5 mẫu smartwatch giá rẻ cho trẻ em
Với các mẫu smartwatch trong danh sách này, phụ huynh có thể lựa chọn cho con của mình sản phẩm phù hợp về giá thành lẫn nhu cầu sử dụng.
Trên thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều thương hiệu đồng hồ thông minh (smartwatch) dành cho trẻ em. Giá thành các sản phẩm này dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.
Ngoài chức năng chính là nghe, gọi và định vị, các mẫu sản phẩm này cũng có thêm nhiều tính năng khác như cuộc gọi khẩn cấp, tạo vùng an toàn, chỉ cho phép liên lạc với các số trong danh bạ nhằm hỗ trợ bảo vệ người dùng nhỏ tuổi.
Tùy nhu cầu của mình các bậc phụ huynh có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Dưới đây là 5 mẫu smartwatch dành cho trẻ em được Zing lựa chọn với các tiêu chí như giá thành hợp lý, thiết kế, tính năng, dung lượng pin.
Ama Watch Q12
330.000 đồng
. Lý do lựa chọn: Mẫu smartwatch có thiết kế cổ điển với mặt vuông, được làm bằng nhựa giúp hạn chế tình trạng rơi vỡ.
Ngoài chức năng cơ bản là gọi điện thoại, sản phẩm này cũng cho phép chặn số lạ ngoài danh bạ, nút SOS khẩn cấp khi gặp nguy hiểm.
Bên cạnh đó, đồng hồ còn được trang bị thêm cả thêm tính năng nghe và chụp ảnh từ xa giúp phụ huynh bảo vệ bé tốt hơn.
Mẫu đồng hồ này có thời lượng pin khoảng 2,5 ngày.
Chấm điểm: 3/5
Wonlex GW400S
740.000 đồng
Lý do lựa chọn: Mẫu smartwatch của Wonlex có thiết kế cổ điển với mặt vuông, được làm bằng nhựa giúp hạn chế tình trạng rơi vỡ.
Sản phẩm có 3 màu sắc đen, xanh dương và tím mang lại đa dạng lựa chọn.
Giống như nhiều chiếc đồng hồ định vị GPS cho trẻ em khác, sản phẩm cũng cho phép lắp SIM, nghe gọi và nhắn tin. Thiết bị định vị bằng công nghệ PS/A-GPS, GSM cho phép hiển thị hai chế độ bản đồ định vị dạng 2D và vệ tinh.
Máy có các tính năng xem lại lịch sử hành trình, gửi tin nhắn thoại và hỗ trợ thiết lập vùng an toàn lên tới 2 km, nếu như đồng hồ đi ra ngoài phạm vi này điện thoại của phụ huynh sẽ nhận được cảnh báo.
Mẫu đồng hồ này có thời lượng sử dụng pin khoảng 1-2 ngày.
Chấm điểm: 3,5/5
Video đang HOT
Kiddy 2
1,1 triệu đồng
Giá thành: Dưới 3 triệu đồng, dễ tiếp cận. Thiết kế: Nhỏ gọn, đa dạng màu sắc được người dùng nhỏ tuổi yêu thích. Tính năng: Sản phẩm có ít nhất các tính năng cơ bản như nghe, gọi, định vị giúp các bậc phụ huynh liên lạc, quản lý con nhỏ. Dung lượng pin: Các mẫu đồng hồ này đều có thời lượng pin trên 1 ngày. Lý do lựa chọn: Đây là mẫu smartwatch đa dạng sự lựa chọn với 3 màu đen, xanh dương, hồng.
Kiddy 2 giúp phụ huynh liên hệ và chia sẻ bất cứ lúc nào thông qua các tính năng nghe gọi 2 chiều như điện thoại, tin nhắn miễn phí, định vị.
Mẫu đồng hồ này có thời lượng sử dụng pin khoảng 2 ngày.
Chấm điểm: 3,5/5
Myalo KS72C
1,5 triệu đồng
Lý do lựa chọn: Máy có thiết kế mặt vuông cùng các màu sắc cơ bản như đen, hồng và xanh dương với mức giá 1,5 triệu đồng sở hữu khá nhiều tính năng nổi bật.
