làm: Rửa sạch tây dương sâm, ngâm nước qua 1 đêm, sau đó cắt nhỏ. Táo tàu rửa sạch, cho vào nồi cùng gạo nếp và tây dương sâm đã được ngâm đun với lượng nước vừa đủ trong 40 phútlà có thể dùng.
Vừng có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, trị táo bón. Ngoài ra, với hàm lượng protein và chất béo không bão hoà phong phú, vừng còn giúp ổn định lượng đường trong máu, có tác dụng bảo vệ khớp, làm đẹp da.
Nguyên liệu: Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g.
Cách làm: Rang vừng đen khô cho đến khi nứt. Sau đó nấu vừng đen cùng gạo tẻ thành cháo. Có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày.
Phạm Thúy
Cúm 11 sự thật và ngộ nhận
Thực tế khác xa. Không hiếm trường hợp chúng ta vẫn nhầm cúm với cảm lạnh. Hoặc gắn cho nó biệt danh của dịch bệnh khác.
Xương cốt đau nhừ, sốt cao, cơ thể suy nhược... Bắt đầu mùa nhiễm bệnh. Chúng ta gom tất cả chúng dưới cái tên "cúm" và ném tất cả ba bệnh khác nhau: cúng "đích thực", bệnh lây nhiễm virus cấp hệ tiêu hoá gọi là "cúm dạ dày" và cảm lạnh vào một rọ. Trong khi cúm là bệnh lây nhiễm cấp có diễn biến nặng hơn nhiều so với cảm lạnh và thường kết thúc với đủ loại biến chứng nhiều hơn! Thường là viêm phế quả và viêm phổi, song hậu quả chữa trị cúm cẩu thả cũng có thể là viêm cơ tim hoặc viêm màng não. Cũng may, cảm lạnh có thể "tự khỏi". Cúm - không thể coi thường, cần phải trị "đến nơi, đến chốn".
1. Cảm lạnh có triệu chứng khác cúm. Đúng.
Thủ phạm cả hai bệnh đều là virus, song thuộc những gia đình khác nhau, vậy nên hiệu ứng đòn đánh của chúng cũng khác. Cúm bắt đầu bất ngờ. Sốt cao tiến triển trong vòng vài giờ, cũng xuất hiện tình trạng đau cơ, đau khớp, đau nhức đầu, ho khan, chán ăn và suy nhược nhanh. Bệnh có thể làm người gục ngã.
2. Cảm lạnh tiến triển từng bước: sốt không cao, chỉ húng hắng ho, trái lại thường đi kèm xổ mũi và đau họng. Chính xác.
3. Tiêm chủng có thể bảo vệ chúng ta không bị cúm. Chính xác.
Nhờ tiêm chủng, sẽ xuất hiện trong cơ thể những kháng thể bảo hiểm chống lại bệnh. Khả năng đề kháng xuất hiện sau 14 ngày. Tốt nhất tiêm chủng vào đầu mùa thu, song cũng có thể muộn hơn.
Cảm lạnh có triệu chứng khác cúm nên bạn cần chú ý phân biệt. (Ảnh minh họa)
4. Tiêm chủng không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng ngăn ngừa. Chính xác.
Đôi lúc, cho dù tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm vurus cúm. Tuy nhiên thậm chí trong trường hợp này vaccine vẫn mang lại lợi ích: bệnh sẽ tiến triển nhẹ nhàng hơn và không để lại di chứng.
5. Cả đời chỉ cần tiêm chủng một lần. Sai.
Hằng năm cần tiêm chủng nhắc lại, bởi tồn tại hơn mười chủng virus cúm liên tục biến dạng. Vì lý do này thành phần vaccine mỗi năm một khác.
6. Đã điều chế được thuốc chống virus. Chính xác.
Song biệt dược chỉ bán theo đơn bác sĩ. Thuốc phát huy tác dụng nhanh khỏi bệnh, ngăn ngừa biến chứng sau cúm. Cần uống trong vòng 24 - 48 giờ kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng.
7. Thuốc kháng sinh không phát huy tác dụng với cúm. Chính xác.
Thuốc kháng sinh chỉ duy nhất có tác dụng tiêu diệt vi trùng - vô tác dụng với virus, vậy không nên đòi hỏi bác sĩ kê thuốc kháng sinh cho người bị cúm. Thuốc kháng sinh chỉ sử dụng trong trường hợp biến chứng do cúm, thí dụ nhiễm trùng phổi - hiện tượng dễ xảy ra, bởi cơ thể đã bị suy yếu bởi những đòn đánh của virus dễ bị mắc chứng bệnh khác.
8. Vaccine chống "cúm dạ dày" phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể trước cúm thông thường. Sai.
Vaccine chống "cúm dạ dày" chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể trước rotavirus, trong khi còn có những virus khác là nguyên nhân gây cúm vẫn chưa có vaccine. Tuy nhiên vẫn cần tiêm chủng chống rotavirus cho trẻ, bởi chính chúng là thủ phạm gây bệnh hay gặp.
9. Đã bị "cúm dạ dày" cơ thể sẽ có khả năng miễn dịch với cúm "đích thực". Sai.
Cơ thể đã tiêm chủng vaccine chống "cúm dạ dày" chỉ có khả năng đề kháng với chủng virus gây bệnh này. "Cúm dạ dày" là chứng bệnh đặc biệt dễ lây, và cũng có thể liên kết với cúm "đích thực", tuy nhiên trái với cúm "đích thực" nó hiếm khi lây qua đường hô hấp. Theo quy luật virus "cúm dạ dày" lây qua đường tiêu hoá.
10. Cách chữa "cúm dạ dày" cũng giống như cúm "đích thực". Sai.
Với "cúm dạ dày", quan trọng nhất là nỗ lực không để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước và thiếu điện giải. Vì thế cần uống nhiều nước, tốt nhất là dung dịch orezol và sớm giải quyết tình trạng tiêu chảy bằng tân dược.
11. "Cúm dạ dày" là biến thể cúm "đích thực" đi kèm tình trạng đau bụng, buồn nôn và nôn. Sai.
Không có cúm dạ dày. Đó chỉ là tên thường gọi của bệnh lây nhiễm virus cấp hệ tiêu hoá. Bệnh tấn công bất ngờ, xuất hiện sốt, cảm giác thân thể rã rời, đôi lúc ho và xổ mũi - tất cả triệu chứng này khiến mọi người nghĩ đến cúm. Trong khi cúm "đích thực" không bị nôn và buồn nôn, không đau bụng và tiêu chảy.
Theo Eva
4 nhóm người cần lưu ý trong những ngày nóng Mất nước, kiệt sức vì nắng nóng... là những triệu chứng thường gặp trong ngày hè nóng nực và tập trung chủ yếu ở 4 nhóm dân số. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa những nguy cơ này, đặc biệt trong những đợt nắng nóng cao điểm như hiện nay. 4 nhóm dân số chịu ảnh hưởng mạnh nhất Trẻ em: Khi...