5 món ăn bài thuốc dưỡng vị vào mùa thu
Việc bổ sung các món ăn bài thuốc dưỡng vị vào mùa thu không chỉ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa mà còn làm cho cơ thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của môi trường.
Mùa thu là thời điểm giao mùa, thời tiết bắt đầu se lạnh, cơ thể con người dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của khí hậu, đặc biệt là hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Vì vậy, việc bổ sung các món ăn bài thuốc dưỡng vị không chỉ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa mà còn làm cho cơ thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của môi trường.
Chúng ta sẽ khám phá một số món ăn bài thuốc phù hợp cho mùa thu với những công thức cụ thể giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và dưỡng vị theo Y học cổ truyền.
Hạt sen là thành phần có trong nhiều món ăn bài thuốc dưỡng vị vào mùa thu.
1. Lý thuyết của Đông y về dưỡng vị vào mùa thu
Theo Đông y, mùa thu thuộc hành Kim, tương ứng với phế (phổi) và đại tràng. Táo (khô) là chủ khí của mùa thu, thường gây tổn thương tân dịch khiến da khô, họng mũi khô, miệng khô khát,…
Ngoài ra, tạng phế thích thanh túc, nhu nhuận nên cũng dễ bị táo làm tổn thương, đồng thời táo thường qua đường miệng, mũi xâm nhập vào cơ thể nên làm tổn thương tạng phế sớm nhất, gây các chứng bệnh như ho khan, ít đờm, khó thở,…
Chính vì vậy, chúng ta cần bồi Thổ sinh Kim, tức bồi dưỡng hành Thổ (tương ứng với tỳ và vị) để giúp hành Kim mạnh hơn.
Theo Đông y, tỳ và vị ( dạ dày) đảm bảo chức năng tiêu hóa, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Khi tỳ, vị hoạt động tốt, cơ thể sẽ hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn một cách hiệu quả, giúp duy trì sức khỏe.
Tuy nhiên, vào mùa thu, do ảnh hưởng của thời tiết hanh khô, vị ưa thấp, ghét táo thường dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng chướng bụng, khó tiêu và mệt mỏi.
Một trong những nguyên tắc cơ bản để dưỡng vị trong Đông y là “phù chính khu tà” (làm mạnh chính khí để loại bỏ tà khí). Món ăn bài thuốc cần có tác dụng dưỡng âm, sinh tân, bổ dưỡng cho dạ dày, đồng thời bổ dưỡng khí huyết giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Chè hạt sen nấm tuyết có tác dụng dưỡng âm.
2. Món ăn bài thuốc dưỡng vị mùa thu
2.1. Cháo hạt sen – táo đỏ
Công dụng: Cháo hạt sen – táo đỏ có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, an thần và cải thiện giấc ngủ. Hạt sen giúp an thần, kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, chậm tiêu, trong khi táo đỏ có công dụng bổ tỳ vị, ích khí, dưỡng huyết, sinh tân, chỉ khát.
Ngoài ra, món cháo này còn có tác dụng cầm tiêu chảy do tỳ, vị hư.
Nguyên liệu: 50g hạt sen tươi (hoặc 30g hạt sen khô),10 quả táo đỏ khô, 100g gạo tẻ, 20g đường phèn (tùy chọn).
Cách nấu: Rửa sạch hạt sen và táo đỏ, ngâm nước ấm trong 30 phút nếu sử dụng hạt sen khô. Gạo tẻ rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 30 phút. Cho hạt sen và gạo vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước và đun sôi. Khi cháo bắt đầu nhừ, cho táo đỏ vào nấu chung, giảm lửa nhỏ và tiếp tục đun đến khi cháo mềm. Nêm đường phèn (nếu dùng) cho vị ngọt thanh. Múc ra tô và dùng nóng.
Video đang HOT
Chè long nhãn hạt sen có tác dụng dưỡng vị, an thần.
2.2. Canh củ sen – đậu xanh
Công dụng: Canh củ sen – đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, làm mát tỳ vị và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể vào thời điểm giao mùa giữa mùa hè và mùa thu. Củ sen có tính bình, bổ dưỡng phần âm, trong khi đậu xanh giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
Nguyên liệu: 200g củ sen tươi, 100g đậu xanh, 1 lít nước lọc, muối, hành lá.
Cách nấu: Củ sen gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng. Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước khoảng 2 giờ để mềm. Cho củ sen và đậu xanh vào nồi, thêm 1 lít nước, đun sôi. Giảm lửa và nấu đến khi đậu xanh mềm nhừ, nêm muối vừa ăn. Thêm hành lá để tăng hương vị và màu sắc. Dùng canh nóng hoặc nguội đều thích hợp.
