5 lý do đáng ngạc nhiên bạn nên ngủ trưa

Theo dõi VGT trên

Giữa những bộn bề công việc hằng ngày, có thể khó có thời gian để trẻ hóa và phục hồi cơ thể, nhưng chỉ vài phút ngủ trưa thì có lẽ là trong tầm tay của bạn.

Ngủ trưa giúp bạn nâng cấp sức khỏe tổng thể và năng suất của mình.

Chợp mắt một chút có thể tăng cường năng lượng, khả năng sáng tạosức khỏe tim mạch của bạn, theo hãng tin CNN (Mỹ).

Sau đây là 5 lý do tại sao bạn nên cố gắng chợp mắt một chút vào buổi trưa:

Đa số mọi người đều thiếu ngủ

Covid-19 còn khiến nhiều người đang phải vật lộn với “chứng mất ngủ do hậu Covid-19″, dẫn đến không thể chìm vào giấc ngủ hoặc không có được giấc ngủ chất lượng vào ban đêm.

5 lý do đáng ngạc nhiên bạn nên ngủ trưa - Hình 1

5 lý do đáng ngạc nhiên bạn nên ngủ trưa. Ảnh SHUTTERSTOCK

Trong hoàn cảnh này thì giấc ngủ trưa càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Giáo sư William Anthony, từ Đại học Boston (Mỹ), qua nghiên cứu cho biết, đa số mọi người ngủ ít hơn bình thường 1 giờ, chính vì vậy ông nỗ lực giúp mọi người nhận thức những lợi ích tuyệt vời của giấc ngủ trưa.

Giấc ngủ trưa có thể “sạc pin” cho não của bạn

Một nghiên cứu do NASA tài trợ, được thực hiện trên các phi hành gia, đã phát hiện ra rằng giấc ngủ trưa cải thiện hiệu suất làm việc của bộ nhớ.

Chợp mắt có thể giúp bạn tỉnh táo hơn – có thể kéo dài nhiều giờ sau. Một giấc ngủ ngắn cũng có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Bạn sẽ giảm được gần một nửa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ

Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí về tim Heart, theo dõi hơn 3.400 người trong độ tuổ.i từ 35 đến 75 trong hơn 5 năm, đã phát hiện ra rằng: Những người thỉnh thoảng chợp mắt 1 – 2 lần một tuần, trong 5 – 60 phút, đã giảm 48% nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc suy tim, so với người không ngủ trưa, theo CNN.

5 lý do đáng ngạc nhiên bạn nên ngủ trưa - Hình 2

Bạn sẽ giảm được gần một nửa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nó thậm chí có thể giúp bạn lấy lại vóc dáng

Video đang HOT

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy phụ nữ càng thiếu ngủ càng thèm ăn.

Ngủ kém có thể dẫn đến ăn quá nhiều vì ngủ không đủ giấc sẽ kích thích cảm giác đói và ngăn chặn các tín hiệu hoóc môn truyền đạt cảm giác no.

Ngủ trưa còn có thể cải thiện chất lượng tổng thể của giấc ngủ ban đêm.

Và thúc đẩy sự sáng tạo của bạn

Nghiên cứu cho thấy phần não bên phải có thể được kích thích khi ngủ trưa. Đây là vùng não liên quan nhiều nhất đến các nhiệm vụ sáng tạo, như hình dung và tư duy.

Một nghiên cứu năm 2020 trên 2.214 người từ 60 tuổ.i trở lên, cho thấy những người ngủ trưa từ 5 phút đến 2 giờ, có phần não bên phải hoạt động nhiều hơn, và họ nhạy bén hơn những người không ngủ trưa.

Ngủ trưa có nhiều lợi ích tuyệt vời như vậy. Từ mai hãy chợp mắt vài phút bạn nhé! Theo CNN.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19

Bên cạnh việc mất ngủ, khó thở, hụt hơi, trầm cảm..., rất nhiều bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 lại bị tổn thương phổi nặng nề, thậm chí có người 2 lá phổi trắng xóa, tiên lượng sống dè dặt.

