5 lý do F-35 định hình không chiến tương lai
Tính năng tàng hình ưu việt, hệ thống bảo trì tự động hay khả năng chia sẻ dữ liệu thời gian thực là những cách mà F-35 đang định hình tác chiến tương lai.
Tính năng tàng hình ưu việt: Với thiết kế khí động học độc đáo, F-35 có thể vô hình trước radar đối phương. Ngoài ra, F-35 còn được trang bị tính năng giảm thiểu tối đa mức độ khí thải từ động cơ giúp nó lẩn trốn các hệ thống trinh sát ảnh nhiệt. Ảnh:Lockheed Martin Bên cạnh đó, hệ thống nhắm mục tiêu quang – điện (EOTS) thế hệ mới được thiết kế làm tăng khả năng nhận dạng mục tiêu mà không ảnh hưởng đến tính năng tàng hình. Lockheed Martin đã tích hợp EOTS vào thân máy bay làm cho radar đối phương không thể phát hiện. Tuy nhiên, tính năng tàng hình của F-35 được cho là chưa đạt kỳ vọng. Ảnh: Lockheed Martin Khả năng chia sẻ dữ liệu thời gian thực: Chia sẻ là quan tâm, trong sự kết nối của thế giới ngày nay, nó được xem là điều cần thiết khi nói đến thông tin trong chiến đấu. F-35 có khả năng chia sẻ những thông tin thu được từ cảm biến cho các máy bay xung quanh trong thời gian thực. Ảnh: Lockheed Martin Ngoài ra, Lockheed Martin đang hợp tác với Northrop Grumman phát triển hệ thống liên kết dữ liệu đa chức năng tiên tiến (MADL) cho phép chia sẻ dữ liệu an toàn giữa F-35 với các chiến đấu cơ khác mà không lo ngại bị đối phương đánh chặn hay gây nhiễu thông tin. Ảnh: F35.com Hệ thống bảo trì tự động: F-35 không chỉ được sản xuất cho quân đội Mỹ mà còn cho các đồng minh, do đó việc xây dựng hồ sơ bảo dưỡng và chia sẻ giữa các phi công là rất quan trọng. Nhà sản xuất trang bị cho F-35 hệ thống Thông tin Bảo trì tự động (ALIS) có khả năng phân tích một lượng lớn dữ liệu để phát hiện các bất thường đối với máy bay. Ảnh: Lockheed Martin ALIS có khả năng cập nhật tình trạng máy bay trong suốt hành trình cho hệ thống bảo trì trên mặt đất, qua đó giúp phát hiện sớm các vấn đề, đẩy nhanh tốc độ bảo trì và phòng ngừa rủi ro. Ảnh: Ainonline Mũ bảo hiểm tích hợp tiên tiến DAS: Hệ thống này cung cấp hình ảnh thời gian thực cho phi công từ 6 camera hồng ngoại gắn trên thân F-35. DAS giúp phi công nâng cao khả năng nhận thức tình huống, giảm khối lượng công việc, tăng hiệu suất chiến đấu. Ảnh: Lockheed Martin 3 phiên bản trong một thiết kế: F-35 được chế tạo với 3 phiên bản khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng biệt cho không quân, hải quân và thủy quân lục chiến. Về cơ bản, thiết kế khí động học của 3 phiên bản tương tự nhau, nhưng có vài khác biệt theo yêu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Lockheed Martin F-35A được thiết kế cho Không quân Mỹ với khả năng không chiến và tấn công mặt đất ưu việt. Ảnh: Không quân Mỹ F-35B được thiết kế cho Thủy quân lục chiến. Đây là phiên bản độc đáo nhất trong gia đình F-35. Máy bay có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng để hoạt động trên boong tàu đổ bộ tấn công. Ảnh: Arms Expo F-35C dành cho Hải quân Mỹ. Máy bay được cải tiến một số vấn đề nhằm phù hợp với hoạt động trên tàu sân bay như cánh gập, móc đuôi. Ảnh: Defencenews
Theo Quốc Việt (Zing)
Kế hoạch triển khai F-35 trong chiến tranh tương lai của Mỹ
Các quan chức Lầu Năm Góc lần đầu lên kế hoạch chi tiết về hướng triển khai các chiến đấu cơ tàng hình F-35 trong kịch bản chiến tranh giả định tương lai.
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ. Ảnh: Defense One
Video đang HOT
Trong bản báo cáo có tựa đề "Duy trì lợi thế Liên quân trong không chiến tiêm kích thế hệ 5" mới công bố, thiếu tướng Jeff Harrigian, giám đốc Phòng Tích hợp F-35 của không quân Mỹ, vạch rõ phương thức sử dụng chiến đấu cơ F-35 trong trường hợp xảy ra chiến tranh vào năm 2026, theo Defense One.