Điện thoại của phụ huynh sẽ nhận được thông báo nếu như trẻ tháo đồng hồ khỏi tay và nếu nhấn nút gọi khẩn cấp SOS sản phẩm sẽ gửi tới vị trí của bé cùng 15 giây ghi âm môi trường xung quanh.
Smartwatch này cũng được hỗ trợ SIM cho phép nghe gọi, nhắn tin ngay trên đồng hồ và chỉ cho phép các số đã lưu trong danh bạ liên lạc.
Dung lượng pin của sản phẩm là 480 mAh cho thời gian sử dụng khoảng 1-2 ngày.
Chấm điểm: 3,5/5
Huawei Watch Kids 4 Pro
2,9 triệu đồng
Lý do lựa chọn: Được giới thiệu vào đầu năm 2022, Huawei Watch Kids 4 Pro có 2 màu sắc là xanh và hồng cùng thiết kế đẹp mắt.
Mẫu đồng hồ này cũng cho phép thực hiện các cuộc gọi qua video với camera 5 mp, giữ liên lạc ổn định khi gọi qua LTE hoặc gửi tin nhắn SMS.
Cũng tương tự các mẫu smartwatch khác, Huawei Watch Kids 4 Pro tích hợp định vị GPS giúp xác định vị trí và nút SOS khẩn cấp. Khi nhấn nút SOS, đồng hồ sẽ tự động gọi tới phụ huynh đồng thời gửi kèm ảnh chụp vị trí hiện tại.
Mẫu đồng hồ này có thời lượng sử dụng pin khoảng 1-2 ngày.
Chấm điểm: 4/5
Máy xách tay vắng bóng trước ngày iPhone 14 ra mắt
Không còn quảng cáo rầm rộ, giá bán cũng về mức tiệm cận so với iPhone chính hãng, hàng xách tay đang dần hụt hơi tại thị trường Việt Nam.
"Cách đây vài năm tôi lựa chọn mua iPhone xách tay, nhưng từ 2020 tôi chuyển sang mua hàng chính hãng", anh Thanh Bình, chủ một cửa hàng bán quần áo tại TP.HCM, chia sẻ.
Giai đoạn trước năm 2020, người dùng Việt mua iPhone xách tay như anh Bình hay kỳ công hơn là sang các thị trường nước ngoài để xếp hàng mua máy không phải là chuyện hiếm gặp.
Một thời "làm mưa làm gió"
Khi đó iPhone xách tay là dòng sản phẩm phổ biến tại thị trường Việt Nam. Mỗi khi Apple ra mắt sản phẩm mới, dân buôn iPhone sẽ bay sang các nước có Apple Store như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản... để xách hàng về bán lại cho người dùng trong nước.
Không chỉ riêng dân buôn săn hàng, mà vào thời điểm đó, không ít người dùng Việt Nam lựa chọn máy xách tay vì thời gian chờ đợi ngắn hơn 2-3 tháng so với thời điểm hàng chính hãng ra mắt.
Thông thường, chỉ cần Apple mở bán iPhone thì ngay trong ngày hôm đó hoặc muộn hơn 1-2 ngày, người dùng Việt đã có thể trên tay các dòng máy mới thông qua các cửa hàng kinh doanh máy xách tay.
Trước năm 2020, người Việt sẵn sàng xếp hàng xuyên đêm để xách tay iPhone về nước bán lại, thu về lợi nhuận 5-6 triệu/máy. Ảnh: Lê Trọng.
Mức giá của các mẫu iPhone về sớm khi đó không hề rẻ. Những chiếc iPhone đầu tiên về Việt Nam sẽ có mức giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba so với giá bán iPhone chính hãng nhưng vẫn luôn cháy hàng trong những ngày đầu.
Thị trường iPhone xách tay Việt Nam thời điểm đó sôi động với các mẫu máy phổ biến như J/A (Nhật Bản), LL/A (Mỹ), ZP/A (Hong Kong, Trung Quốc). Sau khi qua đợt mở bán, các dòng iPhone xách tay vẫn luôn hút người dùng so với hàng chính hãng bởi mức giá rẻ.