Nỗi ám ảnh mang tên hậu Covid-19

Trước khi nhiễm Covid-19, chú Sanh cũng giống như một số người có tâm lý chủ quan, nghĩ đã tiêm vaccine đầy đủ, khi nhiễm bệnh sẽ nhẹ nhàng lướt qua. Tuy nhiên, sau khi nhiễm bệnh, từ việc điều trị khỏi Covid-19 cho đến những di chứng mà nó để lại khiến chú Sanh rơi vào tình trạng "hoảng loạn", không thể tự thở được, phải nhờ sự trợ giúp của oxy.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 1

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 2

Chú Sanh phải mất một thời gian dài để điều trị những di chứng do hậu Covid-19 để lại

"Chú không nghĩ mình nặng vậy đâu, con Covid-19 này nó khủng khiếp quá, nó làm chú khó thở, mệt, phổi thì xơ cả rồi...", chú Sanh vừa nói, vừa thở hổn hển.

Theo BS.CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh - Trưởng khoa Hô hấp, BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM cho biết hiện tại, khoa Hô hấp đang tiếp nhận, điều trị nội trú cho khoảng 20 bệnh nhân nặng, hầu hết đã từng mắc Covid-19. Riêng số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú về những di chứng hậu Covid-19 cũng rất nhiều.

"Theo các nghiên cứu có khoảng 80% bệnh nhân từng bị Covid-19 nặng có triệu chứng hậu Covid-19 như mệt mỏi, hụt hơi, giảm khả năng gắng sức, giảm oxy má.u khi vận động, rụng tóc, trầm cảm... Tỷ lệ hậu Covid-19 ít hơn ở những người đã từng bị Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ, trung bình. Việc đi khám hậu Covid-19 sẽ giúp người bệnh kiểm tra xem có giảm oxy, tăng phản ứng đường thở sau Covid-19, viêm phổi, xơ phổi hay tắc nghẽn đường thở hay không..., từ đó giúp phát hiện bệnh và điều trị kịp thời", BS. Hạnh chia sẻ.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 3

BS. CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh cùng phân tích X-quang phổi của bệnh nhân hậu Covid-19 cùng bác sĩ Ngọc Thảo

Theo BS. Hạnh, thường những ca đến khoa Hô hấp để điều trị nội trú thì đã trải qua quá trình điều trị Covid-19 nặng, chuyển từ các bệnh viện khác về sau khi đã xét nghiệm âm tính với Covid-19. Nhiều trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu phải thở oxy dòng cao hỗ trợ, chụp X-quang thì phát hiện tổn thương phổi nặng, có người 2 lá phổi trắng xóa, hầu như sự sống không còn.

"Có ca nằm ở bệnh viện 6-7 tháng, chạy ECMO, khai khí quản, thở oxy kéo dài, viêm phổi, nhiễ.m trùn.g nặng. Có trường hợp khoa tiếp nhận từ một bệnh viện khác, chú đó đã nằm bệnh viện khác 6 tháng rồi nhưng không thể tự thở được, khi được điều trị ở khoa, các bác sĩ chăm sóc tích cực, theo dõi sát, kết hợp tập vật lý trị liệu, tập thở, dần dần cai được oxy, rút được khai khí quản sau 1 tháng để xuất viện về nhà.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 4

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 5

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 6

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 7

Nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 nặng, phải thở oxy, nằm viện một thời gian dài để điều trị về mặt hô hấp, viêm loét

Ngoài vấn đề sức khỏe thì tâm lý của bệnh nhân rất quan trọng, đặc biệt là những người đã trải qua quá trình mắc Covid-19 nặng, ám ảnh giữa sống - chế.t khiến tâm lý rất nặng nề, rơi vào trầm cảm thậm chí bị loạn thần. Có những bệnh nhân khi đến bệnh viện, họ không chịu vào phòng bệnh dù đang thở rất mệt, kiên quyết ngồi ngoài hành lang không hợp tác với bác sĩ vì họ sợ vào phòng sẽ ở 1 mình, không được gặp người thân, không có người thân bên cạnh, sợ chế.t sẽ không được về nhà...

Để cứu chữa cho bệnh nhân nặng, ngoài việc chăm sóc y tế tốt, cần phải thấu hiểu người bệnh, giúp họ dần dần lạc quan, cải thiện sức khỏe để có thể quay trở lại cuộc sống thường ngày. Việc này đòi hỏi phải có sự đồng hành của rất nhiều chuyên khoa, y bác sĩ, nhân viên y tế với nhau. Dù mệt mỏi, áp lực nhưng chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân của mình khỏe mạnh, được xuất viện về với gia đình, hòa nhập lại cuộc sống bình thường đó là niềm vui lớn nhất của những người làm nghề y", BS. Đoàn Lê Minh Hạnh nói.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 8

BS.CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh - Trưởng khoa Hô hấp, BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM

Kỳ tích!