Theo kịch bản được vạch ra trong bản báo cáo, khi chiến tranh nổ ra, đối phương sẽ tìm cách gây nhiễu radar và sóng radio để làm tê liệt các chiến đấu cơ Mỹ. Trong trường hợp đó, chỉ có các máy bay tàng hình như tiêm kích F-22, F-35 và oanh tạc cơ B-2 và B-21 đủ khả năng xâm nhập và tấn công các mục tiêu được bảo vệ bởi các hệ thống tên lửa đất phòng không di động của đối phương.
"Nếu chúng ta sử dụng tiêm kích thế hệ 4 như F-15, F-16 ở mặt trận Thái Bình Dương, chúng sẽ bị tiêu diệt. Do vậy, cần sử dụng chiến đấu cơ có khả năng hủy diệt và sống sót cao như tiêm kích F-35", tướng Harrigian khẳng định.
Thay vì bố trí tập trung ở siêu căn cứ, chiến đấu cơ F-35 cần được phân tán quanh Thái Bình Dương theo từng tốp nhỏ trên các đường băng dân sự và quân sự, một số nằm cách chiến trường hơn 1600 km. Chiến thuật này giúp phi đội F-35 không bị tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đối phương phá hủy trong đòn tấn công hủy diệt chớp nhoáng vào căn cứ.
"Trong những ngày đầu của cuộc chiến, F-35 trở về căn cứ và phát hiện ra rằng đường băng đã bị hư hại nặng sau các đợt tấn công bằng tên lửa của đối phương. Những chiếc F-35 đó phải chuyển sang sân bay dân sự. Vào thời điểm này, F-22 và F-35 sẽ không cần tới nhân viên kiểm soát không lưu bởi hệ thống máy tính công nghệ cao sẽ dẫn đường cho chúng tới đường băng, ngay cả trong thời tiết xấu", Harrigian viết trong báo cáo.
Một hệ thống radar phòng không của Trung Quốc. Ảnh: APL
Trong khi đó, các chiến đấu cơ cũ hơn như tiêm kích F-15, F-16, vốn dễ bị radar đối phương phát hiện, cần phải hiện diện ở khoảng cách xa hơn, nằm ngoài tầm bắn của các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa của địch.
Theo Harrigian, ngoài việc thay đổi cách bố trí chiến đấu cơ, Lầu Năm Góc còn phải thay đổi cách thức triển khai chúng để giành chiến thắng trong chiến tranh tương lai.
Các tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 cần phải được sử dụng thường xuyên hơn các máy bay thông thường khác. Các chiến đấu cơ tối tân này sẽ tiếp nhận thông tin mục tiêu từ trung tâm chỉ huy thông qua máy tính công nghệ cao và gói liên kết dữ liệu khi tiếp cận chiến trường. Việc kết nối giữa chiến đấu cơ cũ và mới cũng cần phải được cải thiện.
Bên cạnh đó, không quân Mỹ cần xuất kích nhanh hơn với ít trang bị và nhân lực hơn từ các căn cứ tại nước Mỹ do đối phương có thể di chuyển lực lượng trên chiến trường.
Ngoài ra, các chiến đấu cơ thế hệ 5 cũng cần thu thập và truyền tải dữ liệu về trung tâm chỉ huy và máy bay khác, cũng như đưa vào mạng liên kết dữ liệu "đám mây" nhanh chóng hơn.
Chiến đấu cơ thế hệ 5 là các máy bay được trang bị công nghệ tàng hình, máy tính công nghệ cao và các thiết bị cảm biến giúp nó đóng vai trò là trung tâm đầu não trên chiến trường, thu thập, chia sẻ thông tin tình báo và dữ liệu mục tiêu cho các máy bay khác.
"Mọi người đều cảm thấy an tâm hơn khi tiêm kích thế hệ 5 như F-22 hoặc F-35 hiện diện trên chiến trường", Harrigian nhấn mạnh.
Bản báo cáo không nêu đích danh Trung Quốc là kẻ thù trong cuộc chiến tranh này, mà chỉ đề cập đến kịch bản cuộc chiến diễn ra ở "một khu vực trọng yếu tại nước ngoài", trong đó đề cập chi tiết đến việc tiêm kích F-35 cần chuyển hướng sang một căn cứ ở Australia.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Defense One cho rằng chỉ có Trung Quốc và Nga mới sở hữu chiến đấu cơ thế hệ 5 và các hệ thống phòng thủ tối tân cần tới sự can thiệp của tiêm kích F-35. Nga bị loại trừ trong kịch bản này, do nằm ở xa khu vực mặt trận Thái Bình Dương mà báo cáo đề cập.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Hé lộ cách Mỹ dùng chiến đấu cơ F-35 nếu chiến tranh với Trung Quốc Giới chức không quân Mỹ vừa lần đầu tiên công bố kế hoạch sử dụng các chiến đấu cơ tàng hình như F-35 trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Thiếu tướng Jeff Harrigian và Đại tá Max Marosko của không quân Mỹ mới đây đã phác thảo ra chiến lược triển khai máy bay F-35 mà Mỹ định sử...