Có những thời điểm iPhone xách tay được đăng bán tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều người dùng lẻ và dân buôn đổ đi nước ngoài xách iPhone về bán để thu lợi nhuận.
"Hồi còn là du học sinh Nhật, mỗi lần về nước mình lại nhận xách tay các dòng iPhone để kiếm thêm, cũng được một khoản kha khá bù tiền vé máy bay", anh Nhật Đức, hiện làm việc tại Nhật Bản, cho biết.
Khác với anh Đức, những thương gia chuyên xách tay iPhone lại xem việc đi xếp hàng để mua iPhone ngay ngày đầu mở bán là một chuyến du lịch ra tiền.
"Mỗi năm iPhone ra mắt mình đều nhận xách tay về. Chi phí của chuyến đi này cũng tùy vào mỗi người, mỗi máy xách tay thì sẽ lãi được tầm 5-6 triệu đồng", anh Trung Hải, một người đã có hơn 5 năm kinh nghiệm xách tay iPhone về bán tại Việt Nam, chia sẻ.
"Cửa hàng tôi ngày trước mỗi ngày bán ít nhất cũng hơn 20 chiếc iPhone xách tay các loại, thu về cả trăm triệu đồng", chị Hiền Nguyễn, chủ một cửa hàng iPhone xách tay tại Cầu Giấy, chia sẻ.
Mất dần chỗ đứng
Theo thống kê từ các hệ thống bán lẻ, lượng iPhone xách tay về nước kể từ năm 2020 đến nay giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ bằng 10% so với những năm trước đó.
Trước đó, lượng iPhone xách tay bán ra theo thống kê của những chuỗi này luôn đạt tỉ lệ 1:1 so với hàng chính hãng. Tuy nhiên từ thời điểm iPhone 13 series ra mắt, thị trường máy xách tay được dân buôn ghi nhận là "rất ảm đạm", hàng về nhỏ giọt.
Thậm chí, giá bán iPhone 13 series xách tay còn liên tục tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng, vượt qua cả mức giá đại lý chính hãng nhận đặt trước.
Thay vì sang các cửa hàng nước ngoài xếp hàng chờ mua iPhone, người dùng Việt Nam đã chuyển sang chọn sản phẩm chính hãng VN/A. Ảnh: Lê Trọng.
Bên cạnh đó, chính sách bảo hành của Apple tại Việt Nam cũng góp phần vào sự suy tàn của thị trường iPhone xách tay. Tất cả sản phẩm chính hãng mở bán từ tháng 10/2021 trở đi tại Việt Nam khi bảo hành đều phải cung cấp hóa đơn VAT.
Hãng cũng sẽ kiểm tra hóa đơn từng máy một. Thậm chí, với nhiều trường hợp bảo hành người dùng cần cung cấp cả giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, hộ chiếu để xác thực thông tin.
Vì vậy, nếu chọn mua sản phẩm Apple từ các thương gia bán lẻ hoặc hàng xách tay, người dùng có thể sẽ không nhận được hóa đơn VAT. Việc này dẫn đến khả năng cao người dùng sẽ không nhận được chế độ bảo hành chính hãng của Apple.
Không chỉ vậy, trước đó Nghị định 98 có hiệu lực vào tháng 10/2020 cũng khiến thị trường iPhone xách tay gặp khó khăn.
Theo quy định mới, các hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu phải chịu mức phạt 500.000 đồng đến 50 triệu đồng tùy theo giá trị của từng loại hàng. Đối với tổ chức vi phạm, mức phạt có thể tăng gấp đôi.
Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo hoặc hóa đơn chứng từ không hợp pháp cũng nằm trong diện bị xử phạt. Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng iPhone xách tay tại Hà Nội, từ ngày Nghị định 98 có hiệu lực, cửa hàng này không còn dám công khai bán iPhone xách tay. Máy thay vì đem bày thì phải để ở kho riêng.
iPhone chính hãng chiếm ưu thế
Cũng kể từ năm 2020, thị trường Việt Nam tiếp nhận thêm nhiều đại lý Apple Authorised Reseller (AAR) mới, tiền thân là những chuỗi cửa hàng xách tay như ShopDunk, Di Động Việt, Minh Tuấn Mobile.