Đó là cách BS.CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh nói về câu chuyện giành lại sự sống của chú Ngô Phước Tài (SN 1963) sau khi nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh vô cùng nặng, tiên lượng nguy kịch.

Theo BS. Hạnh, sau khi nhiễm Covid-19, hai lá phổi của chú Tài trắng xóa, chỉ còn một chút xíu đen để thở khi toàn bộ hai lá phổi đều viêm nhiễm, chứa dịch.

"Lúc nhìn kết quả chụp X-quang của bệnh nhân, các y bác sĩ chỉ biết lắc đầu khi tiên lượng rất dè dặt, gần như mình nghĩ bệnh nhân sẽ không qua khỏi.

Ngoài việc phổi trắng xóa không thể trao đổi oxy, bắt buộc phải can thiệp thở oxy lưu lượng cao, chú Tài còn bị nhiễ.m trùn.g nặng, nhiễm nấm, tiểu đường khó kiểm soát..., nên việc điều trị cũng rất khó khăn. Nhưng kỳ tích đã xuất hiện", BS. Hạnh hồ hởi nói.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 9

Sau một tháng điều trị tại khoa Hô hấp, chú Tài đã hồi phục ngoạn mục để được xuất viện, quay về với gia đình

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 10

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 11

Hai lá phổi của chú Tài ban đầu trắng xóa, sau khi được điều trị đã dần dần cải thiện...

Sau khi tiến hành can thiệp dùng máy thở, theo dõi sát sao các chỉ số SpO2, xét nghiệm má.u để điều chỉnh cũng như điều trị kháng nấm, nhiễ.m trùn.g, kháng viêm, kháng đông..., 1 tháng sau, kỳ tích đã xuất hiện. Bệnh nhân đã có thể cai được máy thở, tự thở khí trời, các vết viêm loét, nhiễ.m trùn.g cũng được điều trị thành công, X-quang kiểm tra cải thiện rõ.

"Đây là ca bệnh điều trị rất ngoạn mục khi mà chú Tài chỉ nằm một chỗ, không ngồi dậy được, phổi thì trắng xóa..., ban đầu các y bác sĩ đều nghĩ không thể nào cứu sống được, nhìn X-quang thì hai lá phổi không còn gì để thở. Nhưng rồi mọi sự nỗ lực của các y bác sĩ trong khoa cũng như sự cố gắng của bệnh nhân đã được đền đáp, bệnh nhân hồi phục và xuất viện", BS. Đoàn Lê Minh Hạnh chia sẻ.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 12

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 13

Các bài tập sức khỏe, đán.h giá tình trạng của chú Tài được nhân viên y tế khoa Hô hấp thực hiện

Ngoài chú Tài, theo BS. Hạnh có rất nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 bị tổn thương phổi nặng, nguy kịch đã được cứu sống. Bên cạnh chăm sóc và điều trị nội khoa tối ưu, môi trường bệnh viện cần thông thoáng, không gian mở, có đầy đủ các chuyên khoa vật lý trị liệu, tâm lý, tâm thể, theo dõi bệnh nhân tận tình của bác sĩ, người nhà đã phần nào giúp bệnh nhân vượt qua được ải tử thần.

Nằm trên giường bệnh, bà Tính (75 tuổ.i, ngụ Nhà Bè) rưng rưng nước mắt khi sau gần 2 tháng điều trị tại BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, sức khỏe bà đã tốt hơn, sắp được xuất viện về nhà.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 14

Bà Tính ngoài khó thở, vì nằm viện lâu khiến cơ thể bà viêm loét

"Bà nhiễm Covid-19 hôm 6/1, xét nghiệm âm tính thì chuyển về đây tiếp tục điều trị. Trước bà tưởng không qua khỏi, thở không nổi, giờ thì đỡ rồi, không còn mệt nhiều nữa, vết loét cũng ổn", bà Tính nói.

