5 mối nguy khi bà bầu nghiện giày cao gót
Việc Diễm Hương chọn giày siêu cao gót khi đang mang bầu 6 tháng sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ.
Ngay cả các bác sĩ cũng luôn nhắc nhở bà bầu cần tránh xa giày cao gót bởi nó có thể gây ra một số rủi ro cho cả mẹ lẫn bé.
1. Chuột rút
Việc đi giày cao gót sẽ khiến cơ bắp chân bị kéo căng và dễ dẫn đến chuột rút. Việc này có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn đang mang bầu.
2. Đau lưng
Giày cao gót làm thay đổi tư thế đứng, đồng thời xương chậu của bạn bị bẻ cong về phía trước, khiến lưng phải bị cong, mỏi và dễ gây đau đớn..
Với bà bầu, các dây chằng ở lưng và chân được nới lỏng khi mang thai. Việc mang giày cao gót sẽ tạo áp lực trên các khớp xương chậu gây đau nhức dây chằng và vùng xương chậu.
Diễm Hương vô tư diện giày cao gót trên 10cm dù đang mang bầu.
3. Thiếu cân bằng
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bà bầu khiến sức mạnh ở mắt cá chân giảm sút. Việc đứng trên đôi giày cao gót với một đôi chân yếu đồng nghĩa với việc bạn dễ mất thăng bằng và vấp ngã.
4. Đau bắp chân
Giống như lưng, các dây chằng ở mắt cá chân và bắp chân cũng bị nới lỏng trong thời kỳ bầu bí. Đôi giày cao gót sẽ khiến bắp chân bị nhức vì kéo căng quá mức.
Video đang HOT
5. Chân sưng phù
Với các bà bầu, việc trữ nước gây sưng phù ở chân, mắt cá chân là rất dễ xảy ra. Việc đi giày chật, giày cao gót sẽ càng khiến tình trạng nặng nề. Nếu cố xỏ chân vào những đôi giày cao, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và sưng phù bàn chân.
Thời kỳ bầu bí, Linh Nga cũng thường đi dự sự kiện với giày cao gót.
Cách để đi giày cao gót an toàn
Việc mang giày cao gót khi mang thai không hề được khuyến khích, tuy nhiên, trong một số sự kiện quan trọng, bạn có thể xỏ một đôi giày cao nếu đáp ứng những lời khuyên sau.
- Bạn có thể thể đi giày thấp vừa phải trong quý đầu của thai kỳ, khi mà nội tiết tố chưa có nhiều thay đổi, cơ bắp chưa có cảm giác kéo căng.
- Nến chọn giày không quá cao và đảm bảo nó phải chắc chắn.- Nên chọn giày rộng vừa phải, tránh chật, bó đôi chân
- Tuyệt đối tránh giày mũi nhọn, giày gót nhọn hay giày độn mũi. Giày gót càng bé càng gây nhiều nguy cơ vì nó khó có khả năng duy trì độ cân bằng của cơ thể.
- Nếu phải đi giày cao gót trong buổi tiệc, hãy cố gắng dành thời gian cho đôi chân nghỉ một chút và sau đó mới tiếp tục đi lại giày.
- Với nhu cầu sử dụng hàng ngày, hãy tuyệt đối tránh giày cao gót và thay bằng đế bằng.
- Ngay cả khi đi đôi giày bệt bạn vẫn thấy chân mệt mỏi, hãy dành thời gian mát xa, chăm sóc đôi chân.
Theo Khampha
6 rắc rối bạn có thể gặp khi tập thể dục, thể thao
Tập thể dục không có sự hướng dẫn của chuyên gia nên không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh như: đau mỏi cơ, chuột rút, cảm thấy kiệt sức...
Các môn thể thao đều rất có lợi cho sức khỏe cũng như giúp chị em giữ được vóc dáng gọn gàng, cân đối. Tuy nhiên, nhiều người tập mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia nên không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh như: đau mỏi cơ, chuột rút, cảm thấy kiệt sức...
Dưới đây là một số rắc rối chị em thường gặp trong lúc tập dục, thể thao.
Bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy đầu óc quay cuồng hoặc chóng mặt trong quá trình tập thì đó có thể là do sự sụt giảm tạm thời lưu lượng máu đến não. Có rất nhiều nguyên nhân: do cơ thể bị mất nước hoặc tăng thông khí, do cố gắng quá sức, dị ứng, do cơ thể vốn có bệnh tật, do độ cao, hoặc do bệnh lý tiềm ẩn như nhịp tim bất thường...
Ngoài ra, nếu bạn đang tập thể dục ở mức độ cao và sau đó đột ngột dừng lại, thì việc giảm huyết áp cũng có thể gây ra chóng mặt. Để giảm thiểu nguy cơ, hãy uống đủ nước, tuyệt đối tránh rượu bia và caffeine trước khi tập, nếu mệt quá hãy nghỉ ngơi một lúc, và quan trọng nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ nếu vấn đề vẫn tồn tại.