Bên cạnh đó, các chuỗi cửa hàng mono đạt tiêu chuẩn khắt khe của "Táo khuyết" như TopZone (được phát triển bởi Thế Giới Di Động), Fstudio (FPT Shop) hay ShopDunk cũng xuất hiện để phục vụ nhu cầu của người dùng trong nước.
"Hiện tại, Apple xếp thị trường Việt Nam ở level 3, trong khi Singapore ở level 1. Vì thế, các sản phẩm Apple thường mở bán sau và nguồn hàng không được ưu tiên. Tôi nghĩ rằng sự đầu tư nghiêm túc vào chuỗi TopZone sẽ góp phần giúp thị trường Việt Nam thăng hạng. Tôi cũng hy vọng Việt Nam sớm mở Apple Store", ông Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động, chia sẻ với báo chí.
"Vào lúc iPhone 12 series được bán ra, người dùng phải đợi đến 26/11/2020 để mua máy chính hãng. Trong khi đó, iPhone 13 series được mở bán sau thị trường quốc tế đúng một tháng", ông Phạm Tuấn Anh, đại diện hệ thống ShopDunk, cho biết.
Nhiều người dùng chọn mua iPhone 13 chính hãng vì có giá rẻ hơn hàng xách tay. Ảnh: Xuân Sang.
Theo anh Phùng Đông, chủ một cửa hàng iPhone xách tay tại Hà Nội, ngày trước mức giá iPhone xách tay rẻ hơn hàng chính hãng 4-5 triệu đồng, hiện tại mức giá chênh lệch chỉ còn dưới 1 triệu đồng nên người dùng trong nước cũng không còn quá mặn mà.
"Sức mua các mẫu iPhone xách tay bây giờ cũng giảm mạnh, đa phần người dùng sẽ chọn mua chính hãng để nhận được ưu đãi và bảo hành tốt hơn. Cửa hàng của tôi giờ cũng bán cả sản phẩm VN/A để đáp ứng nhu cầu của khách hàng", anh này nhận định thêm.
Chia sẻ với Zing, một đại diện giấu tên của chuỗi cửa hàng AAR, tiền thân từng bán hàng bán iPhone xách tay cho biết nguồn hàng không chính ngạch trên thị trường Việt Nam trước nay khá đa dạng.
Hàng xách tay thường tới từ các nước như Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Nga... với đủ chủng loại từ hàng mới nguyên niêm phong (seal), hàng hộp bóc làm lại seal, kích hoạt online tới các mẫu tân trang và kể cả hàng lock. Đặc biệt, giá dòng máy xách tay có thể biến động cả chục triệu đồng chỉ trong một ngày.
Điểm hạn chế khi bán ra loại hàng này chính là việc chất lượng máy không được kiểm soát. Lượng lớn mẫu iPhone xách tay được bán ở dạng không có hóa đơn gốc từ Apple nên cửa hàng sẽ là bên phải chịu trách nhiệm bảo hành khi có sự cố.
"Khi đã trở thành AAR hoặc APR (Apple Premium Reseller) các cửa hàng luôn nằm trong quy hoạch hàng hóa, lượng hàng được phân bổ theo kế hoạch. Bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa đều được nâng cao, đảm bảo tiêu chuẩn và bảo hành từ Apple", vị này chia sẻ thêm.
Chế độ nguồn điện thấp giúp tiết kiệm pin nhưng lại 'gây hại' cho iPhone! Người dùng iPhone thường bật tính năng này để kéo dài thời lượng sử dụng pin. iPhone 13 chưa hết hấp dẫn, càng thu hút hơn khi có cách để săn với một cú bật nắp Cảnh báo lỗ hổng bảo mật giúp tin tặc kiểm soát hoàn toàn iPhone, iPad và MacBook. Nếu iPhone của bạn bị vào nước, hãy làm ngay...