Theo BS. Hạnh, ban đầu khi tiếp nhận bà Tính, bệnh nhân tụt huyết áp đang dùng vận mạch, lơ mơ, suy hô hấp phải thở oxy lưu lượng cao hỗ trợ. Nhờ có sự chăm sóc tích cực, điều trị hiệu quả, đồng thời động viên của gia đình, các y bác sĩ, bà đã lách qua khe cửa hẹp để tiếp tục sự sống.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 15

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 16

Ông Phạm Văn Đo (76 tuổ.i) tuy bị cụt một tay nhưng ròng rã suốt 2 tháng, chú luôn túc trực, chăm sóc bà Tính một cách chu đáo. Tình cảm đẹp của đôi vợ chồng già khiến rất nhiều y bác sĩ, bệnh nhân tại khoa Hô hấp nể phục. Hiện tại sức khỏe của bà Tính đã tiến triển tốt, có thể được xuất viện trong thời gian sớm...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa
19:48:00 29/09/2024
Ung thư đại trực tràng: Bệnh theo miệng mà vào
19:02:28 29/09/2024
Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer
12:21:15 30/09/2024
B.é gá.i 3 ngày tuổ.i đã bị teo thực quản
08:12:26 29/09/2024
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử từ chứng đau đầu dai dẳng
15:07:57 29/09/2024
Suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ?
10:56:24 30/09/2024
Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp
17:26:46 30/09/2024
4 điều cha mẹ cần biết về bệnh thủy đậu
11:02:23 30/09/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Những phát ngôn khó "gột rửa" nhất
06:34:25 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Duy Hưng tiết lộ về mối quan hệ với 'nương tử' Thanh Huế trong 'Độc đạo'
05:57:55 01/10/2024
Nữ thần Tân Cương gây bão MXH nhờ nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc "thần tiên có thật"
05:58:35 01/10/2024

Tin mới nhất

Chuyên gia chỉ cách nhận biết, phòng bệnh do não mô cầu

11:04:45 30/09/2024
"Bệnh do não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắ.n ra và dễ gây thành dịch lớn.

Thêm 7 trường hợp mắc sởi tại Hà Nội

11:00:25 30/09/2024
Trước đó, sau khi công bố dịch sởi trên địa bàn, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ vào cuối tháng 8-2024 với mục đích nâng cao miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch sởi.

Hà Nội: Thêm cháu bé 3 tuổ.i ở Sóc Sơn bị chó dại cắn, 18 ổ dịch sốt xuất huyết mới

10:58:27 30/09/2024
Sau đó, chó có biểu hiện ốm (bỏ ăn, nôn) được người nhà cho đi xét nghiệm, kết quả dương tính với virus Dại. Hiện tại, cháu bé đã được tiêm phòng vaccine và huyết thanh phòng Dại, sức khỏe đang bình thường.

Thuố.c trị giun tóc

07:56:19 30/09/2024
Chống chỉ định với người có tiề.n sử quá mẫn cảm với các thành phần của thuố.c. Không sử dụng thuố.c cho người mang thai hay nghi ngờ có thai hoặc cho trẻ dưới 1 tuổ.i.

Biểu hiện điển hình của bệnh quai bị

18:57:39 29/09/2024
Người nhiễm bệnh chạm vào mũi hoặc miệng, sau đó truyền virus sang đồ vật, chẳng hạn tay nắm cửa hoặc bề mặt làm việc; nếu người khác chạm vào đồ vật đó, họ có thể truyền virus vào đường hô hấp

Áp xe não do amip: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

08:09:39 29/09/2024
Áp xe não do amip là bệnh lý do đơn bào Entamoeba histolytica gây ra. Ban đầu khi cơ thể nhiễm amip sẽ xuất hiện những tổn thương đặc trưng là viêm loét niêm mạc dạ dày đại tràng khiến người bệnh bị kiết lỵ.

Bài tập tốt cho người đa ối khi mang thai

08:07:19 29/09/2024
Phụ nữ bị đa ối thường phải đối mặt với tình trạng phù nề chân tay do lượng nước ối quá nhiều gây áp lực lên các mạch má.u. Các bài tập thể dục giúp kích thích tuần hoàn má.u, giảm tình trạng phù nề và hỗ trợ cơ thể thải độc tốt hơn.

Chế độ ăn uống cho người bị viêm đại tràng

08:04:12 29/09/2024
Những người bị viêm đại tràng được khuyến cáo nên tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và uống nhiều nước. Điều này nhằm tránh mất nước và đảm bảo người bệnh nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Tại sao uống trà và ăn bánh quy lại có hại cho sức khỏe?

08:01:54 29/09/2024
Dầu cọ, một thành phần phổ biến trong nhiều loại thực phẩm chế biến, bao gồm cả bánh quy, có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nó có thể góp phần gây mất cân bằng lipid, viêm và kháng insulin.