2.3. Chè long nhãn – hạt sen
Công dụng:Long nhãn là cùi nhãn phơi khô. Món chè này không chỉ bổ dưỡng mà còn có tác dụng dưỡng vị, bổ thận, an thần, rất phù hợp để dùng vào bữa ăn tối giúp ngủ ngon.
Nguyên liệu: 50g hạt sen, 100g long nhãn khô, 20g đường phèn.
Cách nấu: Hạt sen tươi rửa sạch, nếu dùng hạt sen khô thì ngâm nước ấm khoảng 30 phút trước khi nấu. Long nhãn rửa qua nước. Cho hạt sen vào nồi, đun sôi với khoảng 600ml nước. Khi hạt sen đã mềm, thêm long nhãn và đường phèn vào, nấu thêm khoảng 5 – 10 phút. Tắt bếp, để nguội rồi thưởng thức.
Súp bí đỏ đậu phộng bổ tỳ vị và dưỡng âm.
2.4. Súp bí đỏ – đậu phộng
Công dụng: Súp bí đỏ có tính bình, bổ tỳ vị và dưỡng âm, giúp cơ thể khỏe mạnh và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đậu phộng cung cấp dinh dưỡng, giúp làm ấm cơ thể trong những ngày thu sắp sang đông se lạnh.
Nguyên liệu: 300g bí đỏ, 50g đậu phộng, 500ml nước dùng rau củ, muối, tiêu, hành ngò.
Cách nấu: Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Đậu phộng ngâm nước 30 phút. Đun bí đỏ và đậu phộng trong nước dùng rau củ cho đến khi mềm. Xay nhuyễn hỗn hợp, nêm muối tiêu vừa ăn. Thêm hành ngò để tăng hương vị.
2.5. Chè hạt sen – nấm tuyết
Công dụng: Chè hạt sen và nấm tuyết có tác dụng dưỡng âm, giúp bồi bổ hệ tiêu hóa và hỗ trợ giấc ngủ.
Nguyên liệu: 50g hạt sen, 20g nấm tuyết, 20g đường phèn.
Cách nấu: Hạt sen ngâm nước ấm, nấu chín mềm. Nấm tuyết ngâm nước cho nở, cắt nhỏ. Nấu hạt sen với nấm tuyết và đường phèn trong khoảng 15 phút. Dùng nóng hoặc nguội tùy thích.
Việc sử dụng các món ăn bài thuốc dưỡng vị vào mùa thu không chỉ giúp cân bằng chức năng tiêu hóa mà còn hỗ trợ cơ thể chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ khí hậu thay đổi.
Các món ăn từ hạt sen, củ sen, táo đỏ, nấm tuyết là những lựa chọn tuyệt vời để dưỡng vị, bồi bổ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa thường gặp vào mùa thu.
Việc lựa chọn thực phẩm đúng cách kết hợp với phương pháp nấu ăn phù hợp sẽ giúp bạn và gia đình có một mùa thu khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ung thư đại tràng phát triển ở ruột già (đại tràng) hoặc trực tràng. Hiện nay ung thư đại tràng chiếm tỉ lệ khá cao trong các loại bệnh ung thư.
Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, tuy nhiên những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh ở giới trẻ.
1. Nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng
Nguyên nhân chính gây bệnh ung thư đại tràng chưa xác định được, tuy nhiên người ta nhận thấy có nhiều yếu tố nguy cơ trong đó có thể kể đến là:
Người bệnh bị thừa cân, béo phì, không kiểm soát được cân nặng. Trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Người không hoặc ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Người bệnh có chế độ ăn uống thiếu khoa học như thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, các thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại,...
Người hút thuốc lá hoặc uống bia rượu thường xuyên cũng có nguy cơ mắc ung thư đại tràng và một số loại ung thư khác cao hơn bình thường.
Người bệnh có độ tuổi lớn hơn 50.
Người bệnh có tiền sử bị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
Người có người thân trong gia đình với tiền sử bị ung thư đại tràng, trực tràng hoặc các hội chứng như đa polyp tính chất gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch.
Ở giai đoạn sớm, ung thư đại tràng hầu như không có triệu chứng.
2. Dấu hiệu ung thư đại tràng
Các dấu hiệu của ung thư đại tràng tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện. Ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng.
