5 mẹo giúp tăng tốc độ Internet khi làm việc và học tập ở nhà mùa dịch Covid-19
Đây là 5 mẹo giúp tăng tốc độ Internet được Cơ quan Quản lý Internet của Vương quốc Anh ( Ofcom) gợi ý cho những ai học tập và làm việc ở nhà trong mùa dịch Covid-19.
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng liên tục lên tiếng phàn nàn về chất lượng đường truyền Internet. Nhiều người cho biết, kết nối mạng thường xuyên bị rớt, gặp phải tình trạng tín hiệu chập chờn dù sử dụng Wi-Fi tốc độ cao và cả mạng di động.
Một trong những nguyên nhân khiến kết nối mạng Internet toàn cầu bỗng chậm lại một cách bất thường thời gian gần đây là do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, người dân nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới phải ở nhà vì lệnh phong toả hoặc hạn chế đi lại để tránh lây nhiễm bệnh. Hầu hết mọi người thường chọn cách xem phim, livestream, nghe nhạc trực tuyến,… trong khoảng thời gian này, từ đó dẫn đến việc kết nối Internet bị quá tải.
Trong trường hợp điều này làm ảnh hưởng đến công việc hay chuyện học tập của bạn tại nhà, hãy thử áp dụng một số mẹo tăng tốc độ Internet được Cơ quan Quản lý Internet của Vương quốc Anh (Ofcom) gợi ý sau đây.
Video đang HOT
1. Tắt lò vi sóng: Ofcom cho biết lò vi sóng chính là thủ phạm làm giảm tín hiệu Wi-Fi. Trong thời điểm mà ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà khiến băng thông Internet bị nghẽn, bạn nên tắt lò vi sóng để đảm bảo đường truyền Internet nhanh nhất có thể.
“Đừng dùng lò vi sóng khi bạn thực hiện cuộc gọi video, xem video HD hoặc làm một việc quan trọng qua mạng”, Ofcom cho biết.
2. Đặt bộ định tuyến Wi-Fi đúng vị trí: Việc đặt router Wi-Fi gần các thiết bị có khả năng gây nhiễu sóng như điện thoại, dàn âm thanh, loa máy tính, máy chiếu, TV,… sẽ khiến đường truyền Internet ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
Người dùng nên đặt ở nơi cao, không bị hạn chế bởi góc tường hoặc các thiết bị điện tử khác, không đặt router dưới đất hoặc đặt nhiều thiết bị cùng lúc.
3. Tắt kết nối Wi-Fi trên những thiết bị không dùng đến: Ofcom cho biết: “Càng nhiều thiết bị được kết nối với Wi-Fi, tốc độ Internet sẽ càng thấp.”
“Các thiết bị như máy tính bảng và điện thoại thông minh thường hoạt động ở chế độ nền, vì vậy hãy tắt Wi-Fi trên những thiết bị này khi bạn không sử dụng chúng”, Ofcom cho biết thêm. Điều này vừa giúp tăng tốc Internet khi làm việc và học tập ở nhà, vừa lại tiết kiệm pin đáng kể cho thiết bị di động của bạn
4. Dùng điện thoại bàn hoặc điện thoại “cục gạch” để thực hiện cuộc gọi: Nghe có vẻ khó tin nhưng việc dùng điện thoại bàn hoặc điện thoại “cục gạch” có thể giúp cải thiện đường truyền Internet.
Theo Ofcom, trong thời gian cao điểm bạn không nên gọi video call mà hãy sử dụng điện thoại bàn hoặc điện thoại “cục gạch” – loại không chiếm sóng Wi-Fi, để thực hiện cuộc gọi. Điều này sẽ không làm giảm kết nối Internet trên các thiết bị khác.
5. Sử dụng mạng có dây thay cho không dây: Trong trường hợp bạn đang cần kết nối Internet ổn định để hoàn thành một việc quan trọng, phương án tối ưu nhất là sử dụng cáp dây Ethernet thay cho Wi-Fi. Ngoài ra nên tránh sử dụng các thiết bị kích sóng Wi-Fi vì có thể gây xung đột và nhiễu sóng.
Duy Huỳnh
Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định chuyển đổi số giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường, nhưng theo một cách khác.
Ngày 25/3, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ra chỉ thị kêu gọi cộng đồng công nghệ Việt chung tay thực hiện công cuộc chuyển đổi số, khởi tạo cuộc sống số và tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội.
"Covid-19 đặt ra thách thức lớn khi nhiều hoạt động sẽ bị đình trệ. Nhưng cái gì cũng có hai mặt, thách thức đi liền với cơ hội, có những cơ hội mà chỉ khi thách thức xảy ra mới xuất hiện. Covid-19 giúp chúng ta tư duy lại nhiều thứ", Bộ trưởng chia sẻ. "Dịch Covid-19 lây lan do tiếp xúc. Công nghệ số là không tiếp xúc. Vì vậy, cơ hội lớn nhất lúc này là đẩy nhanh chuyển đổi số, tạo ra các ứng dụng công nghệ số, đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số".
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, đây là cơ hội vì nếu như bình thường, Việt Nam sẽ chuyển đổi số rất chậm.
Dịch Covid-19 khiến nhiều người phải làm việc, giải trí, học tập qua Internet, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
Chỉ thị của Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra 10 nhiệm vụ cần chuyển đổi số gồm: môi trường số phục vụ công việc, hệ thống y tế số cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, hệ thống đào tạo số phục vụ học tập, nội dung số cho nhu cầu giải trí, tiện ích số cho nhu cầu sinh hoạt, nền tảng số cung cấp dịch vụ vận chuyển, các nền tảng thanh toán số, nhà máy thông minh phục vụ sản xuất, các giải pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng, và phát triển cộng đồng hỗ trợ chuyển đổi số Việt Nam.
Để thúc đẩy chuyển đổi số, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét, quyết định nhanh một số chính sách còn đang cân nhắc, như thanh toán không tiền mặt, công nhận và cấp chứng chỉ học trực tuyến, cấm nhập khẩu công nghệ cũ 2G, thúc đẩy sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đầu tư cho Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng...
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng kêu gọi các doanh nghiệp số Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi, xây dựng nền tảng công nghệ số và các giải pháp phục vụ cuộc sống thường ngày của người dân để hình thành cuộc sống số cho người Việt, tập trung phát triển 10 nhiệm vụ đã nêu ra.
Châu An
Mẹo tăng tốc Internet khi làm việc ở nhà Bạn có thể dùng cáp mạng, tắt lò vi sóng hoặc ngắt kết nối từ các thiết bị không dùng để tăng tốc độ mạng trong nhà. Một trong những vấn đề người dùng lo lắng nhất khi làm việc tại nhà là tốc độ đường truyền Internet. Có thể đường truyền bị chậm do có nhiều người sử dụng cùng lúc, cũng...