Ảnh minh họa
Đầu ngực bị tổn thương
Lựa chọn trạng phục tập không phù hợp có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tổn thương đầu ngực và có thể gây chảy máu. Ngay cả vải cotton cũng có thể gây ra tình trạng trên nếu liên tục cọ xát lên da trong lúc tập, và thêm áo thụng có thể gây ra ma sát quá mức. Do đó, bạn hãy chú ý bảo vệ ngực bằng cách mặc áo ngực vừa vặn và phù hợp với mục đích tập cũng như cường độ tập, chọn những chất liệu mềm mạ và thấm hút tốt. Ngoài ra, có thể sử dụng dầu bôi trơn hay miếng dán bảo vệ ngực để ngăn ngừa tổn thương.
Mũi trở nên nhạy cảm và dễ bị dị ứng
Nếu bạn thường xuyên tập thể dục thể thao ngoài trời, hãy chú ý đến điều này: bạn thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, khói, phấn hoa và có thể là vi khuẩn trong không khí, do đó mũi rất có thể bị kích ứng từ môi trường, ví dụ như dị ứng, viêm mũi, viêm xoang mãn tính, hoặc virus. Để xác định nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ và có toa thuốc điều trị phù hợp.
Ảnh minh họa
Đau nhói ở bên phải bụng
Một số người cảm thấy bị đau nhói đột ngột ở bụng bên phải trong lúc tập và cảm thấy lo lắng không biết mình tập có đúng không. Tuy nhiên đây là vấn đề khá phổ biến trong khi tập thể dục thể thao, đặc biệt là vận động viên chạy và bơi lội. Nó thường được gây ra bởi gan, nằm về phía bụng phải, bị xô đẩy một chút và tác động đến dây chằng.
Để ngăn ngừa trường hợp này, hãy làm ấm cơ thể một cách từ từ và tránh các loại thực phẩm có đường trước khi tập, để hạn chế sự mất cân bằng điện giải. Nếu bạn vẫn cảm thấy đau, hãy thử một trong những cách sau:
- Massage khu vực bị đau.
- Duỗi tay phải của bạn càng cao càng tốt.
- Ấn ngón tay sâu xuống phần dưới khung xương sườn bên phải và thở mạnh ra, như thể thổi tắt nến. Điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành.
Bạn bị tiêu chảy hoặc chuột rút
Dạ dày khó chịu khi tập thể dục có thể khiến bạn buộc phải cắt bớt tập luyện hoặc tệ hơn là phải chạy vào nhà WC liên tục. Nguyên nhân có thể là do chuột rút xảy ra trong quá trình tập khiến lưu lượng máu đến ruột giảm đi, hệ thống tiêu hóa làm việc thiếu hiệu quả.
Để tránh chuột rút và tiêu chảy, không ăn hoặc uống nước ngay lập tức trước khi tập thể dục, kể cả đồ uống có chứa carbohydrate và chất điện giải, mà nhiều người cho là đồ uống hoàn hảo cho việc tập luyện. Thay vào đó, hãy ăn một đến hai giờ trước lúc tập, và uống vài ngụm nhỏ nước thường xuyên trong khi tập.
Nếu bạn dễ bị tiêu chảy do một thực phẩm nhất định (không dung nạp lactose, nhạy cảm với gluten), hãy giảm thiểu hoặc tránh ăn chất xơ, đặc biệt là trước khi tập nặng.
Cảm thấy buồn nôn
Buồn nôn khi tập thể dục có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tình trạng của cơ thể lúc đó, do trong người vốn có bệnh, hoặc có thể là một triệu chứng cảnh báo của việc kiệt sức vì nóng. Để tránh điều đó, hãy chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể (ví dụ kiểm tra màu của nước tiểu trong hoặc hơi vàng nhạt là được), hãy đề ra tốc độ cho mình (đừng quá mạnh hoặc quá nhanh), và tránh tập thể dục trong thời gian nóng nhất trong ngày (như giữa trưa năng). Đối với trường hợp khẩn cấp, hãy uống thuốc theo liều được chỉ định.
Theo Mask online
Tập yoga để giảm đau Bạn có thể tập yoga để giảm các chứng đau thông thường như đau đầu, đau do mang giày cao gót, đau ống cổ tay do gõ máy tính... 1. Giảm đầy hơi (H.1) Đứng thẳng, đầu hơi cúi xuống, bước chân phải lên trước khụy gối, chân trái duỗi phía sau. Hai tay chắp lại trước ngực. Hóp bụng, giữ thăng bằng....