Rối loạn lưu thông ruột: Đây là dấu hiệu sớm, báo động ung thư nhưng hay bị bỏ qua. Sớm nhất có thể chỉ là những thay đổi thói quen đại tiện, thay đổi giờ giấc đi ngoài, số lần đi ngoài từ vài lần đến hàng chục lần trong ngày. Bệnh nhân có khi bị táo bón, bị đi ngoài phân lỏng, hoặc xen kẽ cả táo bón và đi ngoài phân lỏng.
Đi đại tiện nhầy có máu: Là triệu chứng hay gặp nhất của ung thư đại trực tràng. Đây là triệu chứng quan trọng, báo hiệu ung thư trực tràng. Bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu đỏ tươi, hoặc lờ mờ máu cá, từng đợt hoặc kéo dài. Dấu hiệu đi ngoài ra máu có thể nhầm sang bệnh lỵ hoặc viêm đại trực tràng, trĩ.
Đau vùng hạ vị, buồn đi ngoài, cảm giác đi ngoài không hết phân... là những dấu hiệu hay gặp.
Hội chứng đại tiện lỏng hay gặp ung thư đại tràng phải trong khi hội chứng táo bón tắc ruột gặp ở đại tràng trái.
Thay đổi khuôn phân: Phân đi đại tiện thay đổi nhão, hoặc có những rãnh, những vết trên khuôn phân được tạo ra do khối u ở trực tràng.
Những biến chứng của u như bán tắc, tắc ruột, thủng u gây viêm phúc mạc.
Không ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng.
3. Bệnh ung thư đại tràng có lây không?
Ung thư nói chung và ung thư đại tràng hoàn toàn không lây nhiễm tuy vậy, người có người thân trong gia đình với tiền sử bị ung thư đại tràng,... dễ mắc ung thư đại tràng hơn.
4. Cách phòng ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam và trên thế giới, việc tầm soát và phát hiện sớm có vai trò vô cùng quan trọng giúp điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh từ đó giảm gánh nặng về tâm lý, kinh tế, và xã hội.
Vì vậy, nên nội soi đại tràng định kỳ 3-5 năm/lần đối với người không có yếu tố nguy cơ, 6 tháng - 1 năm/ lần đối với người có yếu tố nguy cơ (> 50 tuổi, tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đại tràng mạn tính, có yếu tố di truyền trong gia đình). Cần đi khám ngay khi có các triệu chứng của bệnh.
Người có yếu tố di truyền trong gia đình nên đi khám sớm từ năm 20 tuổi. Ngoài ra, duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Chất thải tích tụ chính là nguyên nhân hình thành polyp, lâu ngày phát triển thành các tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp đào thải chất thải ra bên ngoài, làm giảm đi 40% nguy cơ bị polyp đại tràng.
Không ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.
Không lạm dụng bia rượu, các loại nước uống chứa cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Thuốc lá được biết đến như là những "sát thủ" của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi. Tuy nhiên, gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.
Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
5. Cách điều trị ung thư đại tràng
Điều trị ung thư đại tràng hiện nay là điều trị đa mô thức, kết hợp nhiều phương pháp như: phẫu thuật, hóa chất, điều trị đích, xạ trị... Tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, giai đoạn phát hiện bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Trong đó phẫu thuật vẫn là phương pháp chủ yếu, ngoài việc cắt bỏ đoạn đại tràng có ung thư, các bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét hạch để đảm bảo lấy bỏ toàn bộ tổ chức ung thư. Có thể thực hiện phẫu thuật theo hai cách: phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở.
Ngày nay, với những ưu điểm vượt trội như ít đau sau mổ, sẹo mổ nhỏ, hồi phục nhanh sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện mà vẫn đạt được hiệu quả tương đương, phẫu thuật nội soi cắt đại tràng đang dần thay thế cho kỹ thuật mổ mở truyền thống.
Hiện nay, với những tổn thương đại tràng như polyp, ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm, thì can thiệp qua nội soi đại tràng nhằm cắt polyp, cắt dưới niêm mạc - ESD là một trong những phương pháp được lựa chọn, bệnh nhân sẽ tránh được một ca phẫu thuật lớn và kết quả đem lại rất khả quan, gần như khỏi bệnh hoàn toàn.
Nguyên nhân nào gây ra polyp đại tràng? Polyp đại tràng là những khối u, giống như những vết sưng nhỏ, hình thành ở lớp lót bên trong của đại tràng hoặc trực tràng. Bình thường polyp vô hại nhưng một số loại có thể biến thành ung thư sau nhiều năm. Polyp đại tràng là phổ biến và nhiều polyp là vô hại. Nhưng một số loại có thể phát...