Có nguy cơ di truyền bệnh nguy hiểm này, hãy uống trà

07:59:28 29/09/2024
Kết quả cho thấy những người tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống giàu flavonoid nhất có nguy cơ mắc nhóm bệnh mất trí nhớ, sa sút trí tuệ thấp hơn trung bình 30% so với những người tiêu thụ ít nhất.

Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học

17:50:30 28/09/2024
Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa.

Lặn sâu 14m bắt cá ở vùng biển Trường Sa, 3 ngư dân bị giảm áp

10:19:26 28/09/2024
3 ngư dân bị giảm áp khi lặn ở độ sâu 14m để đán.h bắt cá tại vùng biển Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), được đưa vào đảo Sinh Tồn Đông cấp cứu.

Có thể bạn quan tâm

Những địa điểm 'hoàng hôn không chạm tới' trên thế giới

Du lịch

08:21:37 01/10/2024
Ở một số vị trí địa lý cụ thể, những nơi gần với cực trái đất dường như mặt trời không bao giờ lặn. Canada, Thụy Điển hay Na Uy... là những điểm đến như thế.

Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17

Tin nổi bật

08:18:31 01/10/2024
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Người đẹp ăn chay trường đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Trái đất 2024

Sao việt

08:08:20 01/10/2024
Top 10 Miss Earth Vietnam 2023 Cao Ngọc Bích sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Trái đất lần thứ 24 ở Philippines.

Bị cáo Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên nhiều tài sản để bán lấy tiề.n khắc phục hậu quả cho trái chủ

Pháp luật

07:56:54 01/10/2024
Theo hồ sơ, CQĐT đã kê biên 18% cổ phần tại Vietcombank Bonday Bến Thành. Số cổ phần này do Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Công ty cổ phần dịch vụ thương mại TP Hồ Chí Minh (Setra) nắm giữ.

Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy

Sao âu mỹ

07:49:36 01/10/2024
Tiểu thư danh giá của tập đoàn Hilton - Paris Hilton nhận được chú ý của dư luận khi những bức ảnh của cô tại bữa tiệc trắng do ông trùm Diddy tổ chức nhiều năm trước bất ngờ được đào lại .

Hồ Ngọc Hà: "Tôi và Đức Trí khắc khẩu ở phòng thu, ra sân khấu ngọt ngào"

Nhạc việt

07:34:03 01/10/2024
Trước thềm live concert Có đôi lần , Hồ Ngọc Hà chia sẻ cảm xúc tại buổi tập luyện để chuẩn bị cho màn song ca với nhạc sĩ Đức Trí.

Sao Hàn 1/10: Lisa bị gọi là 'nữ hoàng hát nhép', V BTS đẹp trai nhất thế giới

Sao châu á

07:29:16 01/10/2024
V BTS đã giành được danh hiệu danh giá Người đàn ông đẹp trai nhất thế giới năm 2024 . Lisa bị chỉ trích vì hát nhép ca khúc về bạn trai tỷ phú

Hoa sữa về trong gió - Tập 23: Linh bị sếp đì khắp nơi để bênh tình nhân

Phim việt

07:09:51 01/10/2024
Ở công ty, Hoàn bị trưởng phòng cảnh cáo vì có hành vi mờ ám. Các đồng nghiệp đều biết chuyện cô ta cặp kè với giám đốc chi nhánh.

Sai lầm của người mẹ đậ.p nát điện thoại khi phát hiện con xem nội dung xấu

Netizen

07:06:56 01/10/2024
Công nghệ phát triển, mạng xã hội có sức lan tỏa rộng rãi, tr.ẻ e.m rất dễ tiếp cận những hình ảnh, video có nội dung không phù hợp với lứa tuổ.i.

Bùng drama: 3 nhân vật vạc.h mặ.t nhau trên MXH được mời đến cùng 1 show

Tv show

06:33:15 01/10/2024
Cuộc chạm trán giữa Vitden và bộ đôi song sinh Chéc - Cộ khiến khán giả của Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố hóng từng phút.

Khi nấu thịt bò với khoai tây, hãy ghi nhớ 4 điểm mấu chốt thì thịt bò sẽ giòn, ngon và có màu đỏ đẹp

Ẩm thực

06:08:59 01/10/2024
Chỉ cần ghi nhớ 4 điểm mấu chốt này bạn sẽ có món ăn thơm ngon về hương vị, đẹp mắt về màu sắc cho bữa cơm gia đình.